Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Chuyên gia nói Trung Quốc không thấy triển vọng đàm phán và khó nhượng bộ khi thuế bị áp quá cao, nên buộc áp thuế 34% hàng Mỹ.
Ngày 4/4, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu bổ sung 34% lên toàn bộ hàng Mỹ, hiệu lực từ 10/4. Động thái nhằm đáp trả mức thuế đối ứng 34% của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên hàng hóa nước này từ 9/4. Tổng cộng trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump, hàng Trung Quốc đã bị áp thêm thuế 54%.
Phản ứng từ Trung Quốc lập tức khiến thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo. S&P 500 trải qua tuần giao dịch tệ nhất kể từ tháng 3/2020 - thời điểm đại dịch làm rung chuyển kinh tế thế giới. Chỉ số Dow Jones lao dốc 5,5%, trong khi Nasdaq giảm 5,8% và mất hơn 20% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 12.
Cổ phiếu của 486 trong 500 công ty S&P 500 đều giảm điểm phiên hôm qua (4/4). Giá dầu thô xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021. Vật liệu cơ bản như đồng cũng mất giá do lo ngại thương chiến làm suy yếu kinh tế toàn cầu.
Xem toàn màn hình
Diễn biến S&P 500 đầu năm đến nay. Đồ họa: AP
Sáng 5/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun đăng một bức ảnh chụp biểu đồ thị trường Mỹ hôm 3/4 trên trang cá nhân với bình luận: "Thị trường đã lên tiếng".
"Đây là lúc Mỹ ngừng làm những điều sai trái và giải quyết những bất đồng với các đối tác thương mại thông qua tham vấn bình đẳng", ông Guo viết.
Đòn thuế đáp trả mạnh đến đâu?
Không chỉ chứng khoán, giá nông sản tại Mỹ cũng lao dốc tương tự ngay sau khi ông Trump công bố mức thuế mới hồi đầu tuần. Tim Dufault, nông dân tại tây bắc Minnesota, thành viên Farmers for Free Trade - tổ chức vận động mở cửa thị trường, lo ngại rằng thuế mới có thể đẩy nhiều nông dân đến bờ vực phá sản.
Trung Quốc chi 24,65 tỷ USD mua nông sản Mỹ năm ngoái. Các chủ trang trại Mỹ đang lo mất thị phần khi Trung Quốc chuyển sang Brazil và các nước khác để mua đậu nành, thịt bò, thịt gà và các cây trồng khác.
Trong cuộc chiến thương mại lần đầu, phản ứng chính của Bắc Kinh là đánh thuế mạnh nông sản Mỹ, khiến xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc năm 2018 giảm 54% so với 2017. Tính chung, tổng kim ngạch hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm khoảng 18% từ năm 2017 đến 2019.
Lần này, mức thuế 34% gần như chắc chắn sẽ khiến nhiều mặt hàng nông sản Mỹ không còn khả năng cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, theo ING (Hà Lan). Tập đoàn tài chính này cũng chỉ ra nhóm hàng công nghiệp chế tạo của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ dù chưa thể tính toán chính xác lúc này.
Xét về quy mô, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (438,9 tỷ USD năm 2024). Theo Cơ quan thương mại Mỹ, thâm hụt của nước này với Trung Quốc tăng từ 279,1 tỷ USD lên 295,4 tỷ USD trong 2023 và 2024.
"Do đó, tác động trả đũa có thể không 'gắt' như nhìn nhận ban đầu, nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến một số ngành, đặc biệt là ngành đậu tương vốn phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ Trung Quốc", báo cáo của ING nhận định.
Ngoài ra, Trung Quốc đã bổ sung 11 công ty Mỹ vào "danh sách thực thể không đáng tin",16 vào danh sách hạn chế xuất khẩu, đồng thời áp dụng kiểm soát xuất khẩu với 7 kim loại liên quan đến đất hiếm.
ING cho rằng các biện pháp này chưa tác động ngay lập tức nhưng sẽ mở đường cho các biện pháp hạn chế, bao gồm khả năng cấm đầu tư và thương mại với Trung Quốc. Trong trường hợp căng thẳng tiếp tục leo thang, giai đoạn tiếp theo của trả đũa có thể sẽ nhắm thẳng vào lợi ích của các tập đoàn Mỹ.
Vì sao Trung Quốc cứng rắn?
ING cho rằng thuế trả đũa của Trung Quốc không ngạc nhiên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ám chỉ tháng trước rằng nếu Mỹ khăng khăng đòi đối đầu thuế quan thì "Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng".
Nhưng mức độ cứng rắn ngày càng rõ nét. Vào tháng 2, để đáp trả mức thuế 10% đầu tiên của ông Trump, Trung Quốc đã công bố mức thuế 15% đối với than và các sản phẩm khí đốt hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ. Nước này cũng áp dụng mức thuế 10% riêng đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp và ôtô động cơ lớn.
Một tháng sau, Bắc Kinh đã đáp trả vòng thứ hai của ông Trump bằng mức thuế bổ sung lên tới 15% với hàng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chính, gồm thịt gà, lợn, bò và đậu nành. Sau đó, các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã kiềm chế, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với Washington.
Hiện hàng chục công ty Mỹ phải chịu sự kiểm soát về thương mại và đầu tư, trong khi nhiều công ty Trung Quốc khác cũng phải đối mặt với những hạn chế tương tự khi giao dịch với các đối tác Mỹ.
Đồ hoạ: Viễn Thông
Craig Singleton, thành viên cấp cao về Trung Quốc tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ, nhóm nghiên cứu trụ sở tại Washington (Mỹ) ví các phản ứng trước đây của Trung Quốc là dao mổ, còn lần này họ đã "rút kiếm ra".
Ngày 4/4, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu bổ sung 34% lên toàn bộ hàng Mỹ, hiệu lực từ 10/4. Động thái nhằm đáp trả mức thuế đối ứng 34% của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên hàng hóa nước này từ 9/4. Tổng cộng trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump, hàng Trung Quốc đã bị áp thêm thuế 54%.
Phản ứng từ Trung Quốc lập tức khiến thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo. S&P 500 trải qua tuần giao dịch tệ nhất kể từ tháng 3/2020 - thời điểm đại dịch làm rung chuyển kinh tế thế giới. Chỉ số Dow Jones lao dốc 5,5%, trong khi Nasdaq giảm 5,8% và mất hơn 20% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 12.
Cổ phiếu của 486 trong 500 công ty S&P 500 đều giảm điểm phiên hôm qua (4/4). Giá dầu thô xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021. Vật liệu cơ bản như đồng cũng mất giá do lo ngại thương chiến làm suy yếu kinh tế toàn cầu.

Diễn biến S&P 500 đầu năm đến nay. Đồ họa: AP
Sáng 5/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun đăng một bức ảnh chụp biểu đồ thị trường Mỹ hôm 3/4 trên trang cá nhân với bình luận: "Thị trường đã lên tiếng".
"Đây là lúc Mỹ ngừng làm những điều sai trái và giải quyết những bất đồng với các đối tác thương mại thông qua tham vấn bình đẳng", ông Guo viết.
Đòn thuế đáp trả mạnh đến đâu?
Không chỉ chứng khoán, giá nông sản tại Mỹ cũng lao dốc tương tự ngay sau khi ông Trump công bố mức thuế mới hồi đầu tuần. Tim Dufault, nông dân tại tây bắc Minnesota, thành viên Farmers for Free Trade - tổ chức vận động mở cửa thị trường, lo ngại rằng thuế mới có thể đẩy nhiều nông dân đến bờ vực phá sản.
Trung Quốc chi 24,65 tỷ USD mua nông sản Mỹ năm ngoái. Các chủ trang trại Mỹ đang lo mất thị phần khi Trung Quốc chuyển sang Brazil và các nước khác để mua đậu nành, thịt bò, thịt gà và các cây trồng khác.
Trong cuộc chiến thương mại lần đầu, phản ứng chính của Bắc Kinh là đánh thuế mạnh nông sản Mỹ, khiến xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc năm 2018 giảm 54% so với 2017. Tính chung, tổng kim ngạch hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm khoảng 18% từ năm 2017 đến 2019.
Lần này, mức thuế 34% gần như chắc chắn sẽ khiến nhiều mặt hàng nông sản Mỹ không còn khả năng cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, theo ING (Hà Lan). Tập đoàn tài chính này cũng chỉ ra nhóm hàng công nghiệp chế tạo của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ dù chưa thể tính toán chính xác lúc này.
Xét về quy mô, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (438,9 tỷ USD năm 2024). Theo Cơ quan thương mại Mỹ, thâm hụt của nước này với Trung Quốc tăng từ 279,1 tỷ USD lên 295,4 tỷ USD trong 2023 và 2024.
"Do đó, tác động trả đũa có thể không 'gắt' như nhìn nhận ban đầu, nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến một số ngành, đặc biệt là ngành đậu tương vốn phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ Trung Quốc", báo cáo của ING nhận định.
Ngoài ra, Trung Quốc đã bổ sung 11 công ty Mỹ vào "danh sách thực thể không đáng tin",16 vào danh sách hạn chế xuất khẩu, đồng thời áp dụng kiểm soát xuất khẩu với 7 kim loại liên quan đến đất hiếm.
ING cho rằng các biện pháp này chưa tác động ngay lập tức nhưng sẽ mở đường cho các biện pháp hạn chế, bao gồm khả năng cấm đầu tư và thương mại với Trung Quốc. Trong trường hợp căng thẳng tiếp tục leo thang, giai đoạn tiếp theo của trả đũa có thể sẽ nhắm thẳng vào lợi ích của các tập đoàn Mỹ.
Vì sao Trung Quốc cứng rắn?
ING cho rằng thuế trả đũa của Trung Quốc không ngạc nhiên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ám chỉ tháng trước rằng nếu Mỹ khăng khăng đòi đối đầu thuế quan thì "Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng".
Nhưng mức độ cứng rắn ngày càng rõ nét. Vào tháng 2, để đáp trả mức thuế 10% đầu tiên của ông Trump, Trung Quốc đã công bố mức thuế 15% đối với than và các sản phẩm khí đốt hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ. Nước này cũng áp dụng mức thuế 10% riêng đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp và ôtô động cơ lớn.
Một tháng sau, Bắc Kinh đã đáp trả vòng thứ hai của ông Trump bằng mức thuế bổ sung lên tới 15% với hàng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chính, gồm thịt gà, lợn, bò và đậu nành. Sau đó, các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã kiềm chế, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với Washington.
Hiện hàng chục công ty Mỹ phải chịu sự kiểm soát về thương mại và đầu tư, trong khi nhiều công ty Trung Quốc khác cũng phải đối mặt với những hạn chế tương tự khi giao dịch với các đối tác Mỹ.

Đồ hoạ: Viễn Thông
Craig Singleton, thành viên cấp cao về Trung Quốc tại Quỹ Bảo vệ Dân chủ, nhóm nghiên cứu trụ sở tại Washington (Mỹ) ví các phản ứng trước đây của Trung Quốc là dao mổ, còn lần này họ đã "rút kiếm ra".