Hôm trước tao viết 1 bài về việc làm ăn nên cẩn thận, muốn mở mang cái gì thì tìm hiểu thật kĩ, hạn chế nợ vay hết sức có thể , đừng dùng đòn bẩy tài chính nhiều quá ( tất nhiên 1 vài ngành như ăn uống, dịch vụ : cafe, quán nhậu gì đó, nếu tụi mày là dân chuyên và tài chính vững mạnh thì vẫn có thể thành công trong giai đoạn này, nhưng tao nghĩ đấy chỉ là số ít, rất ít thôi ). Vì các lí do chính như sau
- Tao nói về vĩ mô nhé : 2 năm covid kinh tế suy sụp rất nhiều, nhân loại làm ăn kinh tế có thể gần như là ngủ đông, chỉ quan tâm tới sinh mạng mình là chính, vấn đề lớn nhất trong đầu họ chỉ là sinh tồn, phải sống mới tính tiếp được, giao thương đứt gãy, các ngành kinh tế hầu như là suy sụp, ( chỉ vài ngành là hưng thịnh trong giai đoạn này, rất rất hiếm ), lao động thất nghiệp....đủ thứ khó khăn . Tư bản khắp nơi liên tục bơm tiền, viện trợ cho dân ( FED ở Mỹ, ECB, các ngân hàng TW các nước...., bơm liên tục ).
+ Việc này nó có 2 mặt, thứ nhất là giải quyết cơn đói, giải quyết nhu cầu chi tiêu tạm thời cho dân chúng, vực dậy phần nào nền kinh tế khi đưa tiền với lãi suất rẻ vào lưu thông...
+Về phần tiêu cực: Đám tư bản ( đặc biệt là thằng Mỹ ) thì nó thâm như dái chó, khi FED mang tiếng là ngân hàng TW nhưng đứng đằng sau là bộ sậu của đám tư bản Do Thái, chuyên vơ vét của cải kinh tế cả Thế giới thông qua các công cụ tiền tệ, bơm 1 lượng tiền khổng lồ vào kinh tế , tụi nó vay nợ cả thế giới bằng đô-la, mà giờ nó in đô ra, phá giá đồng đô, rồi lấy cái đống đó nó đi trả nợ thì xem như là nát, do đó các nước xài USD bắt buộc phải có dự trữ ngoại hối, nó mà bung Đô ra thì cũng phải bung theo nó để đồng tiền nước mình không bị mất giá. Nó sẽ viện trợ ( có hoàn lại ), cho vay nợ bằng USD, sau đó bất ngờ rút ròng tiền liên tục, dẫn đến các đồng nước khác mất giá. Tao ví dụ mày vay 1 đô để đầu tư làm ăn trong nước, lúc tỉ giá là 23000/ 1 đô, mày kinh doanh kiếm đc 2000 đồng lợi nhuận, nhưng lúc nó đưa tỉ giá lên tới 25 thì 1 đô tiền vay của mày vẫn chỉ kiếm được 2000 đồng ln, trong khi lúc mày trả nó thì phải trả tới 25k. Hệ luỵ này dẫn đến, các nước lạm phát phi mã ( thằng Venezeula, Shilanka....) rơi vào bẫy nợ tư bản, phải trả nợ bằng tài nguyên, cảng biển....Trong quá khứ, Mỹ nó bóp dái Nhật, Hàn , Thai Lan 1 vài lần rồi ( tìm đọc cuốn Chiến Tranh Tiền Tệ ) là tụi mày hiểu.
+ Ở trên là góc độ rộng về quốc gia. Còn về dân chúng , việc bơm tiền vô tội vạ nó sẽ giống như việc tụi mày là con nghiện, cho tụi mày hút chích cho đã, xong nó bắt cắt cơn, nó rút tiền sạch, thì cả đám nghiện sẽ vật vã, tiều tuỵ, chịu không nổi . Tiền đang nhiều, dân tình xài không hết, doanh nghiệp, công ty dùng không hết ( tụi mày có nhớ giai đoạn năm ngoái, tiền 1 đống mà dân vẫn k muốn đổ vào kinh doanh), cả đám người lao vào đầu cơ ( nhất là 2 mảng bds, ck ), dân tình cảm giác dễ kiếm tiền, đất thì x5- x7, ck từ 650 lên 1500, nhiều thằng nhân 10-20 lần tài khoản nhanh chóng, dẫn đến việc tự mãn, đéo muốn làm ăn kinh doanh con cặc gì, chỉ bấu víu vô mấy thị trường đầu cơ đấy. Sau rồi nhiều thằng đầu cơ đất ( đất rừng , đất rú), đầu cơ lan, đầu cơ chứng khoán, qua 1 mùa uptrend mà vẫn mơ mộng thì nó vặt cho lại hết, vặt ko còn thứ gì nữa, rồi thì tan cửa nát nhà. Tao dám chắc anh em bạn bè tụi mày, thậm chí người thân tụi mày sẽ nhiều trường hợp rơi vô hoàn cảnh này. Kiếm được cục tiền quá dễ, bỏ công bỏ việc, bỏ hết tất cả để lao vào đầu cơ, sau cùng rồi nước rút, trên người đéo còn cái quần để mặc.
Về tương lai , tao nhận thấy mấy điểm sau: đồng đô vẫn đang có xu hướng tăng so với các đồng tiền khác ( đô tăng mạnh là thảm họa của các nền kinh tế khác ngoài Mỹ, vì tiền đầu tư sẽ có xu hướng rút về đô trú ẩn, tiền đang lưu thông mà bị rút đi đột ngột thì rất nguy hiểm, như trên chứng khoán, khối ngoại rút ròng liên tục thì tt bắt đầu nát ). Nếu dân tài chính thì biết chỉ số Dxy về độ mạnh đô- la ( tính trên bình quân 6 đồng tiền chính : EURO, bảng Anh, franc Thụy Sỹ, đô Canada, 1 đồng gì của Thụy Điển nữa và Yên Nhật ), trọng số lớn nhất trong đám 6 đồng này là của Euro, đa số trong đám này là tiền châu Âu nữa. Mà EU lại sắp qua mùa đông, điện tăng , khí tăng, nhà máy đóng cửa, mùa đông này lại càng nát, nên đồng USD lại càng tăng giá, do đó kinh tế TG tao đánh giá là vẫn rất khó khăn, ít nhất đến giữa năm sau.
- Trong nước thì lãi suất đang tăng, tín dụng đợt covid đa số dồn hết cho bđs, đặc biệt là mảng trái phiếu bđs, các doanh nghiệp kiểu THM, FLC phát hành vô tội vạ. Năm sau là năm đáo hạn trái phiếu rất nhiều, nếu xảy ra tình trạng ko trả được nợ TP, thì sẽ ảnh hưởng cực lớn đến nền kinh tế theo kiểu domino. Gần đây là vụ VTP chưa rõ kết quả ra sao. Tiền mang tiếng là Ngân hàng ưu tiên cho vay sản xuất, nhưng mấy đứa được vay tiền mà ko cầm cố bđs để vay, nên việc giải ngân đáo hạn lại càng khó nếu Nhà Nước ngày càng siết việc tín dụng thông qua bđs. Thêm nữa đám vay sản xuất thực chất nó cũng không dùng hết tiền vô sx đâu, lại đầu cơ đất cát, nếu đất đai đứng cứng ngắc thì ko có tiền quay lại đáo hạn, lại phải đi bùng tiền nhà cung cấp, nợ lương nhân viên....Hiệu ứng domino nó xảy ra là vì vậy. Tụi mày làm ăn cũng phải cho công nợ, mà cho công nợ lỡ như nó bị đứt gãy ở bank thì cũng k có tiền mà trả. Nếu làm ăn dùng đòn bẩy tài chính nhiều, tới lúc trả lãi, đáo hạn mà lỡ như có gì bất trắc thì cực khó xoay sở để qua cơn khó khăn, vì tương lai vĩ mô còn rất nhiều ẩn số, đa phần nghiêng theo chiều hướng tiêu cực....Nên ANH EM CỰC KỲ CẨN THẬN NHÉ !
* Đợt trước mấy anh em hỏi tao nhiều về Bất Động Sản, thì tao tổng hợp lại giải thích trên này luôn nhé. Tao ít làm đất nền ở các thành phố lớn, thứ nhất vì thời điểm tao làm tiền mặt tao đang còn ít, không đủ tuổi để làm bđs ở đó. Cái thứ 2, dư địa tăng giá ở các thành phố lớn nó không nhiều đâu, chỉ tính tầm vài chục % . 1 mảnh đất 7-10 tỷ ở các thành phố thì may mắn lắm nó tăng 20-30%, chứ mua đất 10 tỷ mà mong bán 20-30 tỷ thì khó. Tuy nhiên ở các vùng ven thì nó lại khác, tao thích làm bđs ở các vùng kiểu thị trấn gần huyện, thị xã ( mà quy hoạch thị xã đó lên tp trong 3-5 năm ), hoặc đất ven mà gần khu công nghiệp sắp khởi công....thì dư địa sau 4-5 năm tăng 7-10 lần là có. Với tư duy đầu tư BĐS thì nói nhiều ở các bài trước rồi, nên tao không nhăc đến nữa. Nhưng có cái này tụi mày nếu chưa có kinh nghiệm thì để ý chỗ mấy món đầu tư,đầu cơ, tới 1 thời điểm nào đấy lãi lớn cũng nên Cash-out ra, lấy lại vốn gốc + trả bank bớt, có thể để lại đất cát cho chu kì 4-5 năm tới để tích trữ cho gia đình, phòng ngừa rủi ro, nhưng cũng phải rút ra 1 phần gốc + lãi gì đấy phòng thủ cho gia đình, bản thân. Bạn bè tao rất nhiều thằng all-in vô đất, vay bank rất nhiều, giờ phải chật vật vay lãi ngoài 1 tuần 3-4% để đi đáo hạn liên tục, lí do là tụi nó không chịu chốt lời bớt rút về phòng thủ. Làm bđs hay làm gì cũng vậy thì nên có tầm nhìn dài 1 chút, ít nhất cũng phải 3-5 năm, mua đất rẻ , tiềm năng và chờ đợi 1 chu kì đủ dài, đến khi hạ tầng, đường sá, khu công nghiệp, nhà máy về, lúc đó miếng đất chó ăn đá, gà ăn muối sẽ trở nên 1 tài sản đáng giá . Đỡ phải mua lướt miếng này, miéng nọ chi cho mệt, đến lúc mày bán miếng ban đầu, nhảy qua nhảy lại , vài năm sau nó x5-x7 mẹ rồi. Mệt lắm, ko ăn thua đâu, mà rủi ro cao nữa.
Viết hơi dài, nay rãnh. Anh em đọc có thấy khó chịu lướt qua nhé.
Ps: đợt trước tao có viết mấy bài bđs. Link ở dưới :
https://xamvn.chat/threads/tong-ket...-cac-anh-em-von-it.422910/page-6#post-8026627
https://xamvn.chat/threads/ve-tu-duy-lam-bds-bai-2-bai-kia-cmt-dai-tao-up-lai-2-cmt-sau-cung.423405/
https://xamvn.chat/threads/tiep-ve-chu-de-dau-tu-bat-dong-san.451395/