Trần Hưng Đạo tuổi gì đòi so sánh với Thánh Quan Vũ. Người người thờ Quan Vũ, nhà nhà thờ Quan Vũ, đảng viên trưng tượng Quan Vũ, doanh nhân trưng tượng Quan Vũ. Còn tượng Trần Hưng đạo ? cút ra ngoài công viên mà xem
tổng hợp các đền thờ quan vũ ở bắc trung nam , quan vũ là 1 vị tướng đã được phong làm thánh thần bởi người đời : quan thánh đế quân, quan thánh võ đế, võ thánh, vũ thần
Một số đền Quan thánh ở miền Bắc
1. Đền Ngọc sơn ở hồ Hoàn kiếm, Hà Nội, ngày xưa từng là nơi thờ Quan thánh. [Văn bia II, 1978: 68]. Ở Hà Nội còn nói tới đền Quan thánh, nằm ở góc đường Quan thánh và đường Thanh Niên, khu phố Ba Đình; thực ra do gọi lầm Quán thánh ra Quan thánh. Quán tức là đạo quán, nơi tu hành của đạo sĩ đạo Lão. Quán thánh nguyên xưa là là đạo quán, xây năm 1010 lúc vua Lý Thái tổ dời đô về Thăng Long. Trong quán thờ Đức Chân vũ, cũng gọi Huyền thiên Trấn vũ, để hộ trì phía Bắc thành Thăng Long. Đời vua Lê Hy tông (1676-1704) tượng đức Trấn vũ được đúc bằng đồng đen, cao 3,96 mét, nặng bốn tấn. Năm 1893 tượng được đặt trên bệ đá cao 1,20 mét. Nay vẫn còn. Xem [Văn bia I, 1978: 53]; dẫn lại trong Lê Anh Dũng, Con đường Tam giáo Việt Nam, nxb Thành phố, 1994, tr. 54.
2. Đền Quan công ở huyện Thọ Xương, nay thuộc Hà Nội, ở bến Tây Luông, cách cửa chính đông kinh thành hai dặm. Tương truyền do quan Giao Châu Đô hộ phủ xây vào đời Đường. Sau này Chúa Trịnh cho trùng tu rộng lớn. Trước cửa đền có biển đề bốn chữ Thiên cổ Vĩ nhân. Theo Long Biên bách nhị vinh, và Thăng Long cổ tích khảo, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 549].
3. Miếu Quan đế do Bỉnh trung công thời Lê quyên tiền xây dựng, ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực, Hà Nội. Lúc đầu đền và nội điện gồm ba gian liền nhau, cổng và tường bao quanh xây gạch. Năm Giáp tuất (?) các kỳ lão trong phường đứng ra trùng tu, dời tiền điện ra ngoài để có khoảnh sân vuông ở giữa, rồi tô thêm tượng và dựng bia. Theo Phạm Lập Trai di văn tập, và Danh bút tùng thư, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 550].
4. Miếu Quan thánh ở xã Năng Tịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc thành phố Nam Định, do các thân hào của tỉnh dựng năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Năm Thành Thái thứ 3 (1891), miếu được trùng tu. Theo Nam Định địa dư chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 551].
5. Đền Quan đế quân ở xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dựng năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Theo Thanh Hóa tỉnh chí, và Đồng Khánh địa dư, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 551].
6. Đền Quan thánh do thương nhân đời nhà Thanh dựng ở phố Bắc Hà, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, nay là tỉnh Hải Hưng. Năm Tự Đức thứ 32 (1879), đền đổ nát, Tuần phủ Trần Văn Chuẩn hợp cùng các quan viên trong tỉnh đứng ra trùng tu. Theo Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 551].
7. Miếu Quan công do Hoa kiều dựng ở phố Minh hương, châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa, sau này là huyện Phong Thổ, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Theo Hưng Hóa địa chí, và Đồng Khánh địa dư chí lược, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 548].
8. Miếu Quan đế ở thành Mục Mã, nay là xã Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Được dựng vào đời vua Lê Hy Tôn Chương, năm Vĩnh Trị thứ 3 (1678). Theo Cao Bằng thực lục, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 550].
Một số đền Quan thánh ở miền Trung
1. Đền Quan công ở cạnh chùa Thiên Mụ. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) được trùng tu, vua ban cho biển ngạch bằng đồng. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) dời đền về xã Địa Linh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc thành phố Huế. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), vua ban cho biển ngạch gỗ thếp vàng. Hàng năm các quan đến tế lễ vào tháng 2, tháng 8 âm lịch. Theo Đại Nam nhất thống chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 549].
2. Đền Quan công do người Minh hương dựng ở phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Năm 1825, vua Minh Mạng tuần du qua đó, ban cho ba trăm lượng bạc để trùng tu. Theo Đại Nam nhất thống chí, Quảng Nam tỉnh chí lược, và Đại Nam dư địa chí ước biên, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 548, 549].
3. Đền Quan công ở huyện Tuy Lý, tỉnh Bình Thuận. Đại Nam nhất thống chí, dẫn trong [Ngô Đức Thọ 1993: 550].
Một số đền Quan thánh ở miền Nam
1. Chùa Quan đế ở đường Lê Quang Liêm (nay là Trần Văn Kiểu), Bình Tây, Chợ Lớn