Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Trung Quốc “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tìm cách lách các mức thuế cao do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt, bằng cách vận chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba nhằm che giấu nguồn gốc thực sự.
Trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Xiaohongshu, hàng loạt quảng cáo dịch vụ “rửa nguồn gốc” đang nở rộ, mời gọi doanh nghiệp đưa hàng qua các quốc gia láng giềng như Malaysia, nơi hàng hóa sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới trước khi được gửi sang Mỹ.
Một quảng cáo viết: “Mỹ áp thuế cao với hàng Trung Quốc? Trung chuyển qua Malaysia để biến thành hàng Đông Nam Á!”. Thậm chí, nhiều dịch vụ còn khẳng định có thể thay đổi bao bì, nhãn mác và cung cấp giấy tờ phù hợp để đảm bảo thông quan dễ dàng vào Mỹ.
Hành động này nhằm né tránh các mức thuế mới, lên tới 145%, được Tổng thống Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc – một động thái có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước này mất quyền tiếp cận một trong những thị trường quan trọng nhất thế giới.
Tại Hàn Quốc, cơ quan hải quan nước này cho biết đã phát hiện lượng hàng trị giá gần 21 triệu USD với xuất xứ giả trong quý I/2025, chủ yếu từ Trung Quốc và nhắm đến thị trường Mỹ.
Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cũng kêu gọi siết chặt kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và hàng hóa, để ngăn ngừa việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ giả. Thái Lan cũng có hành động tương tự để bảo vệ uy tín thương mại quốc gia.
Một số công ty logistics Trung Quốc cho biết họ vẫn có thể vận chuyển hàng đến cảng Klang (Malaysia), sau đó thay đổi bao bì và nhãn mác, thậm chí kết nối với các nhà máy địa phương để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới. Mức phí cho dịch vụ này có thể thấp đến 0,7 USD/kg hàng hóa.
Đại diện một công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Đông Hoản (Trung Quốc) tiết lộ rằng nhiều hiệp hội ngành nghề trong nước đã giới thiệu họ đến các đối tác trung gian, những bên chuyên cung cấp “giải pháp vùng xám” cho vấn đề thuế. “Chúng tôi chỉ cần giao hàng đến cảng ở Trung Quốc. Sau đó họ lo tất cả”, người này nói.
Một hình thức phổ biến khác là kê khai sai giá trị hàng hóa – pha trộn mặt hàng có giá cao với các sản phẩm rẻ hơn để hạ thấp mức thuế phải nộp.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ thay bao bì, thay nhãn mác mà không có thay đổi thực chất, vi phạm luật và có thể bị cơ quan hải quan Mỹ thu giữ.
Một lãnh đạo cấp cao của công ty bán hàng trực tuyến lớn tại Mỹ cho biết đã phát hiện các lô hàng có dấu hiệu thay đổi nguồn gốc, và lo ngại rằng nhà cung cấp Trung Quốc có thể khai báo giá trị hàng hóa sai để trốn thuế. “Điều đó đặt niềm tin vào phía Trung Quốc ở mức rất rủi ro”, người này cảnh báo.
Phản hồi thông tin trên, Bộ Thương mại Malaysia khẳng định sẽ điều tra nếu có căn cứ và “kiên quyết xử lý mọi hành vi gian lận thương mại, bao gồm kê khai sai nguồn gốc hàng hóa”.
Việc “rửa” nguồn gốc không chỉ làm gia tăng rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp liên quan, mà còn có thể gây tổn hại đến hình ảnh quốc gia, khiến Mỹ và các đối tác thương mại tăng cường kiểm soát với toàn bộ khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á hiện đang nổi lên là trung tâm sản xuất trọng điểm của châu lục.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể, hiện tượng này được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp và gia tăng trong thời gian tới.
doanhnghiephoinhap.vn

Trung Quốc “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ.
Trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Xiaohongshu, hàng loạt quảng cáo dịch vụ “rửa nguồn gốc” đang nở rộ, mời gọi doanh nghiệp đưa hàng qua các quốc gia láng giềng như Malaysia, nơi hàng hóa sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới trước khi được gửi sang Mỹ.
Một quảng cáo viết: “Mỹ áp thuế cao với hàng Trung Quốc? Trung chuyển qua Malaysia để biến thành hàng Đông Nam Á!”. Thậm chí, nhiều dịch vụ còn khẳng định có thể thay đổi bao bì, nhãn mác và cung cấp giấy tờ phù hợp để đảm bảo thông quan dễ dàng vào Mỹ.
Hành động này nhằm né tránh các mức thuế mới, lên tới 145%, được Tổng thống Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc – một động thái có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước này mất quyền tiếp cận một trong những thị trường quan trọng nhất thế giới.
Các nước láng giềng cảnh giác
Việc tăng cường sử dụng hình thức “rửa” nguồn gốc đang khiến nhiều nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại trở thành điểm trung chuyển bất hợp pháp cho hàng hóa thực chất đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Tại Hàn Quốc, cơ quan hải quan nước này cho biết đã phát hiện lượng hàng trị giá gần 21 triệu USD với xuất xứ giả trong quý I/2025, chủ yếu từ Trung Quốc và nhắm đến thị trường Mỹ.
Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cũng kêu gọi siết chặt kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và hàng hóa, để ngăn ngừa việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ giả. Thái Lan cũng có hành động tương tự để bảo vệ uy tín thương mại quốc gia.
Một số công ty logistics Trung Quốc cho biết họ vẫn có thể vận chuyển hàng đến cảng Klang (Malaysia), sau đó thay đổi bao bì và nhãn mác, thậm chí kết nối với các nhà máy địa phương để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới. Mức phí cho dịch vụ này có thể thấp đến 0,7 USD/kg hàng hóa.
Đại diện một công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Đông Hoản (Trung Quốc) tiết lộ rằng nhiều hiệp hội ngành nghề trong nước đã giới thiệu họ đến các đối tác trung gian, những bên chuyên cung cấp “giải pháp vùng xám” cho vấn đề thuế. “Chúng tôi chỉ cần giao hàng đến cảng ở Trung Quốc. Sau đó họ lo tất cả”, người này nói.
Một hình thức phổ biến khác là kê khai sai giá trị hàng hóa – pha trộn mặt hàng có giá cao với các sản phẩm rẻ hơn để hạ thấp mức thuế phải nộp.
Mỹ và các đối tác siết chặt kiểm soát
Các quy định thương mại của Mỹ yêu cầu hàng hóa phải trải qua quá trình “chuyển đổi đáng kể” tại nước thứ ba – thường là sản xuất hoặc gia công có giá trị gia tăng rõ rệt – thì mới được công nhận là có xuất xứ từ nước đó.Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ thay bao bì, thay nhãn mác mà không có thay đổi thực chất, vi phạm luật và có thể bị cơ quan hải quan Mỹ thu giữ.
Một lãnh đạo cấp cao của công ty bán hàng trực tuyến lớn tại Mỹ cho biết đã phát hiện các lô hàng có dấu hiệu thay đổi nguồn gốc, và lo ngại rằng nhà cung cấp Trung Quốc có thể khai báo giá trị hàng hóa sai để trốn thuế. “Điều đó đặt niềm tin vào phía Trung Quốc ở mức rất rủi ro”, người này cảnh báo.
Phản hồi thông tin trên, Bộ Thương mại Malaysia khẳng định sẽ điều tra nếu có căn cứ và “kiên quyết xử lý mọi hành vi gian lận thương mại, bao gồm kê khai sai nguồn gốc hàng hóa”.
Việc “rửa” nguồn gốc không chỉ làm gia tăng rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp liên quan, mà còn có thể gây tổn hại đến hình ảnh quốc gia, khiến Mỹ và các đối tác thương mại tăng cường kiểm soát với toàn bộ khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á hiện đang nổi lên là trung tâm sản xuất trọng điểm của châu lục.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể, hiện tượng này được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp và gia tăng trong thời gian tới.

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ
Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
