Có Hình Quatar và sự thịnh vượng nhờ dầu mỏ

Cuối tuần đi ngược 50 năm xem Quatar nó vươn mình nhờ dầu mỏ ra sao. Có dầu mỏ nhiều khai thác nhiều chưa chắc đã giàu thậm chí nghèo mạt rệp như Venezuela.
Nhưng Quatar nó biết xài tiền hợp lý

loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-4.png

50 năm trước
loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-3.png
 
Nền kinh tế Qatar là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trên thế giới về GDP bình quân đầu người khi nước này đứng ở vị trí thứ sáu theo bảng xếp hạng thế giới của năm 2015 và 2016 ghi nhận bởi IMF
Dầu thô và khí thiên nhiên được xem là trụ cột của nền kinh tế Qatar khi chiếm đến hơn 70% tổng doanh thu của chính phủ, hơn 60% tổng sản phẩm nội địa và gần 85% nguồn thu đến từ xuất khẩu. Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới và là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lơn thứ hai thế giới.
 
Qatar có dân số khoảng 2,7 triệu người, nằm dưới quyền điều hành của gia đình Al Thani từ giữa thế kỷ 19.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Quốc gia này giàu lên nhanh chóng trong gần 20 năm qua, chủ yếu nhờ lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Dù vậy, sản xuất, xây dựng và dịch vụ tài chính cũng đóng vai trò lớn trong nền kinh tế này.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

GDP Qatar năm 2018 ước tính đạt 192,45 tỷ USD, theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tháng này.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Nếu tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP), Qatar có GDP bình quân năm ngoái cao nhất thế giới, với 130.000 USD.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Để tránh cạn kiệt tài nguyên, Qatar rất nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Năm 1998, nước này xây khu tổ hợp giáo dục Education City, đặt tại đây chi nhánh của 6 trường đại học Mỹ và hai trường châu Âu, cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu và tư vấn chính sách.

Những hình ảnh giàu có của Qatar

Năm 2005, Qatar thành lập quỹ đầu tư quốc gia - Qatar Investment Authority, với tài sản hiện tại lên tới hơn 300 tỷ USD, nhờ doanh thu từ dầu khí. QIA đầu tư vào Barclays Bank, Credit Suisse, London Stock Exchange và cả Volkswagen. Họ sở hữu The Shard (ảnh) – tòa nhà chọc trời cao nhất châu Âu, cũng như phần lớn quận tài chính Canary Wharf tại London (Anh).
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Qatar Financial Centre (QFC) được xây dựng năm 2005 để phát triển ngành công nghiệp tài chính của nước này. Họ tin rằng QFC có thể trở thành trung tâm dịch vụ tài chính tại Vùng Vịnh nhờ sự ổn định và nền tảng vốn dồi dào.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Tháng 12/2010, Qatar được chọn là nơi tổ chức World Cup 2022. Nước này cam kết xây 12 sân vận động hoành tráng với công nghệ làm mát hiện đại để các cầu thủ không phải chịu cái nóng sa mạc. Qatar hiện cũng là nơi chuyên tổ chức các sự kiện thể thao trong khu vực.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Qatar là nơi đặt trụ sở Al Jazeera - đế chế truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Đây là sân trượt băng bên trong trung tâm thương mại City Center ở thủ đô Doha. Với Qatar, trượt băng giữa sa mạc cũng là việc khả thi.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Một đường trượt tại công viên nước Aqua Park Qatar ở ngoại ô Doha.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Người dân Saudi Arabia thường lái xe qua cao tốc để sang Qatar nghỉ dưỡng cuối tuần. Dù vậy, từ khi căng thẳng ngoại giao bùng phát năm 2017, những con đường này dần trở nên vắng vẻ.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Sân bay Quốc tế Hamad có chi phí xây dựng lên tới 17 tỷ USD, do hãng hàng không Qatar Airways quản lý.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Sân bay này có hàng loạt dịch vụ xa xỉ, từ bể bơi dài 25m nhìn ra sảnh chính, đến phòng gym, phòng chơi bóng quần (squash) đến khu spa.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Dịch vụ ăn uống trong phòng chờ cũng rất cao cấp.
Những hình ảnh giàu có của Qatar

Còn đây là khoang hạng nhất trên Qatar Airways - hãng bay nhiều năm được đánh giá là hãng hàng không tốt nhất thế giới
 
Qatar hiện là đầu mối giao thông quốc tế lớn với sân bay quốc tế Doha, cùng hãng hàng không quốc gia Qatar Airways luôn ăn nên làm ra.

Doha đứng sau hãng thông tấn Al Jazeera đầy ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo. Qatar cũng là nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự lớn nhất tại khu vực Trung Đông.

Trong khi phần lớn các quốc gia đang vật lộn với suy thoát kinh tế và lạm phát, Qatar cùng các nước vùng Vịnh hưởng lợi nhờ giá năng lượng tăng cao trên toàn cầu.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Qatar tăng trưởng 3,4% trong năm 2022, đây là con số mơ ước so với các nước phát triển, theo Doha News. Sự thịnh vượng của quốc gia vùng Vịnh được dự báo còn kéo dài khi nước này mở rộng xuất khẩu khí đốt từ nay đến 2025.

Dù đã chi những khoản tiền khổng lồ để chuẩn bị cho World Cup, Qatar vẫn duy trì thặng dư ngân sách trong năm 2021, và thặng dư ngân sách tiếp tục kéo dài trong năm 2022.

Để chuẩn bị cho World Cup, Qatar đã rót hơn 200 tỷ USD vào các dự án phát triển, cơ sở hạ tầng, theo thống kê của tập đoàn kiểm toán quốc tế Deloitte.

Trong số này, 6,5 tỷ USD được sử dụng để xây 8 sân vận động chuẩn quốc tế. Hàng tỷ USD được rót vào các dự án phát triển hệ thống tàu điện ngầm, sân bay, đường sá, các công trình công cộng khác phục vụ World Cup.

Theo phân tích của tập đoàn Capital Economics, dữ liệu về lượng vé bán ra cho thấy khoảng 1,5 triệu cổ động viên sẽ đến Qatar du lịch trong 5 tuần diễn ra World Cup.

Nếu các du khách ở lại 10 ngày, và chi tiêu 500 USD/ngày, nền kinh tế Qatar sẽ thu tổng cộng 5.000 USD/du khách, mang về tổng cộng 7,5 tỷ USD chỉ trong 5 tuần diễn ra ngày hội bóng đá.

Bị chỉ trích vì đối xử với lao động nước ngoài​

Giống với nhiều quốc gia giàu có ở vùng Vịnh, Qatar có mô hình chính trị đặc biệt, trị vì bởi gia tộc Al Thani cùng một bộ máy cố vấn do đích thân hoàng gia lựa chọn.

Để bù lại cho việc không có tiếng nói trong các quyết sách của đất nước, người dân Qatar được hưởng những quyền lợi lớn như thu nhập không chịu thuế, các công việc được trả lương hậu hĩnh trong chính phủ, chăm sóc y tế miễn phí, giáo dục bậc cao miễn phí.

Ngoài ra, chính phủ Qatar cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cặp đôi mới kết hôn, cùng nhiều khoản trợ cấp khác cho các gia đình như nhà ở, sinh hoạt phí, cùng tiền lương hưu hào phóng.

Với dân số chỉ khoảng 300.000 người, để phục vụ nhu cầu trong các ngành dịch vụ ngày càng mở rộng, Qatar sử dụng lao động đến từ các quốc gia khác. Lao động nhập cư cũng đóng vai trò chính trong xây dựng các công trình phục vụ World Cup.

Lao động nước ngoài đối mặt điều kiện làm việc khắc nghiệt ở Qatar. Ảnh: Reuters.
qatar world cup anh 2
Lao động nước ngoài đối mặt điều kiện làm việc khắc nghiệt ở Qatar. Ảnh: Reuters.
Tuy vậy, những năm gần đây, Qatar đối mặt những câu hỏi về luật lao động và cách nước này đối xử với hàng trăm nghìn lao động nước ngoài, chủ yếu từ Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Nepal và các nước Nam Á khác, theo Reuters.

Người lao động nhập cư phải sống chung trong các khu trại lao động, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt giữa mùa hè và hiếm khi có cơ hội gặp gia đình.

Điều kiện làm việc khắc nghiệt dẫn tới những rủi ro về an toàn của người lao động.

Trước sức ép từ dư luận quốc tế, Qatar đã phải sửa đổi luật lao động, trong đó đáng chú ý nhất là ban hành quy định về thu nhập tối thiểu khoảng 275 USD/tháng năm 2020. Qatar cũng đã hủy bỏ hệ thống có tên "kafala" vốn cấm người lao động thay đổi công việc hoặc rời đất nước nếu không có sự đồng ý của chủ lao động.

Tuy vậy, các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục kêu gọi Qatar cải thiện chế độ bồi thường cho người lao động nhập cư bị thương tật, tử vong hoặc bị lừa gạt trong quá trình xây dựng các dự án phục vụ World Cup.

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật" của nhóm tác giả Đỗ Đức Định, Thái Văn Long, Trần Thị Lan Hương… được xuất bản năm 2012. Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,... Bên cạnh đó, cuốn sách còn nêu tác động của những vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật ở châu Phi - Trung Đông đối với Việt Nam và giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với hai khu vực này
 
Trong số 2,5 triệu dân, chỉ có 700.000 người Qatar là phụ nữ. Sự chênh lệch lớn này chủ yếu vì có nhiều đàn ông nước ngoài đến Qatar làm việc và định cư
Thị trường đĩ tiềm năng
 
Qutar đất bé tí nhưng mật độ dân số ở chỉ mức trung bình.
Nhìn VN mật độ dân số đông vl, như nhốt trong chuồng vậy
 
Nền kinh tế Qatar là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trên thế giới về GDP bình quân đầu người khi nước này đứng ở vị trí thứ sáu theo bảng xếp hạng thế giới của năm 2015 và 2016 ghi nhận bởi IMF
Dầu thô và khí thiên nhiên được xem là trụ cột của nền kinh tế Qatar khi chiếm đến hơn 70% tổng doanh thu của chính phủ, hơn 60% tổng sản phẩm nội địa và gần 85% nguồn thu đến từ xuất khẩu. Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới và là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lơn thứ hai thế giới.
Qua qua cái lol, may phúc tổ cho bỏn nó đéo có chi bộ, có chi bộ hút nhên bới nhên múc nhên bán cũng lỗ chổng vó
 
Cuộc sống XÃ HỘI CHỦ NGHĨA trong “cõi tiên”

Người dân Qatar được hưởng cuộc sống giàu có ngay từ khi sinh ra. Tất cả mọi người dân Qatar làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, mọi thứ nhà nước lo, có quốc tịch Quatar họ chả cần làm gì cả. Nhưng vẫn được khám chữa bệnh, đi học và nằm viện miễn phí. Không ai phải nộp tiền điện nước hàng tháng hay nộp thuế cho chính phủ. Người dân Qatar chưa bao giờ phải lo lắng về việc kiếm tiền để sống nên họ không nhất thiết phải làm việc vì có nhà nước cho tiền tiêu.

Mọi hoạt động thường nhật, trong đó có chăm sóc con cái, đều do những phụ nữ giúp việc từ các quốc gia khác thực hiện. Nếu cần ăn tối ở bất kỳ quán ăn nào mà không muốn vào nhà hàng, chỉ cần đỗ xe ngoài quán, bấm còi xe là sẽ được phục vụ chu đáo. Ví như việc nếu muốn ăn một chiếc Hamburger, chỉ cần bấm còi inh ỏi là có người hầu là lao động từ quốc gia Nam Á hay Đông Nam Á mang đến tận nơi cung phụng.

Ở Qatar người ta có thể ngay lập tức bỏ tiền ra mua một chiếc Iphone 14 Promax và sẵn sàng đập vỡ chúng mà không cảm thấy tiếc nuối. Khi lên máy bay, hãng hàng không yêu thích phải là Qatar Airways đẳng cấp chứ không phải bất kỳ thương hiệu nào khác.
Khi đi nghỉ mát, khách sạn 5 sao không phải là nơi tốt nhất đối với họ. Điển hình nhất Khách sạn Dorchester, nơi có rất nhiều thiếu gia ở Qatar lui tới. Một nhân viên làm việc ở khách sạn Dorchester cho biết từng chứng kiến khách Qatar đặt toàn bộ 3 phòng đắt đỏ nhất của khách sạn trong 1 năm, thuê riêng một đầu bếp để phục vụ ông mỗi ngày. Giá tiền thuê phòng là 40.000 bảng Anh/đêm (1,15 tỷ đồng). “Mọi thứ chỉ diễn ra trong phòng”, nhân viên này nói, ám chỉ người khách không phải đi đâu mà chỉ cần ngồi tại chỗ.

Khách sạn Promenade cũng là nơi hay lui tới của giới nhà giàu Trung Đông và hầu hết phòng đắt đỏ nhất đã được mua hết từ trước đó vài tháng. Khi mùa hè bắt đầu, lúc các thiếu gia không phải tới trường, họ sẽ tới đây, ăn ngủ nghỉ xuyên 3 tháng hè trong những căn phòng có giá tới 6-7.000 bảng Anh/đêm (khoảng 200 triệu đồng).

Thủ đô Doha cũng là một thiên đường mua sắm với những mặt hàng miễn thuế trong các trung tâm thương mại: City Center, Landmark, Hyatt Plaza, the Mall và the Royal Plaza... Không chỉ có nhiều tiền, người dân Qatar cũng rất biết cách tiêu tiền. Nếu như muốn mua một món đồ mà Qatar không có, họ lập tức đáp máy bay tới Dubai để mua. Nếu như ở Dubai cũng không có thì họ có thể bay tới Châu Âu hoặc Mỹ để mua bằng được.

Điều khiến nhiều người mê mẩn quốc gia này là việc đổ xăng. Ở Qatar, người dân không cần làm việc này vì đã có nhân viên phục vụ từ A tới Z, giữa thời tiết nắng nóng 50 độ C. Giá xăng ở Qatar rẻ hơn nước lọc và không ai phải lo nghĩ về chuyện đổ xăng khi sống ở Qatar. Dân bản địa giàu có ở Qatar không bao giờ rửa xe hay động tay chân vào bất cứ thứ gì vì đã có người giúp việc các nước khác qua làm cho họ tất cả. Họ chỉ sống, hưởng thụ như vương công quý tộc ngày xưa. Kẻ hầu người hạ làm cho hết

Nhiều tỷ phú, triệu phú nhất thế giới

Sự giàu có của Qatar thế hiện rõ ràng nhất trong việc, không nơi nào trên Trái Đất bạn có thể “ra ngõ gặp tỷ phú, triệu phú” như ở thủ đô Doha. Theo số liệu của quỹ tư vấn Boston, hơn 14% dân số ở quốc gia vùng Vịnh bé nhỏ sở hữu ít nhất 1 triệu USD trong tài khoản. Nếu xét trên quy mô toàn cầu, chỉ 0,9% dân số sở hữu tài sản từ 1 triệu USD trở lên. Nếu chia nhỏ ra số dân, cứ mỗi 100.000 dân Qatar lại có 8 người thuộc giới siêu giàu với tài sản khổng lồ trong ngân hàng.
Không chỉ có số lượng triệu phú nhiều nhất thế giới, Qatar chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhóm người siêu giàu nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Lý giải cho sự tăng trưởng này là kinh tế ổn định và chính trị không biến động. Theo số liệu của New World Health cho thấy số người sở hữu trên 1 triệu USD tại Qatar tăng hơn 80% kể từ năm 2007. Hiện tại Qatar có 28.000 người siêu giàu, nhiều hơn bất kì quốc gia vùng Vịnh nào.

Ngoài số lượng dân Qatar bản địa giàu lên nhờ các hoạt động khai thác dầu hay đầu tư vào bất động sản, tài chính, viễn thông, rất nhiều người siêu giàu từ các quốc gia khác cũng tìm tới Qatar sinh sống.

Những công trình xa hoa bậc nhất

Người dân Qatar tự hào nói rằng, muốn biết sự giàu có của đất nước vùng vịnh này, xin hãy vào Bảo tàng Quốc gia Qatar. Đây là một trong những tòa nhà mới và bắt mắt nhất tại thủ đô Doha. Với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu USD. Các kiến trúc sư muốn tạo nên cấu trúc hình đĩa trên mái của công trình này để tránh nắng nóng của sa mạc vào mùa hè. Không những thế, gần một nửa không gian phía sau của bảo tàng được dành để xếp những chiếc ô tô cực kỳ sang trọng cùng các đồ vàng bạc, châu báu khác.

Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo cũng là bảo tàng lớn nhất thế giới dành riêng cho nghệ thuật Hồi giáo, do kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa, Leoh Ming Pei, tác giả của công trình Bảo tàng Louvre ở Paris, thiết kế. Đây là công trình màu trắng ngà với hàng trăm di vật, tác phẩm nghệ thuật về Hồi giáo. Nhìn từ xa, nó như một viên đá lấp lánh giữa sa mạc. Tổng chi phí để xây dựng bảo tàng này là khoảng 50 triệu USD.

Tháp Doha cao 46 tầng là cao ốc đẹp nhất khu vực Trung Đông và châu Phi, với điểm nhấn là kết cấu hình trụ lạ mắt cùng những lớp hoa văn đậm chất Hồi giáo ở bên ngoài. Nhìn từ xa, tòa tháp giống như một công trình điêu khắc giữa một rừng cao ốc xung quanh.


aspire-tower-doha-wikiarquitectura087-16691908942151831295255.jpg
 
Sửa lần cuối:
nó lấy cớ wc để duyệt chi 200 tỷ đô cho hạ tầng giao thông toàn cầu mà nó là một trạm chuyển.
chứ xây mấy cái sân chưa tới chục tỷ đô. Giàu ko đối thủ . bđs london newyork paris...bạt ngàn.
 
nó lấy cớ wc để duyệt chi 200 tỷ đô cho hạ tầng giao thông toàn cầu mà nó là một trạm chuyển.
chứ xây mấy cái sân chưa tới chục tỷ đô. Giàu ko đối thủ . bđs london newyork paris...bạt ngàn.
quê tau 200 tị chắc bốc hơi hơn nựa
 
Cuối tuần đi ngược 50 năm xem Quatar nó vươn mình nhờ dầu mỏ ra sao. Có dầu mỏ nhiều khai thác nhiều chưa chắc đã giàu thậm chí nghèo mạt rệp như Venezuela.
Nhưng Quatar nó biết xài tiền hợp lý

loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-4.png

50 năm trước
loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-3.png
Éo tìm hiểu về lịch sử của bọn này, sao vùng đất nhiều dầu mỏ vậy mà bọn nó đéo bị cướp nhỉ? Vẫn đk bú vang pháp, ăn bò dát vàng.
 
Éo tìm hiểu về lịch sử của bọn này, sao vùng đất nhiều dầu mỏ vậy mà bọn nó đéo bị cướp nhỉ? Vẫn đk bú vang pháp, ăn bò dát vàng.
Dầu mỏ rộ lên từ đầu thế kỷ 20 thôi, 100 năm trước đất nước nó cho người ta cũng dí card thèm lấy! Đất toàn sa mạc
Với lại nó chọn phe theo Mỹ có anh đại xã đoàn bảo kê!
Bố thằng nào dám đụng!
 
Trong số 2,5 triệu dân, chỉ có 700.000 người Qatar là phụ nữ. Sự chênh lệch lớn này chủ yếu vì có nhiều đàn ông nước ngoài đến Qatar làm việc và định cư
Thị trường đĩ tiềm năng
Đạo hồi có cho bán dâm hả?🤨
 
K
Cuối tuần đi ngược 50 năm xem Quatar nó vươn mình nhờ dầu mỏ ra sao. Có dầu mỏ nhiều khai thác nhiều chưa chắc đã giàu thậm chí nghèo mạt rệp như Venezuela.
Nhưng Quatar nó biết xài tiền hợp lý

loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-4.png

50 năm trước
loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-3.png
K có cây gì luôn.
 
Cuối tuần đi ngược 50 năm xem Quatar nó vươn mình nhờ dầu mỏ ra sao. Có dầu mỏ nhiều khai thác nhiều chưa chắc đã giàu thậm chí nghèo mạt rệp như Venezuela.
Nhưng Quatar nó biết xài tiền hợp lý

loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-4.png

50 năm trước
loat-anh-vo-gia-quatar-thay-doi-than-toc-chi-sau-50-nam-hinh-3.png
Sao tau đọc thấy ghi 12 năm trc, thời điểm trúng thầu wc 2022 nhỉ
 
Uhm tau dek hiểu bọn này
Cứ đem cây chịu hạn về trồng tiền sẵn làm ba cái này đâu có khó nhìn mát mẻ
Nó dùng tiền và công nghệ tây lôn mà cải tạo được thảm thực vật, kết hợp với công trình kiến trúc hiện đại mới bền vững.
Do giờ bán dâù thu được nhiều chứ khi dầu hết thì mới biết là mô hình hiện tại của nó có đúng hay không.
 
Top