Don Jong Un
Địt xong chạy

Những năm gần đây, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển theo chiều hướng tích cực, thu được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của mỗi nước, cũng như sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động to lớn, quá trình tự do hoá thương mại gặp phải những thách thức chưa từng có, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt – Trung sẽ ra sao, và làm cách nào để tiếp tục thúc đẩy đà phát triển của mối quan hệ này? Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) để làm rõ vấn đề trên.
Đánh giá về tình hình hợp tác hiện nay giữa hai nước, chuyên gia Lê Xuân Sang cho biết: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Thương mại hàng hóa giữa 2 nước cũng tăng trưởng khá cao và ổn định, nhất là từ khi Đại dịch COVID-19 bùng phát (2020) đến nay.
TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới
Có thể nói là nông sản, nhất là nông sản nhiệt đới là một thế mạnh của Việt Nam, có tiềm năng tăng trưởng lớn trong thương mại giữa hai nước. Dưới sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai bên, ngày càng nhiều các loại nông sản Việt Nam chất lượng cao được xuất sang Trung Quốc. Trung Quốc hiện là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Những trái vải, trái sầu riêng và một số trái cây đặc sản nhiệt đới của Việt Nam giờ đã có thể tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới và có nhiều tương đồng nhất về gu và văn hóa ẩm thực.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đơn cử trong năm 2024, Trung Quốc đăng ký đầu tư 4,7 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí thứ 3 trong số các nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam.
“Điểm sáng đáng chú ý là chất lượng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã dần được cải thiện. Trước đây, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ thấp, thâm dụng lao động (như dệt may, da giày), trong đó có một số dự án gây tác động đến môi trường, thì nay đã dịch chuyển đáng kể sang lĩnh vực công nghệ cao hơn với mức lương cao hơn, hay ngành công nghiệp xanh, ít phát thải hơn, đặc biệt là một số dự án năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp hiện đại. Có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với quy mô quốc tế đã triển khai các dự án lớn, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm và chuyển giao công nghệ…,” TS. Lê Xuân Sang đánh giá.
Vị chuyên gia chỉ rõ, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ góp phần duy trì sự ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, việc các công ty Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng giúp tăng năng lực sản xuất, chuẩn giao công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp ổn định thu nhập, đời sống người lao động.
Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với vai trò lớn nhất của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa các thành viên, là động lực quan trọng thúc đẩy và duy trì thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là khi thương mại trong khu vực châu Á gặp khó khăn, bất ổn định từ khi Đại dịch COVID-19 diễn ra đến nay.
“Trong bối cảnh chiến tranh thương mại quốc tế giữa Mỹ và nhiều nước như hiện nay, vai trò của việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư nói chung và giữa hai nước sẽ càng trở nên có ý nghĩa,” chuyên gia Việt Nam khẳng định.
Liên quan đến việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai, TS. Lê Xuân Sang cho rằng cần chú trọng những lĩnh vực tương đối mới, đáp ứng chiến lược quốc gia của hai nước, đó là phát triển mạnh mẽ hơn các ngành kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, kinh tế số để giảm mạnh phát thải các-bon… Đặc biệt, cần đẩy mạnh hợp tác trong nâng cấp công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất và sự thịnh vượng của hai nước.
Theo vị chuyên gia, chuyến thăm vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình là điều kiện để hai nước tăng cường hợp tác đôi bên cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, công nghệ và đổi mới sáng tạo, môi trường và văn hóa, tiếp tục củng cố lòng tin giữa hai bên... Điều này phù hợp với lợi ích chung, đóng góp cho sự phát triển của mỗi nước, mang lại lợi ích cho hai nước và nhân dân hai nước. Trong bối cảnh đó, hợp tác kinh tế và thương mại sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, thực chất hơn, các doanh nghiệp hai phía có thể yên tâm khai thác cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng nhiều bất ổn như hiện nay.
“Điều tôi kỳ vọng nhiều nhất là hai nước đẩy mạnh hợp tác về chiều sâu và ổn định, chú trọng hỗ trợ mạnh mẽ, liên tục trong việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển giao nhiều hơn công nghệ tiên tiến; thúc đẩy chuyển đổi số, trao đổi thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế văn hóa, sáng tạo,” TS. Lê Xuân Sang nói.
Chuyên gia Việt Nam cũng kiến nghị, cần hợp tác chặt chẽ hơn trong thúc đẩy đầu tư sang nhau nhiều hơn vào các ngành mới mang tính chiến lược, quan trọng như đã nêu, trong khi chú trọng đúng mức hiệu quả của từng dự án, đảm bảo chất lượng môi trường, chuyển giao công nghệ phù hợp, nhất là công nghệ cao, qua đó nâng cao thu nhập, việc làm…
“Chính sách thương mại cần hướng tới minh bạch hơn, có tính tiên liệu cao để doanh nghiệp, thương nhân hai nước chủ động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau kể cả chính ngạch và biên mậu. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại quốc tế leo thang và bất định, Việt Nam – Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, với sự tin tưởng ngày càng được củng cố và bền chặt. Tôi mong rằng, trong bối cảnh mới, với quyết tâm chính trị cao hơn, với nhiều yếu tố thời thế, ý nguyện hai dân tộc cùng phát triển, cùng thịnh vượng sẽ ngày càng đi vào hiện thực một cách vững bền,” TS. Lê Xuân Sang bày tỏ
Đánh giá về tình hình hợp tác hiện nay giữa hai nước, chuyên gia Lê Xuân Sang cho biết: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Thương mại hàng hóa giữa 2 nước cũng tăng trưởng khá cao và ổn định, nhất là từ khi Đại dịch COVID-19 bùng phát (2020) đến nay.

Có thể nói là nông sản, nhất là nông sản nhiệt đới là một thế mạnh của Việt Nam, có tiềm năng tăng trưởng lớn trong thương mại giữa hai nước. Dưới sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai bên, ngày càng nhiều các loại nông sản Việt Nam chất lượng cao được xuất sang Trung Quốc. Trung Quốc hiện là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Những trái vải, trái sầu riêng và một số trái cây đặc sản nhiệt đới của Việt Nam giờ đã có thể tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới và có nhiều tương đồng nhất về gu và văn hóa ẩm thực.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đơn cử trong năm 2024, Trung Quốc đăng ký đầu tư 4,7 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí thứ 3 trong số các nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam.
“Điểm sáng đáng chú ý là chất lượng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã dần được cải thiện. Trước đây, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ thấp, thâm dụng lao động (như dệt may, da giày), trong đó có một số dự án gây tác động đến môi trường, thì nay đã dịch chuyển đáng kể sang lĩnh vực công nghệ cao hơn với mức lương cao hơn, hay ngành công nghiệp xanh, ít phát thải hơn, đặc biệt là một số dự án năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp hiện đại. Có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với quy mô quốc tế đã triển khai các dự án lớn, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm và chuyển giao công nghệ…,” TS. Lê Xuân Sang đánh giá.
Vị chuyên gia chỉ rõ, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ góp phần duy trì sự ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, việc các công ty Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng giúp tăng năng lực sản xuất, chuẩn giao công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp ổn định thu nhập, đời sống người lao động.
Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với vai trò lớn nhất của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa các thành viên, là động lực quan trọng thúc đẩy và duy trì thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là khi thương mại trong khu vực châu Á gặp khó khăn, bất ổn định từ khi Đại dịch COVID-19 diễn ra đến nay.
“Trong bối cảnh chiến tranh thương mại quốc tế giữa Mỹ và nhiều nước như hiện nay, vai trò của việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư nói chung và giữa hai nước sẽ càng trở nên có ý nghĩa,” chuyên gia Việt Nam khẳng định.
Liên quan đến việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai, TS. Lê Xuân Sang cho rằng cần chú trọng những lĩnh vực tương đối mới, đáp ứng chiến lược quốc gia của hai nước, đó là phát triển mạnh mẽ hơn các ngành kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, kinh tế số để giảm mạnh phát thải các-bon… Đặc biệt, cần đẩy mạnh hợp tác trong nâng cấp công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo để hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất và sự thịnh vượng của hai nước.
Theo vị chuyên gia, chuyến thăm vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình là điều kiện để hai nước tăng cường hợp tác đôi bên cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, công nghệ và đổi mới sáng tạo, môi trường và văn hóa, tiếp tục củng cố lòng tin giữa hai bên... Điều này phù hợp với lợi ích chung, đóng góp cho sự phát triển của mỗi nước, mang lại lợi ích cho hai nước và nhân dân hai nước. Trong bối cảnh đó, hợp tác kinh tế và thương mại sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, thực chất hơn, các doanh nghiệp hai phía có thể yên tâm khai thác cơ hội kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng nhiều bất ổn như hiện nay.
“Điều tôi kỳ vọng nhiều nhất là hai nước đẩy mạnh hợp tác về chiều sâu và ổn định, chú trọng hỗ trợ mạnh mẽ, liên tục trong việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển giao nhiều hơn công nghệ tiên tiến; thúc đẩy chuyển đổi số, trao đổi thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế văn hóa, sáng tạo,” TS. Lê Xuân Sang nói.
Chuyên gia Việt Nam cũng kiến nghị, cần hợp tác chặt chẽ hơn trong thúc đẩy đầu tư sang nhau nhiều hơn vào các ngành mới mang tính chiến lược, quan trọng như đã nêu, trong khi chú trọng đúng mức hiệu quả của từng dự án, đảm bảo chất lượng môi trường, chuyển giao công nghệ phù hợp, nhất là công nghệ cao, qua đó nâng cao thu nhập, việc làm…
“Chính sách thương mại cần hướng tới minh bạch hơn, có tính tiên liệu cao để doanh nghiệp, thương nhân hai nước chủ động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau kể cả chính ngạch và biên mậu. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại quốc tế leo thang và bất định, Việt Nam – Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, với sự tin tưởng ngày càng được củng cố và bền chặt. Tôi mong rằng, trong bối cảnh mới, với quyết tâm chính trị cao hơn, với nhiều yếu tố thời thế, ý nguyện hai dân tộc cùng phát triển, cùng thịnh vượng sẽ ngày càng đi vào hiện thực một cách vững bền,” TS. Lê Xuân Sang bày tỏ