Live Trận đánh quyết định của vn war - chiến dịch Tây Nguyên

Cunconfbi

Con chim biết nói
T thấy ở đây cũng rất nhiều thằng quan tâm về những trận đánh lớn ở vn war, nhưng đa số đọc ở nhiều nguồn nhảm, ko uy tín nên thông tin bị sai lệch. Hôm nay t sẽ vắn tắt trận đánh quan trọng nhất quyết định thế cục của chiến dịch hồ chí minh lẫn vn war này
# Về lực lượng:
Bắc Việt: Tầm 60k-70k, khoảng 100 tank + xe bọc thép, hơn 100 pháo cỡ lớn các loại, vài máy bay chủ yếu trinh sát
VNCH: Tầm 70-85k, khoảng 400 tank + xe bọc thép, hơn 300 pháo cỡ lớn các loại, ngoài ra hơn 300 máy bay chiên đấu và hàng trăm máy bay vận tải, trinh sát-những gì ngon nhất đều dành cho mặt trận Tây Nguyên này, vì Tây Nguyên là cửa ngõ sài gòn, mất tây nguyên thì sẽ mở được rất nhiều đường đánh thẳng xuống thủ đô SG
# Diễn biến:
Tây Nguyên là 1 chiến trường rộng lớn nên vnch phải rải quân ra khá nhiều chỗ, nhưng lại rải đúng những điểm Bắc Việt ko đánh thật vào mà chỉ giả đánh bằng nghi binh, trận thắng này chủ yếu là vì Phạm Văn Phú quá kém và Bắc Việt nghi binh quá hay.
- Thiệu và 1 số tướng VNCH đã đoán trước BV sẽ tấn công vào buôn mê, + thêm có 1 lính BV đào ngũ đã khai rằng BV điều động sư đoàn 10 đánh Đức Lập (căn cứ Núi Lửa), sư đoàn 320 đã đến Ea H'leo chuẩn bị đánh Thuần Mẫn (Cẩm Ga), một lực lượng khác sẽ tấn công Buôn Ma Thuột-tuy nhiên riêng phú cho rằng lính BV kia là trá hàng nhằm đánh lừa bên VNCH nên ko tin. Dù Thiệu dặn dò Phú khá kỹ về điều này, thậm chí còn lên phương án để điều sư đoàn 23 từ khu vực Pleiku - Kontum qua phòng thủ buôn mê, chính Phú đã ký vào quyết định chuyển quân này, thế nhưng trước ngày Buôn Mê bị đánh, chính Phú bóp dái tự ý hủy quyết định này, và vẫn giữ sư đoàn 23 ở lại pleiki-kontum. Mãi đến 4 giờ sáng ngày 10/3, khi xe tăng BV đã tiến vào Buôn Ma Thuột, tướng Phú mới được cấp dưới đánh thức và biết Buôn Ma Thuột là mục tiêu chính, nhưng đã quá muộn, BV chiếm được cứ điểm quan trọng là Buôn Mê dễ như ăn viên kẹo
- Sau đó bên VNCH đã tiến hành 1 số cuộc phản kích nhằm tài chiếm Buôn Mê:
Đến 12 giờ trưa ngày 14 tháng 3, các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 45 cùng tiểu đoàn bảo an tại điểm cao 581 trong kế hoạch phản kích hầu như bị đánh tan. Tiểu đoàn còn lại vừa đánh vừa lùi về khu vực Nông Trại. Bây giờ thì nhiệm vụ trước mắt của trung đoàn 44 (sư đoàn 23 QLVNCH) chưa phải là giải toả Buôn Ma Thuột mà là ứng viện cho trung đoàn 45 đang bị vây ép. Ngày 15 tháng 3, cánh quân còn lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị đánh tan, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đã nổ máy định bốc họ lên không.

Ngày 17 tháng 3, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên điều tiếp trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và tiểu đoàn xe tăng còn lại của trung đoàn 273 tăng cường cho trung đoàn 24 tấn công Phước An. Cùng ngày, trung đoàn 66 (sư đoàn 10) và trung đoàn đặc công 198 mở đợt tổng công kích vào cụm quân còn lại của trung đoàn 53 và liên đoàn 21 biệt động quân tại sân bay Hòa Bình (Phụng Dực). 11 giờ 30 sáng 17 tháng 3, sân bay Hòa Bình bị chiếm. Trung đoàn 53 bị xóa sổ. Một nhóm nhỏ gần 20 binh sĩ của cụm quân này thoát vây chạy về được Phước An. Trong ngày 17 tháng 3, trung đoàn 44 bị tấn công liên tục tan rã tại Phước An. Đại tá Đức (tư lệnh mới của sư đoàn 23) đưa sở chỉ huy nhẹ sư đoàn và hơn 700 quân còn lại về Chư Cúc. Ngay lập tức, họ bị trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và 1 tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 QGP truy kích, phải bỏ Chư Cúc chạy về Pleike. Trận phản kích của QLVNCH với ý định tái chiếm Buôn Ma Thuột thất bại.
Tạm thời đến đây, đoạn này Phú bóp team, bên VNCH mất buôn mê nhưng quân và trang bị vẫn còn rất đông, nhưng ngay sau đó thiệu đã có 1 hành động bóp dái còn kinh gấp mấy lần Phú, khiến cho trận này là thảm họa của vnch và biết trước là VNCH sẽ thua luôn cả cuộc chiến, rảnh t viết nốt phần bóp dái của Thiệu.
À trận này phú bóp team max kinh vs liên tục những quyết định sai lầm nhưng ĐHS bên topic các tướng giỏi của vnch vẫn thấy nhiều thằng nêu tên phú
P2 đây nhé:
https://xamvn.chat/r/p2-tran-danh-quyet-dinh-cua-vn-war-chien-dich-tay-nguyen.536008/
 
Sửa lần cuối:
T thấy ở đây cũng rất nhiều thằng quan tâm về những trận đánh lớn ở vn war, nhưng đa số đọc ở nhiều nguồn nhảm, ko uy tín nên thông tin bị sai lệch. Hôm nay t sẽ vắn tắt trận đánh quan trọng nhất quyết định thế cục của chiến dịch hồ chí minh lẫn vn war này
# Về lực lượng:
Bắc Việt: Tầm 60k-70k, khoảng 100 tank + xe bọc thép, hơn 100 pháo các loại, vài máy bay chủ yếu trinh sát
VNCH: Tầm 70-85k, khoảng 400 tank + xe bọc thép, hơn 300 pháo các loại, ngoài ra hơn 300 máy bay chiên đấu và hàng trăm máy bay vận tải, trinh sát-những gì ngon nhất đều dành cho mặt trận Tây Nguyên này, vì Tây Nguyên là cửa ngõ sài gòn, mất tây nguyên thì sẽ mở được rất nhiều đường đánh thẳng xuống thủ đô SG
# Diễn biến:
Tây Nguyên là 1 chiến trường rộng lớn nên vnch phải rải quân ra khá nhiều chỗ, nhưng lại rải đúng những điểm Bắc Việt ko đánh vào, trận thắng này chủ yếu là vì Phạm Văn Phú quá kém và Bắc Việt nghi binh quá hay.
- Thiệu và 1 số tướng VNCH đã đoán trước BV sẽ tấn công vào buôn mê, + thêm có 1 lính BV đào ngũ đã khai rằng BV điều động sư đoàn 10 đánh Đức Lập (căn cứ Núi Lửa), sư đoàn 320 đã đến Ea H'leo chuẩn bị đánh Thuần Mẫn (Cẩm Ga), một lực lượng khác sẽ tấn công Buôn Ma Thuột-tuy nhiên riêng phú cho rằng lính BV kia là trá hàng nhằm đánh lừa bên VNCH nên ko tin. Dù Thiệu dặn dò Phú khá kỹ về điều này, thậm chí còn lên phương án để điều sư đoàn 23 từ khu vực Pleiku - Kontum qua phòng thủ buôn mê, chính Phú đã ký vào quyết định chuyển quân này, thế nhưng trước ngày Buôn Mê bị đánh, chính Phú bóp dái tự ý hủy quyết định này, và vẫn giữ sư đoàn 23 ở lại pleiki-kontum. Mãi đến 4 giờ sáng ngày 10/3, khi xe tăng BV đã tiến vào Buôn Ma Thuột, tướng Phú mới được cấp dưới đánh thức và biết Buôn Ma Thuột là mục tiêu chính, nhưng đã quá muộn, BV chiếm được cứ điểm quan trọng là Buôn Mê dễ như ăn viên kẹo
- Sau đó bên VNCH đã tiến hành 1 số cuộc phản kích nhằm tài chiếm Buôn Mê:
Đến 12 giờ trưa ngày 14 tháng 3, các tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 45 cùng tiểu đoàn bảo an tại điểm cao 581 hầu như bị đánh tan. Tiểu đoàn còn lại vừa đánh vừa lùi về khu vực Nông Trại. Bây giờ thì nhiệm vụ trước mắt của trung đoàn 44 (sư đoàn 23 QLVNCH) chưa phải là giải toả Buôn Ma Thuột mà là ứng viện cho trung đoàn 45 đang bị vây ép. Ngày 15 tháng 3, cánh quân còn lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị đánh tan, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đã nổ máy định bốc họ lên không.

Ngày 17 tháng 3, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên điều tiếp trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và tiểu đoàn xe tăng còn lại của trung đoàn 273 tăng cường cho trung đoàn 24 tấn công Phước An. Cùng ngày, trung đoàn 66 (sư đoàn 10) và trung đoàn đặc công 198 mở đợt tổng công kích vào cụm quân còn lại của trung đoàn 53 và liên đoàn 21 biệt động quân tại sân bay Hòa Bình (Phụng Dực). 11 giờ 30 sáng 17 tháng 3, sân bay Hòa Bình bị chiếm. Trung đoàn 53 bị xóa sổ. Một nhóm nhỏ gần 20 binh sĩ của cụm quân này thoát vây chạy về được Phước An. Trong ngày 17 tháng 3, trung đoàn 44 bị tấn công liên tục tan rã tại Phước An. Đại tá Đức (tư lệnh mới của sư đoàn 23) đưa sở chỉ huy nhẹ sư đoàn và hơn 700 quân còn lại về Chư Cúc. Ngay lập tức, họ bị trung đoàn 28 (sư đoàn 10) và 1 tiểu đoàn của trung đoàn xe tăng 273 QGP truy kích, phải bỏ Chư Cúc chạy về Pleike. Trận phản kích của QLVNCH với ý định tái chiếm Buôn Ma Thuột thất bại.
Tạm thời đến đây, đoạn này Phú bóp team, bên VNCH mất buôn mê nhưng quân và trang bị vẫn còn rất đông, nhưng ngay sau đó thiệu đã có 1 hành động bóp dái còn kinh gấp mấy lần Phú, khiến cho trận này là thảm họa của vnch và biết trước là VNCH sẽ thua luôn cả cuộc chiến, rảnh t viết nốt phần bóp dái của Thiệu
Trước đây tao nghe 1 thông tin mà tao không nhớ đọc ở đâu là nguyên nhân cuộc chiến ở Tây Nguyên là bọn dân tộc Tây Nguyên học theo các nước khác muốn xây dựng quân đội, thiết lập 1 quốc gia độc lập riêng. Bọn tộc Tây Nguyên nghĩ làm vậy được vì có thể nhờ Mỹ bảo kê.
Ông Ngô Đình Diệm không chấp nhận chuyện này nên dồn quân lên tấn công Tây Nguyên, mục tiêu chính là các dân tộc thiểu số, họ tàn sát. Từ đó dân ở đây rất ghét bọn Ngô Đình Diệm, cả phía Mỹ cũng phản đối kịch liệt và xích mích mối quan hệ với Diệm từ đây. Bọn dân tộc Tây Nguyên vì ghét NĐD nên cấm đạo Công giáo mà chuyển sang đạo tương tự là Tin Lành, do đó ngày nay Tin Lành rất phát triển ở đây.

Cơm Sườn ở miền Bắc tràn vào hỗ trợ dân tộc Tây Nguyên với lời hứa quyền tự trị, giúp dân ở đây chống quân Diệm. Nhưng họ chỉ nhờ dân tộc TN tích trữ lương thực, còn khi hành quân thì họ đi vòng qua hướng Campuchia rồi đánh vào Bình Phước, Tây Ninh. Phối hợp với dân đạo Cao Đài nữa.
 
Hay quá. Tây nguyên địa lý di chuyển khá xa nhau. Chiến lược phòng thủ phán đoán sai rất khó để chữa cháy
 
Xưa thỉnh thoảng tao nghe ông Ngoại (1927) nói chuyện với mấy ông bạn già, phe này mạo danh phe kia đuổi cùng diệt tận thường dân, dân họ mới đặt hết niềm tin về bên còn lại, đứng lên khởi nghĩa. Sau đó họ biết bị lừa thì đã muộn màng.
Nói trắng ra chiến dịch tình báo, nằm vùng, phản gián… cọng hành thua trắng. Mất lòng dân cũng khởi nguyên từ đó, cọng thêm tệ nạn tham ô nhũng nhiễu trong giới c.a, bđ đô thành nên mới mất sạch.
 
Trước đây tao nghe 1 thông tin mà tao không nhớ đọc ở đâu là nguyên nhân cuộc chiến ở Tây Nguyên là bọn dân tộc Tây Nguyên học theo các nước khác muốn xây dựng quân đội, thiết lập 1 quốc gia độc lập riêng. Bọn tộc Tây Nguyên nghĩ làm vậy được vì có thể nhờ Mỹ bảo kê.
Ông Ngô Đình Diệm không chấp nhận chuyện này nên dồn quân lên tấn công Tây Nguyên, mục tiêu chính là các dân tộc thiểu số, họ tàn sát. Từ đó dân ở đây rất ghét bọn Ngô Đình Diệm, cả phía Mỹ cũng phản đối kịch liệt và xích mích mối quan hệ với Diệm từ đây. Bọn dân tộc Tây Nguyên vì ghét NĐD nên cấm đạo Công giáo mà chuyển sang đạo tương tự là Tin Lành, do đó ngày nay Tin Lành rất phát triển ở đây.

Cơm Sườn ở miền Bắc tràn vào hỗ trợ dân tộc Tây Nguyên với lời hứa quyền tự trị, giúp dân ở đây chống quân Diệm. Nhưng họ chỉ nhờ dân tộc TN tích trữ lương thực, còn khi hành quân thì họ đi vòng qua hướng Campuchia rồi đánh vào Bình Phước, Tây Ninh. Phối hợp với dân đạo Cao Đài nữa.
Cao đài ghét cs mà
 
Xưa thỉnh thoảng tao nghe ông Ngoại (1927) nói chuyện với mấy ông bạn già, phe này mạo danh phe kia đuổi cùng diệt tận thường dân, dân họ mới đặt hết niềm tin về bên còn lại, đứng lên khởi nghĩa. Sau đó họ biết bị lừa thì đã muộn màng.
Nói trắng ra chiến dịch tình báo, nằm vùng, phản gián… cọng hành thua trắng. Mất lòng dân cũng khởi nguyên từ đó, cọng thêm tệ nạn tham ô nhũng nhiễu trong giới c.a, bđ đô thành nên mới mất sạch.
ukm lý do 1 phần Phú ko nghĩ bv đánh vô buôn mê là vì nhờ có đám tộc Tây nguyên toàn báo tin tình báo giả
 
đéo có trận nào quyết định hết. Bọn vnch thua là tất yếu tại bọn mẽo rút quân + bọn lính vnch yếu vãi cặc. Chỉ cần bọn bò đỏ đánh là sẽ thắng
Bắc Kỳ được Liên Xô giúp đỡ khí tài nhưng không gửi quân sang đánh giúp. Hoa Kỳ rút quân là cân kèo thôi.
Sự khác biệt chủ yếu là Bắc Kỳ có dã tâm lớn hơn, muốn chiếm toàn bộ Việt Nam nên nghĩ ra mọi cách (lập mặt trận giải phóng miền nam để nội gián nằm vùng) Còn Nam Việt thì chỉ muốn giữ vĩ tuyến, giữ chế độ hiện tại nên không thành lập nội gián ở Bắc Kỳ.
 
Trận đánh này, Mr. Thieu bỏ cao nguyên trung phần nên SG mất theo luôn
Phú lần 1 bóp dái nên thiệu mất niềm tin, lần 2 phú nói đúng nhưng thiệu ko tin nữa, với phú trình còn hơi kém, sau này trận xuân lộc khi bv đã đi vòng qua xuân lộc ở ngã 3 dầu dây thì SG lệnh cho tướng Đảo phải rút quân về trong khi 3 phía đều là lính BV-và Đảo thực hiện trót lọt bảo toàn hơn 90% quân số, còn nhìn lại cuộc rút quân trên đường 7 của phú thực hiện-chỉ 2 từ thảm họa, yếu kém, rút về chết mẹ 75% quân lực. Nếu người được giao phòng thủ Tây Nguyên là lê minh đảo, hoặc chí ít là người chỉ đạo rút lui ở tây nguyên là lão Đảo thì chiến tranh còn kéo dài thêm vài năm nữa, hoặc có khi MN chưa chắc đã thua, nhưng đen lắm đó là sau trận Xuân lộc thì cq mn lẫn các cố vấn mỹ ms biết trình Đảo cao như thế
 
Phú lần 1 bóp dái nên thiệu mất niềm tin, lần 2 phú nói đúng nhưng thiệu ko tin nữa, với phú trình còn hơi kém, sau này trận xuân lộc khi bv đã đi vòng qua xuân lộc ở ngã 3 dầu dây thì SG lệnh cho tướng Đảo phải rút quân về trong khi 3 phía đều là lính BV-và Đảo thực hiện trót lọt bảo toàn hơn 90% quân số, còn nhìn lại cuộc rút quân trên đường 7 của phú thực hiện-chỉ 2 từ thảm họa, yếu kém, rút về chết mẹ 75% quân lực. Nếu người được giao phòng thủ Tây Nguyên là lê minh đảo, hoặc chí ít là người chỉ đạo rút lui ở tây nguyên là lão Đảo thì chiến tranh còn kéo dài thêm vài năm nữa, hoặc có khi MN chưa chắc đã thua, nhưng đen lắm đó là sau trận Xuân lộc thì cq mn lẫn các cố vấn mỹ ms biết trình Đảo cao như thế
Tướng Đảo quất trận Xuân lộc đúng đỉnh
 
Phú lần 1 bóp dái nên thiệu mất niềm tin, lần 2 phú nói đúng nhưng thiệu ko tin nữa, với phú trình còn hơi kém, sau này trận xuân lộc khi bv đã đi vòng qua xuân lộc ở ngã 3 dầu dây thì SG lệnh cho tướng Đảo phải rút quân về trong khi 3 phía đều là lính BV-và Đảo thực hiện trót lọt bảo toàn hơn 90% quân số, còn nhìn lại cuộc rút quân trên đường 7 của phú thực hiện-chỉ 2 từ thảm họa, yếu kém, rút về chết mẹ 75% quân lực. Nếu người được giao phòng thủ Tây Nguyên là lê minh đảo, hoặc chí ít là người chỉ đạo rút lui ở tây nguyên là lão Đảo thì chiến tranh còn kéo dài thêm vài năm nữa, hoặc có khi MN chưa chắc đã thua, nhưng đen lắm đó là sau trận Xuân lộc thì cq mn lẫn các cố vấn mỹ ms biết trình Đảo cao như thế
Cả quân khu 2 rộng lớn nhất gồm 2 mặt trận duyên hải và cao nguyên mà chỉ có 2 sư đoàn bb bảo vệ. Phòng thủ làm sao đc sư đoàn 22 bb lo mặt trận duyên hải. Sư đoàn 23 bb lo cao nguyên. 3 liên đoàn bộ binh phòng thủ kon tum. 2 trung đoàn 44,45 của sư đoàn 23 thì lo phòng thủ phleiku. Tại buôn ma thuột chỉ có trung đoàn 56 lại phải chia 1 tiểu đoàn phòng thủ quảng đức. Đất rộng trải dải vậy. Quân thì ít. Các vùng chiến thuật khác đều có 3 sư đoàn bb bảo vệ. Vùng 2 chỉ có 2 sư đoàn.
Còn vụ rút quân trên liên tỉnh lộ 7B. Là hành quân triệt thoái cấp quân đoàn đủ các loại binh chủng. Đường dài nhiều sông suối. Mà phú có chỉ huy đâu. Cuộc hành quân đấy ông nào cũng quyền ngang nhau. Đại tá Đồng tư lệnh lữ đoàn 2 thiết kỵ là một đại tá già và muôn phần bất mãn.
Ko phủ nhận Đảo có bản lĩnh nhưng Đảo chỉ huy chỉ một sư đoàn kia nó cả một quân đoàn cơ mà
 
Cả quân khu 2 rộng lớn nhất gồm 2 mặt trận duyên hải và cao nguyên mà chỉ có 2 sư đoàn bb bảo vệ. Phòng thủ làm sao đc sư đoàn 22 bb lo mặt trận duyên hải. Sư đoàn 23 bb lo cao nguyên. 3 liên đoàn bộ binh phòng thủ kon tum. 2 trung đoàn 44,45 của sư đoàn 23 thì lo phòng thủ phleiku. Tại buôn ma thuột chỉ có trung đoàn 56 lại phải chia 1 tiểu đoàn phòng thủ quảng đức. Đất rộng trải dải vậy. Quân thì ít. Các vùng chiến thuật khác đều có 3 sư đoàn bb bảo vệ. Vùng 2 chỉ có 2 sư đoàn.
Còn vụ rút quân trên liên tỉnh lộ 7B. Là hành quân triệt thoái cấp quân đoàn đủ các loại binh chủng. Đường dài nhiều sông suối. Mà phú có chỉ huy đâu. Cuộc hành quân đấy ông nào cũng quyền ngang nhau. Đại tá Đồng tư lệnh lữ đoàn 2 thiết kỵ là một đại tá già và muôn phần bất mãn.
Ko phủ nhận Đảo có bản lĩnh nhưng Đảo chỉ huy chỉ một sư đoàn kia nó cả một quân đoàn cơ mà
quân đoàn 2 mỏng hơn qđ 1 và 3 nhưng bên phía bv cũng ko sử dụng quá nhiều nhân lực cho chiến dịch này, về quân số lẫn trang thiết bị bên vnch đều hơn, cái chính là phú bố trí phòng thủ ko khéo, phán đoán sai hướng đánh của bắc việt từ đầu dẫn đến phòng thủ ko hiệu quả. Cuộc rút lui giao cho Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm – Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 đảm trách, ukm ok vụ rút lui do tướng cẩm đảm trách chứ ko phải phú.
Đảo khi đó còn khá trẻ, mới 42 tuổi, chưa có thắng lợi nào đặc biệt nên ko đc cất nhắc lên tư lệnh là đúng thôi, nếu trận xuân lộc có trước trận tây nguyên thì may ra
 
Top