Made in Germany

  • Tạo bởi Tạo bởi DE-VN
  • Start date Start date

DE-VN

Chú bộ đội
Địt bọp mãi cũng chán.
Tao thấy có nhiều tml có hứng tìm hiểu cuộc sống ở nước ngoài . Tao mở thớt này kể tuốt những gì tao được trải nghiệm ở xã hội Đức sau hai chục năm cắm rễ . Từ chuyện giáo dục , quản lý giao thông , quản lý xã hội ( y tế và phúc lợi ), quản lý lao động , người Việt vào Đức như thế nào.....kể cả chuyện quản lý thanh lâu ra sao.....
Những bài viết này là của tao, chúng mày sẽ đéo bao giờ thấy trên báo chính thống. Nên thằng nào thấy hay, hữu ích thì hóng, thằng nào thấy nhạt thì lượn, thằng nào thấy sai thì chỉnh, thằng nào cần thêm thông tin gì thì hỏi. Tao biết thì tao trả lời, tao không biết thì thằng khác ở Đức trả lời hộ.
Rượu, gạch thoải mái cho xôm

Tao sẽ bắt đầu bằng việc dịch một bài báo ( giấy ) , bài viết của một chính trị gia , cũng là ý nguyện cũng như mục tiêu theo đuổi của chính quyền và người dân Đức . Nội dung bài viết như này :

. Tôn trọng người cao tuổi
Số người cao tuổi sẽ tăng lên trong xã hội chúng ta. Điều đó đòi hỏi thế hệ trẻ phải kính trọng người già. Tôn trọng người già phải là một phẩm chất đạo đức sống còn. Nhường cho người cao tuổi chỗ ngồi trên xe buýt, mang hộ người già vật nặng....Tất cả mọi người đều phải tự hiểu điều đó.
. Đạo đức và truyền thống
" Trật tự là một nửa cuộc sống, rèn luyện sẽ trở thành thói quen ". Với một vài người đương thời những câu châm ngôn tưởng như đã cũ, không còn thích hợp nhiều trong thế giới chúng ta. Chẳng lẽ những câu châm ngôn như thế này không còn là ý thức sâu sắc, đơn giản trong một thế giới luôn phức tạp và hiện đại ?
. Trách nhiệm nuôi dưỡng con trẻ
Hiến pháp đã ghi : " Chăm sóc con trẻ là quyền tự nhiên và nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ ". Đó là lý do vì sao chúng ta phải giám sát thường xuyên nghĩa vụ này của các bậc cha, mẹ .Nhưng quốc gia không thể, không được phép thay thế gia đình. Sẵn sàng hòa nhập và những điều mới mẻ phải được đánh thức trong con trẻ . Giới hạn phải được chỉ rõ và kỷ luật trật tự phải trở thành nếp sống . Đó là những bài học đầu tiên cha mẹ phải truyền cho con trẻ . Cảm giác bắt buộc và nghĩa vụ phải được trau dồi trong mỗi gia đình . Sự hòa hợp giữa gia đình và xã hội . Sự đồng thuận giữa các đảng phái phải được cải thiện tốt hơn lên .
. Giới hạn và nguyên tắc
Sự tự do thân thể của mỗi công dân phải được bảo đảm . Đó là lý do chúng ta phải quyết tâm săn lùng tội phạm . Bảo vệ nạn nhân thay vì tội phạm . Đặc biệt chúng ta không được bỏ qua nơi mà ở đó cuộc sống của con người rơi vào nguy hiểm . Chẳng hạn một người phụ nữ bị hành hạ nơi công cộng, một cụ già đi đứng khó khăn, nhưng chẳng có ai nhường cho cụ một chỗ ngồi. Một thiếu niên bị đánh đập trước mắt mọi người . Chúng ta không được phép bỏ qua, chúng ta phải can thiệp và kêu gọi hỗ trợ .

Những vấn đề này phải luôn được nói chuyện công khai và rõ ràng. Thật tồi tệ khi mọi người im lặng và để nó trôi qua . Ai không có can đảm thì người đó không giải quyết được vấn đề gì .
Mỗi ngày mọi người hãy cùng nhau nói chuyện về điều đó trong bữa sáng, trong quán cà phê, trong câu lạc bộ, trường học....
Cả một thế hệ đã làm nên một nền kinh tế kỳ diệu từ đống đổ nát của những cuộc chiến tranh tàn khốc . Thành quả này vẫn được tiếp tục duy trì cho đến hôm nay ở những người công nhân, những chủ nghiệp đoàn can đảm, thành phần kinh tế tư nhân đã bảo đảm sự vững mạnh cho đất nước chúng ta . Made in Germany hôm qua cũng như hôm nay vẫn là một con dấu chất lượng .
 
Tao sẽ bắt đầu từ trải nghiệm giáo dục:

Trẻ em bắt buộc phải đến trường khi đến tuổi đi học . Đó là luật và cha mẹ phải có nghĩa vụ thực hiện .
Cha, mẹ có thể gửi con đi nhà trẻ ngay từ khi được một tuổi , nhưng không bắt buộc đến khi trẻ bắt đầu vào lớp 1. Hầu như đến ba tuổi là cha , mẹ phải đưa con đi mẫu giáo để đảm bảo quyền lợi cho con trẻ . Nếu cha, mẹ đi làm thì đóng một phần tiền phí . Còn không đi làm thì nhà nước sẽ trả khoản phí đó cho nhà trẻ .
Một nhà trẻ sẽ phân làm nhiều nhóm theo tên gọi ( chó,mèo, xanh, đỏ....). Mỗi nhóm độ trên dưới chục em ( không quá 15 cháu ) . Không có phân chia mầm , chồi gì hết . Mà trộn chung từ đứa sắp đi học ( 6 tuổi ) với đứa ba tuổi . Giáo viên giám sát cùng với những đứa lớn hướng dẫn, giúp đỡ đứa nhỏ sinh hoạt, vui chơi.
Học luôn đi đôi với hành ngay từ khi bước chân vào nhà trẻ hai tuổi . Hàng tuần và hàng tháng các nhóm luân phiên nhau đi dã ngoại thực tế . Những đứa nhỏ chưa đi nhanh được thì giáo viên xếp 4, 5 cháu vào một xe kéo đi. Đã đi tốt , thì cứ hai đứa cầm tay nhau . Đi khi thì bằng phương tiên xe buýt, khi thì bằng tàu điện . Và bắt đầu tiếp cận xã hội và học cánh sống ngay từ khi bước chân lên tàu . Cô giáo sẽ hướng dẫn thế nào là trật tự xã hội .Kiểu như lên xe phải xếp hàng, ngồi ngay ngắn, giữ trật tự nơi công cộng . Đi vào thành phố thì học cách sang đường đèn xanh đỏ, tham gia giao thông , cửa hàng nào phục vụ nhu cầu nào ..... Đi vào rừng thì học về thiên nhiên và cách giữ gìn môi trường.
Đến lớp 4 là nhà trường tổ chức cho các lớp tự tổ chức cho các cháu đi xa gia đình một tuần . Tức là sẽ sống cách biệt bố , mẹ một tuần, để tụi trẻ học cách sống tự lập và ý thức sống trong môi trường tập thể.
Một lớp học phổ thông không đông quá hai chục người . Thường ngồi theo kiểu quây tròn , để tiện cho việc học hành trao đổi giữa giaó viên và các học sinh với nhau kiểu thảo luận.
Học sinh phổ thông ở Đức ngoài các môn khoa học tự nhiên và xã hội thì có thêm môn học tôn giáo ( tự chọn, không bắt buộc ).
Học hết lớp 4 ( cơ sở ) là phân chia trường. Cháu nào học khá thì vào trường chuyên và theo đuổi hết 12 năm phổ thông . Tất nhiên là trong quá trình học không theo được thì lại xuống trường thường .
Cháu nào học lực trung bình và kém thì vào trường thường ( học xuất sắc thì lại lên chuyên) . Trường thường này chỉ dạy đến hết lớp 9 là dừng . Sau đó các cháu sẽ phải chọn lấy một nghề mà học . Học nghề không bắt buộc nếu như các cháu muốn đi làm hay tìm được việc làm ngay . Còn không đi làm , cũng không đi học thì sở lao động nó sẽ gọi ra hỏi thăm lý do . Tất nhiên là đến lúc này thì các cháu phải chọn hoặc đi học hoặc đi làm rồi.
Đức không tổ chức thi tuyển đại học mà chỉ xét đểm tú tài cũng như kết quả ba năm cuối . Điểm cao thì cơ hội chọn trường , chọn ngành cũng cao hơn . Các trường cũng xét tuyển từ cao xuống thấp.
Học nghề thì không phải đóng học phí , đăng ký học ở trường nghề và đồng thời đăng ký luôn học nghề ở một công ty , cửa hàng . Một tháng thì học thực tế ba tuần ở hãng xưởng, một tuần quay về học lý thuyết ở trường . Học nghề thì được tiền trợ cấp hàng tháng từ hãng ( khoảng 300-400 €/tháng ) . Ăn, ở thiếu đâu thì đặt đơn xin thêm sở lao động. Học nghề khoảng ba năm.
Đi làm thuê thì không bắt buộc phải có chứng chỉ nghề . Nhưng tự đứng tên mở cửa hàng ( ngoại trừ ăn, uống, buôn bán vặt... ) thì phải có chứng chỉ nghề . Kiểu như cắt tóc, massage, làm nail...là phải có chứng chỉ nghề.
Học phí không phải đóng ở bậc phổ thông , còn đại học thì hầu hết là các bang miễn phí cho sinh viên, áp dụng cho cả du học sinh nước ngoài.
 
Tao phang tiếp phần ứng xử, quản lý giao thông:

Mọi công dân qua tuổi 16 là có quyền đặt đơn xin học lái xe . Tất nhiên có bằng rồi thì cũng chưa được phép lái xe một mình mà phải có người giám hộ ( cha, mẹ ,anh , chị...) ngồi bên cạnh đến khi bước sang tuổi 18 . Người giám hộ trong 5 năm trước đó không bị tước bằng lần nào thì mới được quyền giám hộ.
Tất cả mọi trường lái ở Đức đều không cần bãi tập sa hình . Mà chỉ vọn vẹn có một văn phòng để học viên đăng ký và học lý thuyết . Cũng theo trình tự như Việt Nam là phải trải qua hai lần thi lý thuyết và thực hành .
Giờ đầu học thực hành là học viên ngồi lên xe và lái luôn ra đường tham gia cùng với các phương tiện giao thông khác . Tất nhiên là mất 5 phút đầu thầy giáo chỉ cách chỉnh gương, chỉnh ghế , những công tắc cơ bản như đèn đóm, gạt nước , Pan, sang số.....Rồi sau đó là quất luôn trên đường . Vừa chạy lòng vòng , dừng, đỗ.... thầy vừa chém bên tai cách xử lý các tình huống trên đường theo đúng quy tắc ứng xử và luật giao thông . Sẽ có ba phần chạy cơ bản trong quá trình học ( chạy trong phố , chạy cao tốc và chạy ban đêm ) . Khi nào thầy thấy ổn là bảo học viên đi thi .
Hôm thi lấy bằng (cũng ngoài đường luôn ) ngoài thầy ngồi nghế bên , còn thêm ông giám thị ngồi nghế sau ra lệnh chạy theo ý ông ấy . Phạm bất kỳ lỗi gì nhỏ nhất ( kiểu như chuyển làn, rẽ , lùi, đậu xe...mà không ngoái cái đầu ra sau ) là giám thị nó bắt đỗ lại ngay lấp tức . Chuyển vô lăng cho thầy chở về , lần sau thi lại.
Cảnh sát Đức khi muốn bắn tốc độ nó cũng kết hợp các kiểu như Việt Nam là cố định ( cột đèn chụp ) , lưu động ( đặt máy ngụy trang trên phố , đường kiểu anh Núp ) và còn kiểu nữa là đi tuần trên cao tốc gắn thêm máy bắn tốc độ , ông lao quá đà là nó vọt lên vợt vào lề hỏi thăm . Tuy nhiên kiểu đặt máy lưu đông thì nó thường thông báo trước trong báo ngày của địa phương, rằng là hôm nay , tại quãng này có đặt máy chụp . Ông nào đọc báo biết thì nhớ mà lé . Ông nào không đọc lại thêm thói quen mát ga thì ráng mà chịu.
Chạy quá tốc độ không nhiều thì nó chỉ phạt tiền . Còn quá nhiều thì cũng tùy , có mức thì ngoài tiền ra thêm ghi điểm ( kiểu bấm lỗ ở Việt ), còn nhanh hơn nữa thì vừa bị ghi điểm vừa bị thu bằng .
Ở Đức có một trung tâm chuyên lưu giữ hồ sơ của tất cả mọi cá nhân vi phạm giao thông . Trong hồ sơ đó ghi tất cả những lỗi đã phạm, đã bị ghi bao nhiêu điểm . Cảnh sát khi kiểm tra bằng lái người tham gia giao thông trên đường ở bất kỳ xó xỉnh nào , chỉ cần nhấn chuột hay một cú phôn là có hết hồ sơ . Bị ghi quá 15 điểm là bị tước bằng , bắt học lại . Còn trong hai năm không bị ghi thêm điểm nào thì nó sẽ trừ dần điểm cho . Tiếp tục không phạm lỗi những năm tiếp theo thì nó xóa.
Tội uống rượu lái xe thì dĩ nhiên là nặng rồi. Ban đầu cảnh sát nó sẽ bắt thổi, ông nào láu cá thổi theo kiểu cho hơi vào ống ít , thì nó sẽ cưỡng chế đến bệnh viện hút máu ra thử . Quá nhiều nồng độ cồn trong máu thì tước bằng luôn . Sáu tháng sau đi làm thêm hai cái Test nữa ( một kiểm tra cồn trong máu, một kiểm tra tâm lý ) . Qua được hai cái Test này mới được phép học lại và lấy bằng .
Còn chạy xe không bằng lái bị nó tóm được thì cấm vĩnh viễn học lái luôn.
Còn bàn về tuân thủ luật giao thông thì ý thức chắc chỉ chiếm vài % . Còn lại là sợ luật hơn sợ bố . Từ sợ luật dần dà thành thói quen ý thức .
Hệ thống đèn giao thông ở Đức thì tất cả đều được lập trình một cách khoa học . Tỉ dụ như ban ngày , giờ cao điểm thì thời gian chuyển từ xanh sang đỏ và ngược lại là cố định . Nhưng hết giờ đó là mắt thần của Camera tham gia điều tiết . Camera này nhỏ như quả táo , không có phần mềm lưu hình . Mà chỉ đơn giản là nhìn lượng xe đi đến để chuyển qua xanh hay đỏ mà thôi.
Ngoài ra khi chuyển xanh-đỏ ở giao cắt thì tất cả các đèn từ các hướng đều đỏ trong 5 giây . Sở dĩ nó thiết kế như vậy để giảm thiểu rủi ro cho người đi bộ qua đường và cho những trường hợp đến sát vạch rồi mà không kịp phanh ( tất nhiên đèn vẫn vàng ). Bởi trong thành phố cho phép chạy tối đa 50 km/h ( tốc độ này thì khó phanh gấp ở giao cắt ) , mà hầu như tất cả các tuyến phố và các thành phố đều chạy được ở tốc độ này vì sự phần làn , tuyến và bố trí đèn báo hợp lý.
 
Ngày xưa có mấy thằng đi học tiếng Đức xong qua Đức học chỉ tốn tiền ăn ở chứ không tốn tiền học. Tao nhớ không lầm cũng khoảng 20 năm trước. Đang có thằng anh họ làm bác sỹ bên Đức. Nói chung tao hâm mộ 2 dân tộc Đức và Nhật. Từng tiếp xúc với người Đức và Việt Kiều Đức khá sâu. Thấy cái cách họ tư duy rất chuẩn mực
 
Hay đấy tml. Chừng nào đến đoạn gái Đức thì ới tao 1 câu.
Nghe nói hàng xóm thằng Đức là Ba Lan gái ngon lắm, không biết bên Đức có nhiều phò người Ba Lan không mày.
 
Đang có thằng anh họ làm bác sỹ bên Đức. Nói chung tao hâm mộ 2 dân tộc Đức và Nhật. Từng tiếp xúc với người Đức và Việt Kiều Đức khá sâu. Thấy cái cách họ tư duy rất chuẩn mực
Trong môi trường lao động và trong môi trường xã hội nó rèn như vậy. Càng ở lâu càng nhiễm. Nếu không theo thì sẽ bị bật ra ngoài lề.
 
Trong môi trường lao động và trong môi trường xã hội nó rèn như vậy. Càng ở lâu càng nhiễm. Nếu không theo thì sẽ bị bật ra ngoài lề.
Tao nhớ mãi thằng người Đức tao dắt đi nhậu quán lề đường ở Sài Gòn. Nó rất hoà đồng và cũng cặp với 1 cô Việt Nam. Cũng tập ăn đũa hẳn hoi. Thấy thú vị tao dụ nó ăn lòng gà xào mướp. Nó hỏi đây là món gì. Con ghệ nó nói nguyên văn là :”inside the kitchen”. Nó không ăn. Ngồi nhậu chỉ uống 2 chai xong chở con ghệ về. Nguyên tắc vl. Còn lên nhà nó chơi nó đi bộ ra mua bia lon về uống thoải mái. Nhờ nó mà bây giờ uống bia tao toàn uống không đá. Với nó bia chỉ là uống để mát và giải khát. Chè chén là phải dùng rượu chứ bia thấy nó uống tỉnh vl
 
Tao nhớ mãi thằng người Đức tao dắt đi nhậu quán lề đường ở Sài Gòn. Nó rất hoà đồng và cũng cặp với 1 cô Việt Nam. Cũng tập ăn đũa hẳn hoi. Thấy thú vị tao dụ nó ăn lòng gà xào mướp. Nó hỏi đây là món gì. Con ghệ nó nói nguyên văn là :”inside the kitchen”. Nó không ăn. Ngồi nhậu chỉ uống 2 chai xong chở con ghệ về. Nguyên tắc vl. Còn lên nhà nó chơi nó đi bộ ra mua bia lon về uống thoải mái. Nhờ nó mà bây giờ uống bia tao toàn uống không đá. Với nó bia chỉ là uống để mát và giải khát. Chè chén là phải dùng rượu chứ bia thấy nó uống tỉnh vl
Thì bia đức nhà nó nổi tiếng thế giới còn gì. Khéo hồi bé nó bú bia thay sữa thì lo mà chả uống như uống nc.hehe
 
Thì bia đức nhà nó nổi tiếng thế giới còn gì. Khéo hồi bé nó bú bia thay sữa thì lo mà chả uống như uống nc.hehe
:vozvn (18): Tao ghẹo tụi mày cái inside the kitchen với inside the chicken mà ko nhận ra à. Nói thế thôi chứ do cái kiểu uống của nó nữa. Nó uống lon bia mà như kiểu mày uống lon nước ngọt. Cứ nhấm nháp cái kiểu éo gì ấy. Mình ngồi làm cùng cũng uống theo kiểu đó chứ ko lẽ bắt nó lấy đá, lấy mồi. Ngồi làm chung mấy ngày thấy uống vậy cũng hay hay. Thế là học theo luôn
 
Tao nhớ mãi thằng người Đức tao dắt đi nhậu quán lề đường ở Sài Gòn. Nó rất hoà đồng và cũng cặp với 1 cô Việt Nam. Cũng tập ăn đũa hẳn hoi. Thấy thú vị tao dụ nó ăn lòng gà xào mướp. Nó hỏi đây là món gì. Con ghệ nó nói nguyên văn là :”inside the kitchen”. Nó không ăn. Ngồi nhậu chỉ uống 2 chai xong chở con ghệ về. Nguyên tắc vl. Còn lên nhà nó chơi nó đi bộ ra mua bia lon về uống thoải mái. Nhờ nó mà bây giờ uống bia tao toàn uống không đá. Với nó bia chỉ là uống để mát và giải khát. Chè chén là phải dùng rượu chứ bia thấy nó uống tỉnh vl
Vì thế tim, gan, cật, mề....lợn, gà, bò luôn rẻ hơn giá thịt và giá đó rất tốt cho đồng bào ta ở bên đây với thói quen nhậu nội tạng từ bé.
Tụi nó chỉ uống bia ướp lạnh, hoặc trong chai, hoặc trong bom bất kể mùa nào trong năm, chứ không trộn đá làm mất con mịa nó hương vị bia. Nhà hàng muốn bán lạnh thì phải chuẩn bị tủ mát tốt, nếu không thì dẹp tiệm.
 
Địt bọp mãi cũng chán.
Tao thấy có nhiều tml có hứng tìm hiểu cuộc sống ở nước ngoài . Tao mở thớt này kể tuốt những gì tao được trải nghiệm ở xã hội Đức sau hai chục năm cắm rễ . Từ chuyện giáo dục , quản lý giao thông , quản lý xã hội ( y tế và phúc lợi ), quản lý lao động , người Việt vào Đức như thế nào.....kể cả chuyện quản lý thanh lâu ra sao.....
Những bài viết này là của tao, chúng mày sẽ đéo bao giờ thấy trên báo chính thống. Nên thằng nào thấy hay, hữu ích thì hóng, thằng nào thấy nhạt thì lượn, thằng nào thấy sai thì chỉnh, thằng nào cần thêm thông tin gì thì hỏi. Tao biết thì tao trả lời, tao không biết thì thằng khác ở Đức trả lời hộ.
Rượu, gạch thoải mái cho xôm

Tao sẽ bắt đầu bằng việc dịch một bài báo ( giấy ) , bài viết của một chính trị gia , cũng là ý nguyện cũng như mục tiêu theo đuổi của chính quyền và người dân Đức . Nội dung bài viết như này :

. Tôn trọng người cao tuổi
Số người cao tuổi sẽ tăng lên trong xã hội chúng ta. Điều đó đòi hỏi thế hệ trẻ phải kính trọng người già. Tôn trọng người già phải là một phẩm chất đạo đức sống còn. Nhường cho người cao tuổi chỗ ngồi trên xe buýt, mang hộ người già vật nặng....Tất cả mọi người đều phải tự hiểu điều đó.
. Đạo đức và truyền thống
" Trật tự là một nửa cuộc sống, rèn luyện sẽ trở thành thói quen ". Với một vài người đương thời những câu châm ngôn tưởng như đã cũ, không còn thích hợp nhiều trong thế giới chúng ta. Chẳng lẽ những câu châm ngôn như thế này không còn là ý thức sâu sắc, đơn giản trong một thế giới luôn phức tạp và hiện đại ?
. Trách nhiệm nuôi dưỡng con trẻ
Hiến pháp đã ghi : " Chăm sóc con trẻ là quyền tự nhiên và nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ ". Đó là lý do vì sao chúng ta phải giám sát thường xuyên nghĩa vụ này của các bậc cha, mẹ .Nhưng quốc gia không thể, không được phép thay thế gia đình. Sẵn sàng hòa nhập và những điều mới mẻ phải được đánh thức trong con trẻ . Giới hạn phải được chỉ rõ và kỷ luật trật tự phải trở thành nếp sống . Đó là những bài học đầu tiên cha mẹ phải truyền cho con trẻ . Cảm giác bắt buộc và nghĩa vụ phải được trau dồi trong mỗi gia đình . Sự hòa hợp giữa gia đình và xã hội . Sự đồng thuận giữa các đảng phái phải được cải thiện tốt hơn lên .
. Giới hạn và nguyên tắc
Sự tự do thân thể của mỗi công dân phải được bảo đảm . Đó là lý do chúng ta phải quyết tâm săn lùng tội phạm . Bảo vệ nạn nhân thay vì tội phạm . Đặc biệt chúng ta không được bỏ qua nơi mà ở đó cuộc sống của con người rơi vào nguy hiểm . Chẳng hạn một người phụ nữ bị hành hạ nơi công cộng, một cụ già đi đứng khó khăn, nhưng chẳng có ai nhường cho cụ một chỗ ngồi. Một thiếu niên bị đánh đập trước mắt mọi người . Chúng ta không được phép bỏ qua, chúng ta phải can thiệp và kêu gọi hỗ trợ .

Những vấn đề này phải luôn được nói chuyện công khai và rõ ràng. Thật tồi tệ khi mọi người im lặng và để nó trôi qua . Ai không có can đảm thì người đó không giải quyết được vấn đề gì .
Mỗi ngày mọi người hãy cùng nhau nói chuyện về điều đó trong bữa sáng, trong quán cà phê, trong câu lạc bộ, trường học....
Cả một thế hệ đã làm nên một nền kinh tế kỳ diệu từ đống đổ nát của những cuộc chiến tranh tàn khốc . Thành quả này vẫn được tiếp tục duy trì cho đến hôm nay ở những người công nhân, những chủ nghiệp đoàn can đảm, thành phần kinh tế tư nhân đã bảo đảm sự vững mạnh cho đất nước chúng ta . Made in Germany hôm qua cũng như hôm nay vẫn là một con dấu chất lượng .

Anh có link nguồn của bài báo này không, tiếng Đức hay tiếng Anh đều được! :)
 
:vozvn (18): Tao ghẹo tụi mày cái inside the kitchen với inside the chicken mà ko nhận ra à. Nói thế thôi chứ do cái kiểu uống của nó nữa. Nó uống lon bia mà như kiểu mày uống lon nước ngọt. Cứ nhấm nháp cái kiểu éo gì ấy. Mình ngồi làm cùng cũng uống theo kiểu đó chứ ko lẽ bắt nó lấy đá, lấy mồi. Ngồi làm chung mấy ngày thấy uống vậy cũng hay hay. Thế là học theo luôn
Tao chịu. Đéo uống đc bia k đá. Hoặc k ướp lạnh. Uống vào trớ ngang, k nuốt xuống đc.hic
 
Review về quyền tự do ngôn luận, sự tôn trọng về khác biệt trong tư duy đi m?
Mảng này nó quá rộng, tao chưa biết bắt đầu từ đâu, để tao nghĩ chút nha.
Anh có link nguồn của bài báo này không, tiếng Đức hay tiếng Anh đều được!
Tớ đã bảo ở trên là báo giấy mà, tớ chỉ vừa dịch, vừa viết ra, nên lấy đâu ra link. Rất tiếc
 
Top