Tuyến cáp quang biển thứ sáu tại Việt Nam bắt đầu hoạt động (Viettel)

quang0

Phó thường dân
Japan
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable với dung lượng tối đa 50 Tbps bắt đầu kết nối tới Việt Nam với điểm cập bờ Quy Nhơn từ tháng 4.

Ngày 16/4, Tổng công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) cho biết phân đoạn cáp Asia Direct Cable (ADC) nối tới Việt Nam đã bắt đầu hoạt động. Trước đó, từ tháng 12/2024, tuyến cáp chính đã được hoàn thành và vận hành, kết nối 7 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Dung lượng của ADC đoạn nối tới Việt Nam đạt 50 Tbps, trở thành tuyến cáp lớn nhất và bằng 125% tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước đó.

Trước tháng 4, Việt Nam kết nối Internet quốc tế qua 5 tuyến cáp quang biển gồm IA, AAE-1, APG, AGG, SMW-3. Theo báo cáo của Cục Viễn thông - Bộ Khoa học và Công nghệ năm ngoái, dung lượng cáp quang biển hoạt động khoảng 38 Tbps.

ca-p-quang-bie-n-ADC-6948-1744772669.png


ADC có chiều dài 9.800 km, kết nối Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Nhật Bản và đặc khu Hong Kong. Tuyến có cấu hình 8 cặp sợi (8FP), sử dụng công nghệ ghép bước sóng mật độ cao với tổng dung lượng ban đầu trên 160 Tbps.

So với các tuyến cáp quang biển hiện có của Việt Nam, điểm khác biệt của ADC là kết nối trực tiếp tới cả ba trung tâm Internet của khu vực châu Á gồm Singapore, Hong Kong và Nhật Bản.

Theo đơn vị đầu tư, tổng vốn toàn tuyến ADC là 290 triệu USD, với sự hợp tác của 9 tập đoàn viễn thông gồm Viettel (Việt Nam), Softbank (Nhật Bản), Tata (Ấn Độ), Singtel (Singapore) China Telecommunications Corporation, China Telecom Global, China Unicom (Trung Quốc), National Telecom (Thái Lan) và PLDT (Philippines). Viettel sở hữu toàn bộ nhánh cáp kết nối Việt Nam và trạm cập bờ tại Quy Nhơn, cùng một phần của trục chính đi quốc tế. Viettel Networks là đơn vị vận hành khai thác.

Đại diện Viettel cho biết ban đầu sẽ đưa vào sử dụng một phần dung lượng tuyến ADC để tăng năng lực kết nối quốc tế, đáp ứng nhu cầu về dữ liệu và cải thiện trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet. Tuyến cáp mới cũng giúp nâng mức dự phòng kết nối quốc tế, đảm bảo nhu cầu của Việt Nam khi có sự cố đứt cáp quang biển.

Những tháng qua, Việt Nam liên tục nâng cấp hạ tầng Internet nói riêng, hạ tầng số nói chung. Mục tiêu đến 2030, Việt Nam sẽ có 15 tuyến cáp quang biển. Ngoài ADC, một tuyến khác là SJC-2 dự kiến hoạt động thời gian tới.

--------------------
Hai tuyến cáp khác sắp hoạt động

ALC (với FPT)

alc_cable_map_with_malaysia.png


Tuyến cáp Asia Link Cable (ALC) dài khoảng 6,000 km, kết nối Hong Kong và Singapore làm tuyến chính, với các nhánh đi vào Philippines, Brunei Darussalam và Hải Nam, Trung Quốc.

Hệ thống cáp ALC sẽ có tối thiểu tám cặp sợi quang, với dung lượng thiết kế đường trục tối thiểu là 18 Tbps/Cặp sợi quang, tăng thêm dung lượng và tính đa dạng cho các mạng hiện có trong khu vực.

Dự án ALC dự kiến có chi phí là 300 triệu đô la Mỹ (420,8 triệu đô la Singapore). FPT Telecom đã công bố khoản đầu tư của mình vào dự án ALC sẽ lên tới 87 triệu đô la Mỹ. UNN đã công bố khoản đầu tư của mình vào hệ thống cáp ALC sẽ lên tới 60 triệu đô la Mỹ (hoặc 85 triệu đô la BND).

Liên doanh ALC bao gồm China Telecom Global Limited (CTG), Globe Telecom, Inc. (Globe), DITO Telecommunity Corporation (DITO), Singapore Telecommunications Limited (Singtel), Unified National Networks Sdn Bhd (UNN), FPT Telecom (Việt Nam) và Malaysia Telecom.

HMN Technologies Co., Limited (HMN Tech) là nhà cung cấp hệ thống và dự kiến sẽ hoàn thành việc xây dựng ALC vào quý 3 năm 2025.


SJC2 với VNPT

sjc2-cable-map.jpg


Hệ thống cáp ngầm Đông Nam Á-Nhật Bản 2 (SJC2) trải dài 10500km, kết nối 11 trạm cập bờ cáp tại Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cáp SJC2 có tám cặp sợi quang, dung lượng ít nhất 18Tbps cho mỗi cặp sợi quang, với dung lượng thiết kế ban đầu là 144 Tbps.

Liên doanh SJC2 bao gồm China Mobile International (CMI), Chuan Wei, Chunghwa Telecom (CHT), Donghwa Telecom (DHT), Facebook, KDDI, Singtel, SK Broadband (SKB), Telin, TICC (True) và VNPT.

Liên doanh SJC2 đã chọn NEC làm nhà cung cấp trọn gói.

Chi phí ban đầu của hệ thống cáp SJC2 là khoảng 440 triệu đô la Mỹ. Trong khi hệ thống cáp SJC thế hệ trước có giá khoảng 400 triệu đô la Mỹ cho công suất thiết kế ban đầu là 28Tbps và chiều dài cáp là 8900km.

Theo báo cáo, TRUE sẽ chi khoảng 3,6 tỷ Baht (khoảng 110 triệu đô la Mỹ) cho hệ thống cáp SJC2 và mua 9Tbps (1/16 công suất của hệ thống).
 

Có thể bạn quan tâm

Top