Don Jong Un
Lỗ đýt gợi cảm

Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc và xuất cảng sang Mỹ đều tăng kỷ lục những tháng đầu năm nay khi Hà Nội và Washington đàm phán cân bằng mậu dịch.
Các con số thống kê biết nói này nhiều phần được đặt trên bàn để đàm phán giữa Mỹ với Việt Nam, thúc ép Hà Nội giải quyết tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam” xuất cảng sang Mỹ để tránh thuế quan trừng phạt.
Trong bối cảnh đàm phán với Washington nhằm giảm thặng dư thương mại và kiểm soát hàng hóa Trung Quốc trung chuyển qua lãnh thổ Việt Nam để vào Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 đã đồng loạt đạt mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid-19.
Theo số liệu hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 vượt mốc 12 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đạt mức trên 15 tỷ USD, tăng gần 31%, lập kỷ lục mới kể từ đại dịch.
Trước nguy cơ này, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần chủ động tiếp cận chính quyền Tổng thống Donald Trump, đưa ra các đề xuất nhằm tránh bị áp thuế cao. Một trong những biện pháp đáng chú ý là tăng cường chống trung chuyển bất hợp pháp hàng hóa Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” để lách thuế khi vào thị trường Mỹ.
Riêng trong tháng 3, thặng dư này đã vượt 13,5 tỷ USD, mức cao nhất từng ghi nhận trong một tháng – theo số liệu từ phía Mỹ.
Các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết, các nhà sản xuất đang tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ trước nguy cơ bị áp thuế, khiến cảng biển quốc tế Cái Mép – nơi tiếp nhận phần lớn hàng hóa Việt Nam đi Mỹ – hoạt động gần như hết công suất.
Ông Soren Pedersen, Phó Chủ tịch SSA Marine – đơn vị vận hành cảng tại Cái Mép, cho biết có tới 26 chuyến tàu container đã được lên lịch khởi hành hàng tuần sang Mỹ trong tháng 5, vượt xa mức trung bình 20-22 chuyến trước đây. Ông Pedersen mô tả đây là “mức cao kỷ lục”.
Chính quyền Mỹ cáo buộc rằng Việt Nam đang trở thành "trạm trung chuyển" cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, mà giá trị gia tăng tại Việt Nam không đủ để xứng đáng được gắn nhãn “Sản xuất tại Việt Nam”.
Đáp lại, Việt Nam đã bắt đầu siết chặt kiểm soát từ tháng 4, tăng cường kiểm tra hàng nhập khẩu và thắt chặt việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nhằm ngăn chặn gian lận thương mại.
Các con số thống kê biết nói này nhiều phần được đặt trên bàn để đàm phán giữa Mỹ với Việt Nam, thúc ép Hà Nội giải quyết tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam” xuất cảng sang Mỹ để tránh thuế quan trừng phạt.
Trong bối cảnh đàm phán với Washington nhằm giảm thặng dư thương mại và kiểm soát hàng hóa Trung Quốc trung chuyển qua lãnh thổ Việt Nam để vào Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 đã đồng loạt đạt mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid-19.
Theo số liệu hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 4 vượt mốc 12 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đạt mức trên 15 tỷ USD, tăng gần 31%, lập kỷ lục mới kể từ đại dịch.
Rủi ro thuế suất 46% và sức ép từ Mỹ
Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị áp mức thuế suất lên đến 46% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ nếu Nhà Trắng xác nhận mức này khi lệnh tạm hoãn áp thuế toàn cầu hết hiệu lực vào tháng 7 tới. Một quyết định như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với các tập đoàn đa quốc gia như Samsung và Nike – những doanh nghiệp đang sản xuất hàng loạt tại Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.Trước nguy cơ này, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần chủ động tiếp cận chính quyền Tổng thống Donald Trump, đưa ra các đề xuất nhằm tránh bị áp thuế cao. Một trong những biện pháp đáng chú ý là tăng cường chống trung chuyển bất hợp pháp hàng hóa Trung Quốc gắn nhãn “Made in Vietnam” để lách thuế khi vào thị trường Mỹ.
Thặng dư thương mại tiếp tục gia tăng
Tuy nhiên, thực tế lại đang gây khó khăn cho nỗ lực của Việt Nam, theo Reuters. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, vốn đã bị chính quyền Trump xếp vào trong nhóm cao nhất thế giới, tiếp tục tăng gần 25% trong 4 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ – theo số liệu của cơ quan thống kê Việt Nam.Riêng trong tháng 3, thặng dư này đã vượt 13,5 tỷ USD, mức cao nhất từng ghi nhận trong một tháng – theo số liệu từ phía Mỹ.
Các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết, các nhà sản xuất đang tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ trước nguy cơ bị áp thuế, khiến cảng biển quốc tế Cái Mép – nơi tiếp nhận phần lớn hàng hóa Việt Nam đi Mỹ – hoạt động gần như hết công suất.
Ông Soren Pedersen, Phó Chủ tịch SSA Marine – đơn vị vận hành cảng tại Cái Mép, cho biết có tới 26 chuyến tàu container đã được lên lịch khởi hành hàng tuần sang Mỹ trong tháng 5, vượt xa mức trung bình 20-22 chuyến trước đây. Ông Pedersen mô tả đây là “mức cao kỷ lục”.
Quan hệ xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc – Mỹ:
Sự gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam không diễn ra riêng lẻ, mà có mối liên hệ mật thiết. Nhiều nguyên liệu và linh kiện nhập từ Trung Quốc được các nhà máy tại Việt Nam sử dụng để lắp ráp, chế biến, rồi xuất khẩu sang Mỹ. Do đó, dòng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam và từ Việt Nam sang Mỹ tăng gần như song song.Chính quyền Mỹ cáo buộc rằng Việt Nam đang trở thành "trạm trung chuyển" cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, mà giá trị gia tăng tại Việt Nam không đủ để xứng đáng được gắn nhãn “Sản xuất tại Việt Nam”.
Đáp lại, Việt Nam đã bắt đầu siết chặt kiểm soát từ tháng 4, tăng cường kiểm tra hàng nhập khẩu và thắt chặt việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nhằm ngăn chặn gian lận thương mại.
