hihihehe
Giang hồ mạng 5.0

Mỹ thua, kéo theo VNCH sụp đổ 30-4-1975, có hai lý do chính và một lý do phụ.
Lý do thứ nhất, Mỹ thua vì không thể xây dựng được quốc gia VNCH (Nation and State Building).
Sau 1954 Mỹ thay thế Pháp vào miền Nam với danh nghĩa giúp VNCH “Xây dựng Quốc gia - State Building”.
Ý định xây dựng một quốc gia tên gọi South Viet Nam của Mỹ, có thể gọi là Nam Việt Cộng hòa quốc, hay Nam Việt Dân quốc, với ranh giới, lãnh thổ và dân chúng xác định từ vĩ tuyến 17, là một “quốc gia thất bại”, ngay từ trong ý định.
Hiệp định Genève 1954 là một hiệp ước giữa Pháp và Việt minh nhưng Hội nghị Genève 1954 là một Hội nghị quốc tế (tương tự Hội nghị San Francisco 1951), có giá trị pháp lý “ràng buộc”. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị được các đại cường bảo kê. Điều khoản quan trọng là: VN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất ba miền Bắc, Trung, Nam và toàn vẹn lãnh thổ. Vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời. Trong mọi trường hợp không thể diễn giải nó như là ranh giới chính trị”.
Mỹ và VNCH không nhìn nhận mọi văn bản của Hội nghị Genève. Vấn đề là Mỹ và VNCH “đồng sàng dị mộng”.
Mỹ quan niệm VNCH là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, với lãnh thổ, dân chúng và ranh giới được xác định từ vĩ tuyến 17.
Nhưng quan điểm của VNCH, khi phản đối Hiệp định Genève 1954, là chống phân chia lãnh thổ, tức đối nghịch với lập trường của Mỹ.
Nỗ lực của Mỹ “xây dựng quốc gia Nam Viet nam” có thể kiểm nhận qua tập tài liệu “Why Vietnam ?” của The White House, Washington, D.C., 20 août 1965. Hồ sơ này có thể coi là tập “sách trắng” của Mỹ nhằm giải thích lý do, trước dư luận quốc tế và nhân dân Mỹ, vì sao người Mỹ can thiệp vào chiến tranh VN.
Từ năm 1960, qua những bức thư Tổng thống Eisenhower gởi ông Diệm, ta thấy người Mỹ đã có quan niệm miền Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia đó tên gọi “South Vietnam”. Tổng thống Eisenhower cảnh báo ông Diệm bằng thư riêng ngày 26 tháng 10 năm 1960: “******** miền Bắc đã và đang sử dụng vũ lực để khuynh đảo chính trị và phá hoại nền tự do của quốc gia South Vietnam”.
Sang đến đời tổng thống Kennedy, cũng theo tài liệu “Why Vietnam?”, dẫn lá thư ngày 14 tháng 12 năm 1961 của TT Kennedy đã gởi cho ông Diệm, nội dung cảnh báo: “các cuộc tấn công bằng vũ lực hay các cuộc khủng bố chống lại nhân dân và chính quyền trên đất nước của quí ngài trong thời gian qua được sự ủng hộ và lãnh đạo của ngoại bang là ******** Hà Nội”.
Cũng trong tập tài liệu đã dẫn, tháng tư năm 1965, TT Johnson còn đi xa hơn trong lập luận VNCH là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”: “Miền bắc VN đã tấn công một quốc gia độc lập có chủ quyền là miền Nam VN”.
Nhiều lần tập tài liệu trích dẫn ý kiến lãnh đạo Mỹ, theo đó Mỹ đổ bộ vào VN “không có một tham vọng nào về lãnh thổ” mà chỉ bảo vệ “quyền” của nhân dân miền Nam Việt Nam. “Quyền” này thể hiện qua sự “lựa chọn tương lai của dân tộc VN bằng lá phiếu và các cuộc bầu cử tự do”.
Tài liệu cũng dẫn những cam kết của các lãnh đạo Mỹ: “Đến khi nào mà Mỹ còn có thể ngăn cản, thì không có một thế lực nào có thể khuất phục dân tộc Nam Việt Nam bằng vũ lực hay bằng khủng bố”.
Người Mỹ cố gắng xây dựng “quốc gia Nam Việt nam”, sao cho sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ở các điều “quyền được can dự vào chiến tranh”, điều 51 về “quyền tự vệ chính đáng”, và giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Nhưng Mỹ và VNCH “đồng sàng dị mộng”. Hiến pháp VNCH đến ngày cuối cùng vẫn khẳng định lãnh thổ VN từ Nam quan đến Cà mau.
Mỹ ký Hiệp định Paris 1973, khẳng định Mỹ nhìn nhận hiệu lực của Hội nghị Genève 1954. Tức là Mỹ nhìn nhận “quốc gia VN độc lập, thống nhất ba miền lãnh thổ bất khả phân chia” và “vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm thời sử dụng cho quân sự. Trong mọi trường hợp không thể diễn giải như là đường ranh giới chính trị”.
Chiến tranh VN từ đó trở thành một cuộc “nội chiến”.
Từ khi Mỹ can dự vào chiến tranh VN, dư luận thế giới dựa vào nội dung Hội nghị Genève 1954 lên án Mỹ “xâm lược”. Mọi nỗ lực của Mỹ xây dựng “quốc gia” tên gọi “Nam Việt Dân quốc” hay “Nam Việt cộng hòa quốc” đều thất bại.
Không thuyết phục được các lãnh đạo VNCH tuyên bố “quốc gia độc lập”, từ ông Diệm đến ông Thiệu. Điều này dẫn đến việc Mỹ thua về pháp lý. Thất bại về quân sự và chính trị chỉ còn là thời gian.
Quân đội Mỹ không còn lý do chính đáng nào để ở lại VN.
Thất bại trong việc “xây dựng quốc gia” VNCH. Mỹ không còn ở VN, ngọn cờ “mặt trận giải phóng” mất đi hiệu lực cũng như lời hô hào “chống Mỹ cứu nước” không còn thuyết phục.
Nhưng miền Bắc vẫn còn có lý do “thống nhất đất nước” để chiếm miền Nam. Mỹ rút những chiến tranh VN vẫn còn lý do tiếp diễn.
Thứ hai, Mỹ không tạo được lý do hợp pháp (và thuyết phục) - jus ad bellum - để can dự vào chiến tranh VN.
Điều này trực tiếp đến từ việc thất bại xây dựng quốc gia “South Viet Nam - Nam Việt dân quốc”.
Jus ad Bellum. Chiến tranh Iraq Mỹ lấy lý do Saddam Hussein “làm bom nguyên tử” để can thiệp. Chiến tranh Afghanistan Mỹ can dự vì biến cố 11 tháng 9. Chiến tranh Triều tiên, Mỹ dẫn đầu quân đội đồng minh “cứu giá” Nam hàn qua một Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ.
Chiến tranh VN, quân Mỹ hàng trăm ngàn người đổ bộ vô bãi biển Đà nẵng năm 1965 mà không thông qua bất kỳ một kết ước nào với chính phủ VNCH. Chuyện xảy ra giữa lúc các tướng lãnh VNCH đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn. Người Mỹ mượn tay “lính đánh mướn” giết ông Diệm 1963. Từ thời điểm ông Diệm chết cho đến năm 1965 VNCH như rắn không đầu.
Cũng không có cuộc trưng cầu dân ý nào, cho dầu “lấy lệ”, để “hợp thức hóa” sự hiện diện quân Mỹ ở miền Nam.
Sự hiện diện “không lý do chính đáng” của quân Mỹ ở miền VN khiến quân Mỹ trở thành một thứ “quân xâm lược”, không chỉ dưới mắt của phe ******** mà cả ở phe đồng minh của Mỹ.
Sự hiện diện của Mỹ đã tạo cho VNDCCH có lý do chính đáng thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam.
MTGPMN có lý do chính đáng để “đánh Mỹ xâm lược”.
Tại sao Bắc Hàn không thành lập mặt trận “đánh Mỹ cứu nước” giải phóng Nam hàn ? Tại sao dân Nhật không nổi dậy lập mặt trận “chống quân Mỹ xâm lược” ?
Đơn giản là tại vì sự hiện diện của quân Mỹ ở các nơi đây là “chính đáng”, được bảo kê bằng những hiệp ước ký kết giữa hai chính phủ hợp pháp và có giá trị “quốc tế”.
Rốt cục “đồng minh tháo chạy” năm 1973. Mỹ vô VN không theo nguyên tắc pháp lý nào thì khi Mỹ rời khỏi VN cũng không có gì ràng buộc.
Chiến tranh VN, từ cuộc chiến “quốc tế”, nước này xâm lược nước kia, trở thành một cuộc “nội chiến”.
Và khi Mỹ nhìn nhận chiến tranh VN là cuộc “nội chiến”, sau khi Mỹ rút, các bên VN có quyền đòi Mỹ “bồi thường chiến tranh”, vì những tàn phá vật chất cũng như sinh mạng do bom đạn của Mỹ gây ra trên đất nước VN.
Sai lầm từ đầu là người Mỹ luôn coi VNCH là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”, với lãnh thổ, dân chúng và đường ranh giới được xác định là vĩ tuyến 17.
Mỹ không nhìn nhận Hiệp định Genève 1954 và không công nhận VNDCCH. Mỹ thiết lập bang giao với VN từ năm 1950.
Chiến tranh VN dưới mắt người Mỹ là “chiến tranh quốc tế”, xảy ra giữa hai quốc gia VNCH và VNDCCH. Quốc gia VNDCCH “xâm lược” VNCH.
Nhưng Mỹ đổ quân vô Nam VN, một “quốc gia độc lập có chủ quyền”, như vô nhà không chủ. Mỹ “ngồi xổm” lên Hiến chương LHQ, một thứ “luật quốc tế” do Mỹ và đồng minh soạn thảo ra.
Rốt cục Mỹ phải nhìn nhận hiệu lực Hiệp định Genève 1954. Tức là Mỹ đã thua. Chiến tranh VN không phải là chiến tranh quốc tế, nước này xâm lăng nước kia. Quyền “tự vệ đa phương” theo Hiến chương LHQ không được xác lập.
“Jus ad Bellum - quyền được can dự vào chiến tranh” của Mỹ trong chiến tranh VN không thể chứng minh.
Mỹ bỏ chạy và không có một lý do (hợp lệ) nào để trở lại VN nữa. Ngay cả khi VNCH sụp đổ. Bởi vì chuyện VNCH trụ được theo thời gian hay sụp đổ tức thời là chuyện “nội bộ” của VN.
Thứ ba, do yếu tố nội tại VNCH.
Các lãnh đạo VNCH, từ ông Diệm đến ông Thiệu, đều không có ý thức rằng khi “tư cách pháp nhân quốc gia” của “Republic of South Viet Nam” hay Việt Nam cộng hòa chưa được xác lập. VNCH không thể ngang hàng ký kết với Mỹ các hiệp ước an ninh hỗ tương, đã đành. VNCH cũng không thể gia nhập bất cứ một “liên minh quân sự” nào cả.
Liên minh SEATO, nói là “Liên phòng Đông Nam Á”. VNCH thuộc Đông Nam Á, mà chiến tranh VN nguyên nhân thành lập SEATO. Nhưng VNCH không được gia nhập liên minh này.
Tư cách gia nhập các liên minh quân sự là “pháp nhân quốc gia” mà tư cách pháp nhân này VNCH còn khiếm khuyết.
Hiến chương LHQ cho phép một “quốc gia không phải là thành viên LHQ” trở thành thành viên của Tòa Công lý quốc tế hay gia nhập vào các tổ chức quốc tế thuộc LHQ.
Suốt cuộc chiến 54-75 VNCH không hề được Hiến chương LHQ bảo vệ.
VNCH cũng không thể trở thành “thành viên” của Tòa Công lý quốc tế. Vụ TQ đánh chiếm HS mà VNCH bó tay, không thể kiện cáo đi đâu được. Đơn giản vì tư cách pháp nhân “quốc gia” của VNCH chưa được xác định.
Mỹ đổ quân vào miền Nam, dưới cái nhìn của nhiều người Việt là chống làn sóng đỏ ******** bằng cách biến miền Nam thành một “thành trì” bảo vệ “tự do”.
Quốc gia không có thì “chính nghĩa quốc gia” không có.
Cuộc chiến Bắc Nam chưa bao giờ quân dân miền Nam được giáo dục để “bảo vệ lãnh thổ quốc gia” hay để “bảo vệ quốc gia chống ******** xâm lăng”. Khẩu hiệu “Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm” hay và đẹp biết bao nhiêu. Vấn đề là VNCH không xác định được “tổ quốc” của VNCH là gì ? Nếu Tổ quốc VNCH bao gồm luôn miền Bắc thì mọi hô hào, mọi vận động chống VC đều hoài công. Người ta chỉ nghe các khẩu hiệu hết sức là vô nghĩa như “chống cộng”, “bảo vệ tự do” hoặc các biểu ngữ “bêu xấu ********”.
Không ăn thua! chế nhạo rằng “bảy thằng Việt cộng đu nhánh đu đủ không gảy”... là không ăn thua.
Khi người nông dân tiếp tế cho VC thì trước sau gì VNCH cũng thua. VC là “giặc”, tiếp tế cho VC là “giặc”. Rốt cục toàn bộ nông dân VN trở thành kẻ thù. Sai lầm! Bom đạn nào có thể tiêu diệt hết nông dân VN ?
Mà không chỉ người nông dân. Mọi tầng lớp trong xã hội như sinh viên học sinh, nhà báo, nhà tu, chính trị gia v.v… đều có người ủng hộ VC và chống VNCH.
Hiến pháp VNCH luôn khẳng định lãnh thổ VN “từ Nam quan đến mũi Cà mau” thì tổ quốc VNCH cũng là tổ quốc chung cho mọi người VN, bao gồm miền Bắc. VNCH không phải, hay chưa phải là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”.
Đã đành VNCH là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế trực thuộc LHQ. Vấn đề là VNCH “kế thừa” vị thế thành viên này từ Quốc Gia Việt nam (hành lập năm 1949), với lãnh thổ từ Nam quan đến Cà mau. Tức đại diện luôn cho miền Bắc.
Điều mà lãnh đạo VNCH không chịu nhìn thấy là khi còn quan niệm lãnh thổ từ Nam quan đến Cà mau thì miền Bắc có quyền trương ngọn cờ “thống nhứt đất nước”. Mỹ rút chỉ giải quyết được vấn đề “chống Mỹ cứu nước” (mà không giải quyết được chủ trương “thống nhứt đất nước” của miền Bắc). VNCH sụp đổ chỉ là sớm hay muộn.
Lãnh đạo VNCH đa số xuất thân miền Bắc vĩ tuyến 17. Không ai muốn VNCH độc lập. Những người này không thấy Đông và Tây Đức, hai quốc gia độc lập, đã thống nhứt ra sao.
Tình hình “tự trói tay chân” như vậy mà đến 30 tháng Tư năm 1975 VNCH mới sụp đổ. Quân VNCH phải là quân thiện chiến hàng đầu thế giới.
(Dẫn từ bài viết Phê bình sự lý giải của điệp viên Frank Snepp về lý do “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”, tháng 12 năm 2021).
Lý do thứ nhất, Mỹ thua vì không thể xây dựng được quốc gia VNCH (Nation and State Building).
Sau 1954 Mỹ thay thế Pháp vào miền Nam với danh nghĩa giúp VNCH “Xây dựng Quốc gia - State Building”.
Ý định xây dựng một quốc gia tên gọi South Viet Nam của Mỹ, có thể gọi là Nam Việt Cộng hòa quốc, hay Nam Việt Dân quốc, với ranh giới, lãnh thổ và dân chúng xác định từ vĩ tuyến 17, là một “quốc gia thất bại”, ngay từ trong ý định.
Hiệp định Genève 1954 là một hiệp ước giữa Pháp và Việt minh nhưng Hội nghị Genève 1954 là một Hội nghị quốc tế (tương tự Hội nghị San Francisco 1951), có giá trị pháp lý “ràng buộc”. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị được các đại cường bảo kê. Điều khoản quan trọng là: VN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất ba miền Bắc, Trung, Nam và toàn vẹn lãnh thổ. Vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời. Trong mọi trường hợp không thể diễn giải nó như là ranh giới chính trị”.
Mỹ và VNCH không nhìn nhận mọi văn bản của Hội nghị Genève. Vấn đề là Mỹ và VNCH “đồng sàng dị mộng”.
Mỹ quan niệm VNCH là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, với lãnh thổ, dân chúng và ranh giới được xác định từ vĩ tuyến 17.
Nhưng quan điểm của VNCH, khi phản đối Hiệp định Genève 1954, là chống phân chia lãnh thổ, tức đối nghịch với lập trường của Mỹ.
Nỗ lực của Mỹ “xây dựng quốc gia Nam Viet nam” có thể kiểm nhận qua tập tài liệu “Why Vietnam ?” của The White House, Washington, D.C., 20 août 1965. Hồ sơ này có thể coi là tập “sách trắng” của Mỹ nhằm giải thích lý do, trước dư luận quốc tế và nhân dân Mỹ, vì sao người Mỹ can thiệp vào chiến tranh VN.
Từ năm 1960, qua những bức thư Tổng thống Eisenhower gởi ông Diệm, ta thấy người Mỹ đã có quan niệm miền Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Quốc gia đó tên gọi “South Vietnam”. Tổng thống Eisenhower cảnh báo ông Diệm bằng thư riêng ngày 26 tháng 10 năm 1960: “******** miền Bắc đã và đang sử dụng vũ lực để khuynh đảo chính trị và phá hoại nền tự do của quốc gia South Vietnam”.
Sang đến đời tổng thống Kennedy, cũng theo tài liệu “Why Vietnam?”, dẫn lá thư ngày 14 tháng 12 năm 1961 của TT Kennedy đã gởi cho ông Diệm, nội dung cảnh báo: “các cuộc tấn công bằng vũ lực hay các cuộc khủng bố chống lại nhân dân và chính quyền trên đất nước của quí ngài trong thời gian qua được sự ủng hộ và lãnh đạo của ngoại bang là ******** Hà Nội”.
Cũng trong tập tài liệu đã dẫn, tháng tư năm 1965, TT Johnson còn đi xa hơn trong lập luận VNCH là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”: “Miền bắc VN đã tấn công một quốc gia độc lập có chủ quyền là miền Nam VN”.
Nhiều lần tập tài liệu trích dẫn ý kiến lãnh đạo Mỹ, theo đó Mỹ đổ bộ vào VN “không có một tham vọng nào về lãnh thổ” mà chỉ bảo vệ “quyền” của nhân dân miền Nam Việt Nam. “Quyền” này thể hiện qua sự “lựa chọn tương lai của dân tộc VN bằng lá phiếu và các cuộc bầu cử tự do”.
Tài liệu cũng dẫn những cam kết của các lãnh đạo Mỹ: “Đến khi nào mà Mỹ còn có thể ngăn cản, thì không có một thế lực nào có thể khuất phục dân tộc Nam Việt Nam bằng vũ lực hay bằng khủng bố”.
Người Mỹ cố gắng xây dựng “quốc gia Nam Việt nam”, sao cho sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ở các điều “quyền được can dự vào chiến tranh”, điều 51 về “quyền tự vệ chính đáng”, và giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Nhưng Mỹ và VNCH “đồng sàng dị mộng”. Hiến pháp VNCH đến ngày cuối cùng vẫn khẳng định lãnh thổ VN từ Nam quan đến Cà mau.
Mỹ ký Hiệp định Paris 1973, khẳng định Mỹ nhìn nhận hiệu lực của Hội nghị Genève 1954. Tức là Mỹ nhìn nhận “quốc gia VN độc lập, thống nhất ba miền lãnh thổ bất khả phân chia” và “vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm thời sử dụng cho quân sự. Trong mọi trường hợp không thể diễn giải như là đường ranh giới chính trị”.
Chiến tranh VN từ đó trở thành một cuộc “nội chiến”.
Từ khi Mỹ can dự vào chiến tranh VN, dư luận thế giới dựa vào nội dung Hội nghị Genève 1954 lên án Mỹ “xâm lược”. Mọi nỗ lực của Mỹ xây dựng “quốc gia” tên gọi “Nam Việt Dân quốc” hay “Nam Việt cộng hòa quốc” đều thất bại.
Không thuyết phục được các lãnh đạo VNCH tuyên bố “quốc gia độc lập”, từ ông Diệm đến ông Thiệu. Điều này dẫn đến việc Mỹ thua về pháp lý. Thất bại về quân sự và chính trị chỉ còn là thời gian.
Quân đội Mỹ không còn lý do chính đáng nào để ở lại VN.
Thất bại trong việc “xây dựng quốc gia” VNCH. Mỹ không còn ở VN, ngọn cờ “mặt trận giải phóng” mất đi hiệu lực cũng như lời hô hào “chống Mỹ cứu nước” không còn thuyết phục.
Nhưng miền Bắc vẫn còn có lý do “thống nhất đất nước” để chiếm miền Nam. Mỹ rút những chiến tranh VN vẫn còn lý do tiếp diễn.
Thứ hai, Mỹ không tạo được lý do hợp pháp (và thuyết phục) - jus ad bellum - để can dự vào chiến tranh VN.
Điều này trực tiếp đến từ việc thất bại xây dựng quốc gia “South Viet Nam - Nam Việt dân quốc”.
Jus ad Bellum. Chiến tranh Iraq Mỹ lấy lý do Saddam Hussein “làm bom nguyên tử” để can thiệp. Chiến tranh Afghanistan Mỹ can dự vì biến cố 11 tháng 9. Chiến tranh Triều tiên, Mỹ dẫn đầu quân đội đồng minh “cứu giá” Nam hàn qua một Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ.
Chiến tranh VN, quân Mỹ hàng trăm ngàn người đổ bộ vô bãi biển Đà nẵng năm 1965 mà không thông qua bất kỳ một kết ước nào với chính phủ VNCH. Chuyện xảy ra giữa lúc các tướng lãnh VNCH đang tranh giành quyền lực ở Sài gòn. Người Mỹ mượn tay “lính đánh mướn” giết ông Diệm 1963. Từ thời điểm ông Diệm chết cho đến năm 1965 VNCH như rắn không đầu.
Cũng không có cuộc trưng cầu dân ý nào, cho dầu “lấy lệ”, để “hợp thức hóa” sự hiện diện quân Mỹ ở miền Nam.
Sự hiện diện “không lý do chính đáng” của quân Mỹ ở miền VN khiến quân Mỹ trở thành một thứ “quân xâm lược”, không chỉ dưới mắt của phe ******** mà cả ở phe đồng minh của Mỹ.
Sự hiện diện của Mỹ đã tạo cho VNDCCH có lý do chính đáng thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam.
MTGPMN có lý do chính đáng để “đánh Mỹ xâm lược”.
Tại sao Bắc Hàn không thành lập mặt trận “đánh Mỹ cứu nước” giải phóng Nam hàn ? Tại sao dân Nhật không nổi dậy lập mặt trận “chống quân Mỹ xâm lược” ?
Đơn giản là tại vì sự hiện diện của quân Mỹ ở các nơi đây là “chính đáng”, được bảo kê bằng những hiệp ước ký kết giữa hai chính phủ hợp pháp và có giá trị “quốc tế”.
Rốt cục “đồng minh tháo chạy” năm 1973. Mỹ vô VN không theo nguyên tắc pháp lý nào thì khi Mỹ rời khỏi VN cũng không có gì ràng buộc.
Chiến tranh VN, từ cuộc chiến “quốc tế”, nước này xâm lược nước kia, trở thành một cuộc “nội chiến”.
Và khi Mỹ nhìn nhận chiến tranh VN là cuộc “nội chiến”, sau khi Mỹ rút, các bên VN có quyền đòi Mỹ “bồi thường chiến tranh”, vì những tàn phá vật chất cũng như sinh mạng do bom đạn của Mỹ gây ra trên đất nước VN.
Sai lầm từ đầu là người Mỹ luôn coi VNCH là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”, với lãnh thổ, dân chúng và đường ranh giới được xác định là vĩ tuyến 17.
Mỹ không nhìn nhận Hiệp định Genève 1954 và không công nhận VNDCCH. Mỹ thiết lập bang giao với VN từ năm 1950.
Chiến tranh VN dưới mắt người Mỹ là “chiến tranh quốc tế”, xảy ra giữa hai quốc gia VNCH và VNDCCH. Quốc gia VNDCCH “xâm lược” VNCH.
Nhưng Mỹ đổ quân vô Nam VN, một “quốc gia độc lập có chủ quyền”, như vô nhà không chủ. Mỹ “ngồi xổm” lên Hiến chương LHQ, một thứ “luật quốc tế” do Mỹ và đồng minh soạn thảo ra.
Rốt cục Mỹ phải nhìn nhận hiệu lực Hiệp định Genève 1954. Tức là Mỹ đã thua. Chiến tranh VN không phải là chiến tranh quốc tế, nước này xâm lăng nước kia. Quyền “tự vệ đa phương” theo Hiến chương LHQ không được xác lập.
“Jus ad Bellum - quyền được can dự vào chiến tranh” của Mỹ trong chiến tranh VN không thể chứng minh.
Mỹ bỏ chạy và không có một lý do (hợp lệ) nào để trở lại VN nữa. Ngay cả khi VNCH sụp đổ. Bởi vì chuyện VNCH trụ được theo thời gian hay sụp đổ tức thời là chuyện “nội bộ” của VN.
Thứ ba, do yếu tố nội tại VNCH.
Các lãnh đạo VNCH, từ ông Diệm đến ông Thiệu, đều không có ý thức rằng khi “tư cách pháp nhân quốc gia” của “Republic of South Viet Nam” hay Việt Nam cộng hòa chưa được xác lập. VNCH không thể ngang hàng ký kết với Mỹ các hiệp ước an ninh hỗ tương, đã đành. VNCH cũng không thể gia nhập bất cứ một “liên minh quân sự” nào cả.
Liên minh SEATO, nói là “Liên phòng Đông Nam Á”. VNCH thuộc Đông Nam Á, mà chiến tranh VN nguyên nhân thành lập SEATO. Nhưng VNCH không được gia nhập liên minh này.
Tư cách gia nhập các liên minh quân sự là “pháp nhân quốc gia” mà tư cách pháp nhân này VNCH còn khiếm khuyết.
Hiến chương LHQ cho phép một “quốc gia không phải là thành viên LHQ” trở thành thành viên của Tòa Công lý quốc tế hay gia nhập vào các tổ chức quốc tế thuộc LHQ.
Suốt cuộc chiến 54-75 VNCH không hề được Hiến chương LHQ bảo vệ.
VNCH cũng không thể trở thành “thành viên” của Tòa Công lý quốc tế. Vụ TQ đánh chiếm HS mà VNCH bó tay, không thể kiện cáo đi đâu được. Đơn giản vì tư cách pháp nhân “quốc gia” của VNCH chưa được xác định.
Mỹ đổ quân vào miền Nam, dưới cái nhìn của nhiều người Việt là chống làn sóng đỏ ******** bằng cách biến miền Nam thành một “thành trì” bảo vệ “tự do”.
Quốc gia không có thì “chính nghĩa quốc gia” không có.
Cuộc chiến Bắc Nam chưa bao giờ quân dân miền Nam được giáo dục để “bảo vệ lãnh thổ quốc gia” hay để “bảo vệ quốc gia chống ******** xâm lăng”. Khẩu hiệu “Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm” hay và đẹp biết bao nhiêu. Vấn đề là VNCH không xác định được “tổ quốc” của VNCH là gì ? Nếu Tổ quốc VNCH bao gồm luôn miền Bắc thì mọi hô hào, mọi vận động chống VC đều hoài công. Người ta chỉ nghe các khẩu hiệu hết sức là vô nghĩa như “chống cộng”, “bảo vệ tự do” hoặc các biểu ngữ “bêu xấu ********”.
Không ăn thua! chế nhạo rằng “bảy thằng Việt cộng đu nhánh đu đủ không gảy”... là không ăn thua.
Khi người nông dân tiếp tế cho VC thì trước sau gì VNCH cũng thua. VC là “giặc”, tiếp tế cho VC là “giặc”. Rốt cục toàn bộ nông dân VN trở thành kẻ thù. Sai lầm! Bom đạn nào có thể tiêu diệt hết nông dân VN ?
Mà không chỉ người nông dân. Mọi tầng lớp trong xã hội như sinh viên học sinh, nhà báo, nhà tu, chính trị gia v.v… đều có người ủng hộ VC và chống VNCH.
Hiến pháp VNCH luôn khẳng định lãnh thổ VN “từ Nam quan đến mũi Cà mau” thì tổ quốc VNCH cũng là tổ quốc chung cho mọi người VN, bao gồm miền Bắc. VNCH không phải, hay chưa phải là một “quốc gia độc lập có chủ quyền”.
Đã đành VNCH là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế trực thuộc LHQ. Vấn đề là VNCH “kế thừa” vị thế thành viên này từ Quốc Gia Việt nam (hành lập năm 1949), với lãnh thổ từ Nam quan đến Cà mau. Tức đại diện luôn cho miền Bắc.
Điều mà lãnh đạo VNCH không chịu nhìn thấy là khi còn quan niệm lãnh thổ từ Nam quan đến Cà mau thì miền Bắc có quyền trương ngọn cờ “thống nhứt đất nước”. Mỹ rút chỉ giải quyết được vấn đề “chống Mỹ cứu nước” (mà không giải quyết được chủ trương “thống nhứt đất nước” của miền Bắc). VNCH sụp đổ chỉ là sớm hay muộn.
Lãnh đạo VNCH đa số xuất thân miền Bắc vĩ tuyến 17. Không ai muốn VNCH độc lập. Những người này không thấy Đông và Tây Đức, hai quốc gia độc lập, đã thống nhứt ra sao.
Tình hình “tự trói tay chân” như vậy mà đến 30 tháng Tư năm 1975 VNCH mới sụp đổ. Quân VNCH phải là quân thiện chiến hàng đầu thế giới.
(Dẫn từ bài viết Phê bình sự lý giải của điệp viên Frank Snepp về lý do “vì sao Mỹ bỏ rơi VNCH”, tháng 12 năm 2021).