Xây dựng Luật Dẫn độ phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế

VIP0005

Đàn iem Duy Mạnh
Dự án Luật Dẫn độ do Bộ Công an chủ trì xây dựng dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 tới đây.

Dự thảo Luật gồm 5 chương và 45 điều. So với Luật Tương trợ tư pháp (TTTP), trong lĩnh vực dẫn độ, dự thảo Luật Dẫn độ sửa đổi 19 điều, bổ sung 10 điều và cắt giảm 1 điều.

Nguyên tắc dẫn độ và các trường hợp có thể bị dẫn độ

Theo dự thảo Luật Dẫn độ, dẫn độ được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ thì việc dẫn độ được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Dự thảo Luật quy định điều kiện áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ như sau: Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ; cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có cam kết về việc thực hiện yêu cầu của Việt Nam trong trường hợp tương tự; thực tiễn và nhu cầu hợp tác về dẫn độ giữa Việt Nam và nước ngoài theo nguyên tắc có đi có lại. Cơ quan Trung ương về dẫn độ căn cứ quy định quyết định việc tiếp nhận hoặc từ chối yêu cầu dẫn độ của nước ngoài. Cơ quan Trung ương về dẫn độ có thể tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan trước khi quyết định.
 

Có thể bạn quan tâm

Top