1. Cuộc sống vô thức, không chứng ngộ là cuộc sống khổ.
2. Nguyên nhân của mọi khổ, là do ham muốn.
3. Con đường thoát khổ, thoát ham muốn là con đường Bát chánh đạo.
Cốt lõi của Bát chánh đạo là làm mọi việc với nhận biết, đừng làm gì một cách vô ý thức.
4. Đi theo dòng nhận biết này, sống một cách ý thức, tỉnh táo toàn bộ, bạn sẽ chấm dứt khổ.
Kết thúc của khổ = Niết bàn.
Kết thúc của tội lỗi = Thiên đường.
Hành động đầy nhận biết, tỉnh táo => không gây ra tội => không gây ra khổ cho mình lẫn cho bất cứ ai => giải thoát.
Tội trong Ki-tô giáo chính là Khổ trong Phật giáo. Ngôn từ diễn đạt khác nhau nhưng cốt lõi là một, là sự thiếu nhận biết, vô ý thức.
Người đi theo dòng nhận biết của “bát chánh đạo” sớm muộn sẽ thấy kết quả chính là “mười lời răn”. Người ấy sẽ không tham, không sợ, không dối trá, không hại người... Mười lời răn là việc hiểu sai. Hiểu đúng phải là “mười dấu hiệu”. Theo Bát chánh đạo người ta sẽ gặp Mười dấu hiệu. Đây là điểm gặp nhau rất đẹp của Ki-tô giáo và Phật giáo.
Tỉnh thức trong ngôn ngữ Ki-tô giáo cũng chính là Nhận thức trong ngôn ngữ Phật giáo.
Tỉnh thức = Chứng ngộ = Khi bạn đầy đủ ý thức và tràn đầy nhận biết trong một (nhiều) khoảnh khắc.
Giác ngộ = Khi bạn đầy đủ ý thức và tràn đầy nhận biết trong MỌI và TỪNG khoảnh khắc.
Người chứng ngộ nếu không tỉnh táo vẫn rơi vào hành xử vô thức bình thường, có điều người đó ý thức được cả sự vô thức của mình. Nhưng người giác ngộ thì không. Không còn chút góc khuất nào nữa, không còn chút bóng tối vô thức nào nữa.
Người bình thường thấy chứng ngộ đã là việc khó khăn. Người chứng ngộ rồi sẽ thấy rằng hành trình tới giác ngộ mới thực là hành trình khó khăn bội bội.
Chứng ngộ giống như giây phút bạn thắp sáng được ngọn lửa bên trong, ánh sáng bên trong. Nhưng vô thức là cơn gió bền bỉ không ngừng cố gắng thổi tắt ngọn nến đó. Giữ được cho ngọn lửa ấy cháy mãi mới là việc gian nan vô cùng.
Nói một cách dễ hiểu: việc biết mình có ý thức là một chuyện nhưng việc giữ được ý thức đó trong từng khoảnh khắc sống mới là chuyện đáng bàn.
Vì lẽ đó, so với giác ngộ thì việc chứng ngộ chỉ là giọt sương trong đại dương, một hạt cát trong mênh mông sa mạc, đáng quý đấy nhưng cũng chẳng có gì mấy để mà ồn ào nhặng xị mãi về nó...
@Gnim
2. Nguyên nhân của mọi khổ, là do ham muốn.
3. Con đường thoát khổ, thoát ham muốn là con đường Bát chánh đạo.
Cốt lõi của Bát chánh đạo là làm mọi việc với nhận biết, đừng làm gì một cách vô ý thức.
4. Đi theo dòng nhận biết này, sống một cách ý thức, tỉnh táo toàn bộ, bạn sẽ chấm dứt khổ.
Kết thúc của khổ = Niết bàn.
Kết thúc của tội lỗi = Thiên đường.
Hành động đầy nhận biết, tỉnh táo => không gây ra tội => không gây ra khổ cho mình lẫn cho bất cứ ai => giải thoát.
Tội trong Ki-tô giáo chính là Khổ trong Phật giáo. Ngôn từ diễn đạt khác nhau nhưng cốt lõi là một, là sự thiếu nhận biết, vô ý thức.
Người đi theo dòng nhận biết của “bát chánh đạo” sớm muộn sẽ thấy kết quả chính là “mười lời răn”. Người ấy sẽ không tham, không sợ, không dối trá, không hại người... Mười lời răn là việc hiểu sai. Hiểu đúng phải là “mười dấu hiệu”. Theo Bát chánh đạo người ta sẽ gặp Mười dấu hiệu. Đây là điểm gặp nhau rất đẹp của Ki-tô giáo và Phật giáo.
Tỉnh thức trong ngôn ngữ Ki-tô giáo cũng chính là Nhận thức trong ngôn ngữ Phật giáo.
Tỉnh thức = Chứng ngộ = Khi bạn đầy đủ ý thức và tràn đầy nhận biết trong một (nhiều) khoảnh khắc.
Giác ngộ = Khi bạn đầy đủ ý thức và tràn đầy nhận biết trong MỌI và TỪNG khoảnh khắc.
Người chứng ngộ nếu không tỉnh táo vẫn rơi vào hành xử vô thức bình thường, có điều người đó ý thức được cả sự vô thức của mình. Nhưng người giác ngộ thì không. Không còn chút góc khuất nào nữa, không còn chút bóng tối vô thức nào nữa.
Người bình thường thấy chứng ngộ đã là việc khó khăn. Người chứng ngộ rồi sẽ thấy rằng hành trình tới giác ngộ mới thực là hành trình khó khăn bội bội.
Chứng ngộ giống như giây phút bạn thắp sáng được ngọn lửa bên trong, ánh sáng bên trong. Nhưng vô thức là cơn gió bền bỉ không ngừng cố gắng thổi tắt ngọn nến đó. Giữ được cho ngọn lửa ấy cháy mãi mới là việc gian nan vô cùng.
Nói một cách dễ hiểu: việc biết mình có ý thức là một chuyện nhưng việc giữ được ý thức đó trong từng khoảnh khắc sống mới là chuyện đáng bàn.
Vì lẽ đó, so với giác ngộ thì việc chứng ngộ chỉ là giọt sương trong đại dương, một hạt cát trong mênh mông sa mạc, đáng quý đấy nhưng cũng chẳng có gì mấy để mà ồn ào nhặng xị mãi về nó...
@Gnim
Sửa lần cuối: