Bình Giả Danh (Hiragana), Chữ Nôm, Nữ Thư (Nüshu), Khiết Đan Tự (Khitan script), Đảng Hạng Văn (Tangut script), Nữ Chân Văn (Jurchen script) và Tắc Thiên văn tự (Zetian characters). Tớ xin giải thích từng loại:
_ Bình Giả Danh: loại chữ này do người Nhật Bản sáng tạo ra dựa trên việc tinh giản hoặc viết tắt chữ Hán mà thành. Loại chữ này là chữ ký âm, thời xưa chỉ có phụ nữ, người ít học hoặc trẻ con Nhật Bản mới dùng loại chữ này vì nó dễ học (có lẽ học 1 tháng thì ai cũng biết và thuộc hết, người giỏi có khi học 2 ngày là biết). Tuy nhiên đó là chuyện thời xưa, thời nay ở Nhật Bản nó được dùng phổ biến rồi.
_ Chữ Nôm: Đây là loại chữ do người Việt Nam sáng tạo dựa trên việc ghép nhiều chữ Hán vào, mượn âm chữ Hán để nói lên tiếng nói của dân tộc mình. Hiện nay người Kinh ở Trung Quốc vẫn có 1 bộ phận sử dụng loại chữ này, còn người Kinh ở Việt Nam đại lục thì đã bỏ hẳn.
_ Nữ Thư: là loại chữ địa phương một thời ở một số huyện phía Nam của Trung Quốc đại lục ngày nay. Thời nay loại chữ này không được dùng trong văn bản hành chính, chỉ có ai thích học thì học thôi.
_ Khiết Đan Tự - Đảng Hạng Văn - Nữ Chân Văn: 3 loại chữ này là chữ của lần lượt 3 sắc tộc lập ra 3 quốc gia lớn là nhà Đại Liêu, Đại Hạ (hay còn gọi là Tây Hạ) và Đại Kim. Về cơ bản thì 3 loại chữ này đều dựa trên chữ Hán mà thành chứ không phải phát minh gì đặc biệt. Riêng chữ của người Đảng Hạng (lập ra Tây Hạ) thì nhìn có vẻ độc đáo hơn cả (và cũng khó học hơn cả). Thời kỳ đầu mới lập quốc, người Nữ Chân (lập ra Đại Kim) vẫn sử dụng Khiết Đan Tự, về sau mới sáng tạo ra Nữ Chân Văn để thay thế. Tuy nhiên các hoàng đế Đại Kim cũng khá ưa chuộng sáng tác thơ văn chữ Hán (giống các hoàng đế Đại Việt, Nhật Bản, Cao Ly). Nên lưu ý là văn tự Nữ Chân này khác với văn tự Nữ Chân thời Hậu Kim (sau đổi thành Đại Thanh), văn tự Nữ Chân thời Thanh thì lại giống với hệ văn tự Mông Cổ chứ không giống Nữ Chân thời Đại Kim của họ Hoàn Nhan.
_ Tắc Thiên Văn Tự: là quy chuẩn ghi chép văn tự dành riêng thời Vũ Chu (tức là thời hoàng đế Vũ Tắc Thiên xen giữa thời Đường). Mục đích sáng tạo này là để né tên húy của hoàng đế thời này, ghi chép khác đi mà thôi nhưng cũng độc đáo. Ai thích tìm hiểu văn tự cũng nên biết.