Don Jong Un
Địt xong chạy


Photo : YONHAP News
Tại Hội nghị chuyên đề Lục quân Thái Bình Dương (LANPAC) do Hiệp hội Lục quân Mỹ (AUSA) tổ chức tại Hawaii (Mỹ) ngày 15/5 (giờ địa phương), Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc Xavier Brunson nhấn mạnh Mỹ cần tiếp tục duy trì lực lượng bộ binh tại Hàn Quốc để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga.
Ông Brunson cho biết lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục “rào cản về khoảng cách” (tyranny of distance), một khó khăn đối với quân đội Mỹ khi tác chiến tại khu vực rộng lớn như Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Quan chức này đánh giá vị trí địa lý của Hàn Quốc có ý nghĩa chiến lược, được ví như một tàu sân bay cố định hay như một hòn đảo nằm giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt, Hàn Quốc là nước đồng minh của Mỹ có vị trí gần Bắc Kinh nhất.
Tư lệnh Brunson khẳng định lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc không chỉ giúp thay đổi cách tính toán của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Nga và Trung Quốc, mà còn khiến các nước này phải gia tăng chi phí chiến lược. Nhờ đó, Washington có nhiều lựa chọn hơn trong các tình huống xung đột.
Ngoài ra, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc không chỉ tập trung vào việc răn đe Bắc Triều Tiên, mà còn là một phần trong chiến lược lớn hơn của Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, với trọng tâm là các hoạt động, tác chiến và đầu tư trong khu vực này.
Phát biểu này của ông Brunson đã làm dấy lên sự quan tâm về sự linh hoạt chiến lược của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Đây là chiến lược được đưa ra kể từ khi Chính phủ Tổng thống Donald Trump ra mắt vào tháng 1 vừa qua, trong đó phạm vi hoạt động của lực lượng quân đồn trú Mỹ không chỉ giới hạn trong bán đảo Hàn Quốc, mà còn có thể huy động sang các khu vực khác của Đông Bắc Á khi xảy ra khủng hoảng địa chính trị.
Tư lệnh Brunson cũng nhắc đến việc công ty đóng tàu của Hàn Quốc Hanwha Ocean gần đây bảo trì tàu vận tải Cesar Chavez của Hải quân Mỹ tốt hơn cả lúc mua mới, qua đó khẳng định năng lực bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO) của Seoul có thể hỗ trợ lớn cho hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Ngoài ra, quan chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc Bắc Triều Tiên có thể nhận hỗ trợ công nghệ từ Nga thông qua việc điều quân hỗ trợ Matxcơva. Bình Nhưỡng đang phát triển một số chương trình vũ khí theo cách không ngờ tới được. Nhờ hợp tác với Nga, miền Bắc đang có những bước nhảy vọt mà bình thường phải mất nhiều năm mới đạt được như cách gắn vũ khí hạt nhân vào các phương tiện hàng không hiện có.
Mặt khác. ông Brunson cũng nhấn mạnh cần phải loại bỏ mọi rào cản để hợp tác quân sự giữa ba nước Hàn-Mỹ-Nhật có thể trở thành thông lệ.