-Nguồn:Đăng Phạm-
Iran vốn không phải nước có hồ sơ nhân quyền đẹp đẽ gì. Thông thường nước này bị chỉ trích ở một số vấn đề là: hành quyết, cưỡng bức tù nhân nữ, hà khắc với phụ nữ,... Tuy nhiên, công bằng mà nói những vấn đề trên không phải của riêng Iran, mà xuất hiện khá nhiều trong các nước hồi giáo từ Arab Saudi tới Indonesia. Cái mà người ta ít biết đến, truyền thông cũng giấu đi ở chỗ: trang đen tối nhất trong hồ sơ nhân quyền của Iran, nằm ở vụ hành quyết hàng loạt mùa hè năm 1988, nơi chính quyền Hồi giáo của họ đã sát hại hơn 30.000 tù nhân ********, con số mà ngay cả những chế độ độc tài quân sự hà khắc nhất trong chiến tranh Lạnh cũng khó đạt được.
1/ Bối cảnh
Chính quyền Iran không hề né tránh nói về sự kiện đó. Họ thừa nhận mình đã sát hại các tù nhân ********, nhưng kèm theo đó họ đổ lỗi cho một chiến dịch quân sự do những người ******** tiến hành vào mùa hè năm 1988.
Khi đó, chiến tranh giữa Iran và Iraq đã kết thúc, thỏa thuận ngừng bắn được ký kết. Quân đội Iran tưởng chừng đã được nghỉ ngơi sau 8 năm chiến tranh dài đằng đẵng cướp đi hơn nửa triệu sinh mạng binh sĩ.
Thế nhưng, khi những người lính Iran chưa hết mừng kết thúc chiến tranh với Iraq, họ lại bị một kẻ thù cũ thọc lưng. Tháng 7/1988, các du kích ******** Iran được Saddam Hussein của Iraq bí mật hỗ trợ, đã tràn qua biên giới Kermanshah tấn công quân đội Iran. Các du kích ******** Iran giết 400 lính biên phòng Iran, nhưng không duy trì được cuộc tiến công và bị đẩy lùi sau đó.
Cuộc "đánh lén" tháng 7/1988 của các du kích ******** khiến lãnh tụ Cộng hòa Hồi giáo Iran Ruhollah Khomeini nổi giận, và ông quyết định trút giận lên hàng vạn tù nhân ******** trong các nhà tù Iran bấy giờ.
2/ Vụ hành quyết.
Thực hiện ý định, Giáo chủ Ruhollah Khomeini đã viết một bức thư tay gửi các Chánh án và Thẩm phán trên khắp Iran, yêu cầu phân loại và hành quyết các tù nhân mà Khomeini cho rằng có dính líu tới các nhóm ******** đã chống đối Cộng hòa Hồi giáo suốt thời gian qua.
Quyết định này của Giáo chủ Ruhollah Khomeini không nhận được sự đồng tình tuyệt đối. Người phản đối vụ hành quyết này dữ dội nhất - bất ngờ thay lại là phó tướng của Giáo chủ Khomeini - Giáo sĩ Hussein-Ali Montazeri, vốn được coi là "người kế vị tương lai" của Cách mạng Hồi giáo. Theo đó, Hussein-Ali Montazeri đã yêu cầu Giáo chủ Khomeini xem xét lại quyết định, đề nghị ông tha chết cho những phụ nữ có thai, sinh viên đại học, những người tàn tật và già yếu,... nhưng cuối cùng đã không được Khomeini chấp nhận.
Các vụ hành quyết bắt đầu trong các nhà tù từ cuối mùa hè năm 1988. Theo đó, một số lượng không rõ bao nhiêu tù nhân ******** đã bị đưa đi hành quyết, đa phần bằng treo cổ. Chính quyền sau đó xây riêng cho những người bị hành quyết một nghĩa trang ở Khavaran, nằm cách xa các nghĩa trang Hồi giáo thông thường, vì chính quyền Iran cho rằng "những kẻ ngoại đạo không nên làm vấy bẩn nơi yên nghỉ của người Hồi giáo". Cho đến nay, dù nhiều lần được yêu cầu cho phép khai quật nghĩa trang Khavaran những chính quyền Iran chưa chấp thuận.
3/ Hậu quả
Vụ hành quyết tập thể tù nhân ******** mùa hè năm 1988 đã gây những hậu quả cả nội bộ và ngoại giao với CH Hồi giáo Iran.
Những người ******** đào tẩu khỏi Iran thành công đã tố cáo chính quyền tàn sát hơn 3 vạn tù nhân vào mùa hè năm 1988. Con số này thường được các nhà quan sát nước ngoài dựa vào để cáo buộc chính quyền Iran. Con số nhà cầm quyền Iran đưa ra thấp hơn nhiều. Họ thừa nhận đã sát hại các tù nhân, nhưng chỉ đưa danh sách khoảng 4.400 người. Danh sách này bị cho là bỏ sót quá nhiều người mất tích và bị coi là lừa bịp.
Chính vụ thảm sát tù nhân ******** với số lượng lớn này mới là thứ làm nên hồ sơ nhân quyền khá xấu của Iran, chứ không phải những vấn đề chung của Hồi giáo như chúng ta hay nghĩ.
Không những thế, chủ định hành quyết tù nhân của giáo chủ Khomeini năm đó còn gây ra sự chia rẽ lớn trong nội bộ Cộng hòa Hồi giáo. Nhân vật quyền lực số 2 của Cách mạng Hồi giáo - Giáo sĩ Hussein Ali Montazeri, người sẽ kế vị giáo chủ Khomeini - đã chỉ trích ý định của giáo chủ và yêu cầu ông tha chết cho nhiều người. Khi không được chấp nhận, Giáo sĩ Hussein-Ali Montazeri đã từ bỏ chức vụ, khiến ông bị Khomeini ra lệnh giam giữ tại nhà. Người kế vị Giáo chủ Khomeini sau đó được thay bằng Ali Khamenei như ngày nay.
Cho đến cuối cuộc đời, "phó giáo chủ" Hussein Ali Montazeri vẫn một lòng trung thành với cách mạng Hồi giáo, nhưng chưa bao giờ ngừng chỉ trích quyết định tàn bạo của Giáo chủ Khomeini năm 1988 nhằm vào các tù nhân ********.
Ảnh: Buổi tưởng niệm các tù nhân ******** bị Iran hành quyết năm 1988 tổ chức ở Pháp năm 2019.
Iran vốn không phải nước có hồ sơ nhân quyền đẹp đẽ gì. Thông thường nước này bị chỉ trích ở một số vấn đề là: hành quyết, cưỡng bức tù nhân nữ, hà khắc với phụ nữ,... Tuy nhiên, công bằng mà nói những vấn đề trên không phải của riêng Iran, mà xuất hiện khá nhiều trong các nước hồi giáo từ Arab Saudi tới Indonesia. Cái mà người ta ít biết đến, truyền thông cũng giấu đi ở chỗ: trang đen tối nhất trong hồ sơ nhân quyền của Iran, nằm ở vụ hành quyết hàng loạt mùa hè năm 1988, nơi chính quyền Hồi giáo của họ đã sát hại hơn 30.000 tù nhân ********, con số mà ngay cả những chế độ độc tài quân sự hà khắc nhất trong chiến tranh Lạnh cũng khó đạt được.
1/ Bối cảnh
Chính quyền Iran không hề né tránh nói về sự kiện đó. Họ thừa nhận mình đã sát hại các tù nhân ********, nhưng kèm theo đó họ đổ lỗi cho một chiến dịch quân sự do những người ******** tiến hành vào mùa hè năm 1988.
Khi đó, chiến tranh giữa Iran và Iraq đã kết thúc, thỏa thuận ngừng bắn được ký kết. Quân đội Iran tưởng chừng đã được nghỉ ngơi sau 8 năm chiến tranh dài đằng đẵng cướp đi hơn nửa triệu sinh mạng binh sĩ.
Thế nhưng, khi những người lính Iran chưa hết mừng kết thúc chiến tranh với Iraq, họ lại bị một kẻ thù cũ thọc lưng. Tháng 7/1988, các du kích ******** Iran được Saddam Hussein của Iraq bí mật hỗ trợ, đã tràn qua biên giới Kermanshah tấn công quân đội Iran. Các du kích ******** Iran giết 400 lính biên phòng Iran, nhưng không duy trì được cuộc tiến công và bị đẩy lùi sau đó.
Cuộc "đánh lén" tháng 7/1988 của các du kích ******** khiến lãnh tụ Cộng hòa Hồi giáo Iran Ruhollah Khomeini nổi giận, và ông quyết định trút giận lên hàng vạn tù nhân ******** trong các nhà tù Iran bấy giờ.
2/ Vụ hành quyết.
Thực hiện ý định, Giáo chủ Ruhollah Khomeini đã viết một bức thư tay gửi các Chánh án và Thẩm phán trên khắp Iran, yêu cầu phân loại và hành quyết các tù nhân mà Khomeini cho rằng có dính líu tới các nhóm ******** đã chống đối Cộng hòa Hồi giáo suốt thời gian qua.
Quyết định này của Giáo chủ Ruhollah Khomeini không nhận được sự đồng tình tuyệt đối. Người phản đối vụ hành quyết này dữ dội nhất - bất ngờ thay lại là phó tướng của Giáo chủ Khomeini - Giáo sĩ Hussein-Ali Montazeri, vốn được coi là "người kế vị tương lai" của Cách mạng Hồi giáo. Theo đó, Hussein-Ali Montazeri đã yêu cầu Giáo chủ Khomeini xem xét lại quyết định, đề nghị ông tha chết cho những phụ nữ có thai, sinh viên đại học, những người tàn tật và già yếu,... nhưng cuối cùng đã không được Khomeini chấp nhận.
Các vụ hành quyết bắt đầu trong các nhà tù từ cuối mùa hè năm 1988. Theo đó, một số lượng không rõ bao nhiêu tù nhân ******** đã bị đưa đi hành quyết, đa phần bằng treo cổ. Chính quyền sau đó xây riêng cho những người bị hành quyết một nghĩa trang ở Khavaran, nằm cách xa các nghĩa trang Hồi giáo thông thường, vì chính quyền Iran cho rằng "những kẻ ngoại đạo không nên làm vấy bẩn nơi yên nghỉ của người Hồi giáo". Cho đến nay, dù nhiều lần được yêu cầu cho phép khai quật nghĩa trang Khavaran những chính quyền Iran chưa chấp thuận.
3/ Hậu quả
Vụ hành quyết tập thể tù nhân ******** mùa hè năm 1988 đã gây những hậu quả cả nội bộ và ngoại giao với CH Hồi giáo Iran.
Những người ******** đào tẩu khỏi Iran thành công đã tố cáo chính quyền tàn sát hơn 3 vạn tù nhân vào mùa hè năm 1988. Con số này thường được các nhà quan sát nước ngoài dựa vào để cáo buộc chính quyền Iran. Con số nhà cầm quyền Iran đưa ra thấp hơn nhiều. Họ thừa nhận đã sát hại các tù nhân, nhưng chỉ đưa danh sách khoảng 4.400 người. Danh sách này bị cho là bỏ sót quá nhiều người mất tích và bị coi là lừa bịp.
Chính vụ thảm sát tù nhân ******** với số lượng lớn này mới là thứ làm nên hồ sơ nhân quyền khá xấu của Iran, chứ không phải những vấn đề chung của Hồi giáo như chúng ta hay nghĩ.
Không những thế, chủ định hành quyết tù nhân của giáo chủ Khomeini năm đó còn gây ra sự chia rẽ lớn trong nội bộ Cộng hòa Hồi giáo. Nhân vật quyền lực số 2 của Cách mạng Hồi giáo - Giáo sĩ Hussein Ali Montazeri, người sẽ kế vị giáo chủ Khomeini - đã chỉ trích ý định của giáo chủ và yêu cầu ông tha chết cho nhiều người. Khi không được chấp nhận, Giáo sĩ Hussein-Ali Montazeri đã từ bỏ chức vụ, khiến ông bị Khomeini ra lệnh giam giữ tại nhà. Người kế vị Giáo chủ Khomeini sau đó được thay bằng Ali Khamenei như ngày nay.
Cho đến cuối cuộc đời, "phó giáo chủ" Hussein Ali Montazeri vẫn một lòng trung thành với cách mạng Hồi giáo, nhưng chưa bao giờ ngừng chỉ trích quyết định tàn bạo của Giáo chủ Khomeini năm 1988 nhằm vào các tù nhân ********.
Ảnh: Buổi tưởng niệm các tù nhân ******** bị Iran hành quyết năm 1988 tổ chức ở Pháp năm 2019.
