VNPAY là của Tàu đội lốt VN.

Lồn nò xáo măng

Mai là mùng một
Bangladesh

VNPAY và VNLife

VNPAY là tên viết tắt của Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam được thành lập vào năm 2007, có địa chỉ trụ sở chính tại Hà Nội và hai văn phòng ở Đà Nẵng và TPHCM. Người đại diện pháp luật của VNPAY là Lê Tánh.

VNPAY là một trong những công ty đầu tiên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ thanh toán Ví điện tử. Năm 2015, VNPAY chính thức được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Năm 2020, VNPAY được Báo cáo kinh tế số thường niên của Google liệt kê trong danh sách 12 kỳ lân công nghệ của Đông Nam Á, trở thành kỳ lân công nghệ thứ hai của Việt Nam, sau VNG. Đầu năm 2023, VNPAY tăng vốn điều lệ lên hơn 3.500 tỷ đồng.

Hiện nay, VNPAY cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hơn 350.000 doanh nghiệp đối tác xoay quanh các lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ Thông tin - Viễn thông.

Doanh nghiệp này có thị phần lớn tại Việt Nam với doanh thu khoảng 30.000 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD trong năm 2023, bỏ xa các ứng dụng trung gian thanh toán khác như: MoMo, ShopeePay, VNPT Pay.
VNPAY có 3 cổ đông sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Trí Mạnh (SN 1975), Tổng Giám đốc Lê Tánh (SN 1976) và ông Trần Văn Kỳ, thời điểm giữa năm 2018 nắm giữ tổng cộng gần 55% cổ phần, những cổ đông còn lại và tỷ lệ sở hữu không được công bố.

Ngoài “kỳ lân” VNPAY, ba cổ đông này cũng là nhân tố chủ chốt nhất tại Công ty Tập đoàn Cuộc Sống Việt – VNLife. Doanh nghiệp này thành lập năm 2018, gồm 4 cổ đông sáng lập là Trần Trí Mạnh giữ hơn 28,1% vốn điều lệ, ông Lê Tánh nắm hơn 4,9%, ông Trần Văn Kỳ sở hữu hơn 21,6% và số còn lại khoảng 45% thuộc về ông Mai Thanh Bình.


Năm 2019, truyền thông trong nước và quốc tế từng đưa tin về việc các quỹ đầu tư của nước ngoài muốn rót tổng cộng 300 triệu USD vào VNPAY. Khi đó, ông Chủ tịch Trần Trí Mạnh cho biết đó là khoản đầu tư vào VNLife - doanh nghiệp được lập ra với mục đích ban đầu là để sở hữu toàn bộ cổ phần VNPAY.

Sea Limited và

Trong danh sách cổ đông sáng lập của VNLife, hơn 45% vốn điều lệ thuộc về cái tên “Mai Thanh Bình”. Ông Mai Thanh Bình (SN 1981) cũng là cổ đông sáng lập của nhiều pháp nhân khác như: Công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam, Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam. Đây là hai “cánh tay nối dài” phân phối độc quyền các sản phẩm, dịch vụ, nền tảng công nghệ của Garena.

Trước 4/2017, Garena có tên là Garena Interactive Holding Limited và sau đó đổi tên thành Sea Limited, được sáng lập bởi một người Trung Quốc tên Li Xiaodong và chọn thị trường Singapore để khởi nghiệp. Ngoài ra, Sea Limited còn phát triển mảng thương mại điện tử với trụ cột là Shopee (sở hữu 100% vốn tại Shopee Việt Nam) và dịch vụ thanh toán số với nền tảng AirPay.
Trở lại với hai “cánh tay nối dài” của Sea Limited tại thị trường Việt Nam, đầu tiên Công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam (Vietnam Esports) được thành lập năm 2009 và đến tháng 4/2017 vẫn là một pháp nhân thuần Việt. Vốn điều lệ do Mai Thanh Bình giữ 99%; Mai Thị Hòa nắm 0,5% và Mai Minh Huy chiếm 0,5%.

“Cánh tay nối dài” thứ hai là Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam, tiền thân là Công ty Tin học Hòa Bình (Hòa Bình) được thành lập năm 2011 tới năm 2017 cũng đổi tên. Và Mai Thanh Bình, Mai Thị Hòa tiếp tục xuất hiện trong danh sách cổ đông với tổng cộng 95% vốn điều lệ.

Theo các dữ liệu công khai, thông qua các công ty con, Tập đoàn Singapore này sở hữu 30% cổ phần mỗi công ty, 70% còn lại vẫn được đứng tên sở hữu bởi các các cá nhân, tổ chức Việt Nam. Công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam và Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam ban đầu đều gắn liền với cái tên Mai Thanh Bình cho đến khi có sự xuất hiện của Sea Limited thì Mai Thanh Bình rút lui, chấm dứt quan hệ sở hữu.

Đáng chú ý, nhà sáng lập Mai Thanh Bình (hiện mang quốc tịch Singapore) sở hữu 45% vốn điều lệ của VNLife gần đây đã không còn nắm giữ cổ phần nào. Và như đã từng xảy ra, mỗi khi chìa khoá “Mai Thanh Bình” biến mất thì cái tên Sea Limited lại được giới đầu tư nhắc tên.

Trần Tây Côn
 

Có thể bạn quan tâm

Top