Tao, nhận xe vf8 tròn 30 ngày chạy 3200km, trả tiền điện 2,5 củ, pin 1,9 củ. Từng bóc bánh prado 2009, s500 2011, cayene s 2013, xuống bt 50 2015, switf 2016. Tao cho là tiền nào của đấy nhưng đéo phải đâu, xe càng hịn tiền thuế nộp chú phỉnh càng nhiều, giá trị nhận được nhiều nhất là độ oai thôi. Còn xe ngon hay ko phải đi dăm năm mới kết luận được. Ngon cái là xưởng phủ sóng cao, và con xe dưới tỷ nhưng dịch vụ sau bán thua lol gì Pos với Merc.
Chú chơi xe mà cách chơi, và cách nhìn nhận vấn đề nó "lằng ngoằng lắm".
Thứ nhất, người ta đi xe xịn đương nhiên là "oai", nhưng không phải quan tâm "tiền thuế" làm gì đâu. Đã mua xe xịn thì có ai ngu mà bỏ tiền túi ra mua xe đâu mà phải lo "thuế".
Tiền ở đâu ra để mua xe "xịn".
Ở VN, người mua xe xịn có mấy loại thế này:
Thứ nhất là thiếu gia, thì không phải lo tiền túi, mà bố mẹ cho tiền. Bố mẹ làm quan chức (tiền thì là tiền lobby chạy chức chạy ghế) hoặc bố mẹ làm doanh nghiệp thì tiền đó là tiền chùa dự án.
Thứ hai là làm doanh nghiệp, 95% doanh nghiệp ở VN mua xe đều vay hết. thì con xe đó đứng tên vào cty, con xe càng xịn thì càng gán luôn vào dự án, là tài sản đảm bảo cho khoản vay của cả dự án. Nên không phải lo gì về thuế đâu. Vì toàn bộ là dự án hết, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nó đắt tiền hơn con xe rất nhiều, vd: đất đai kho bãi nhà xưởng + dây chuyền công nghệ và trang thiết bị của 1 dự án có thể là 1.000 tỷ, cũng có thể lên đến 5.000 tỷ, 7.000 tỷ, , vài con xe "siêu sang" thì xét về trị giá cũng chỉ là loại "cỏ" nếu so về trị giá của dự án, vì con xe "siêu sang" thì tầm 15-60 tỷ/con, bao ra biển trắng, là mua được rồi. Nên trị giá xe nó rất nhỏ. Gài vào dự án để rút tiền ra chơi xe, thế mới là "đại gia" có cái đầu sỏi ở VN. Đại gia ở VN không phải ngu để bỏ tiền túi của họ ra mua xe. Mà mua xe dạng cắm vào ngân hàng, và xe khấu hao để giảm luôn cả tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, và hạch toán luôn cả thuế VAT vào để khấu trừ chi phí cho doanh nghiệp, lợi nhiều đường.
Thâm chí doanh nghiệp còn càng mong dự án "càng to càng tốt", vay càng nhiều càng tốt, và hạch toán riêng rẽ các khoản vay của dự án vào các công ty con, gọi là doanh nghiệp dự án, vd, các dự án BOT. Vì trị giá dự án càng to, thì càng có cơ sở "kéo dài thời gian thu phí để hoàn vốn", nên không phải sợ vay.
Kiểu như anh Quyết còi ý. Con Roll Royce Ghost biển 30F-18788 dí vào BIDV Quy Nhơn (khoản vay tổng là 177 tỷ, xe chỉ là "muỗi") , con Roll Royce Phantom biển 30E-13388 dí vào OCB (khoản vay là hơn 2000 tỷ, xe chỉ là "muỗi") . Xe càng xịn thì ngân hàng mới là nắm dao đằng lưỡi vì bị trượt giá xe. chứ anh Quyết chẳng việc gì phải lo, có phải tiền của anh Quyết đâu mà phải lo.
Nhưng con xe nó phục vụ nhiều mục đích khác nhau, và hiệu quả của nó lớn hơn là độ "oai".
Hồi anh Quyết chưa bị bắt, hay mang con Roll Royce đó đỗ chình ình trước cửa khách sạn FLC Hạ Long, FLC Sầm Sơn. Phó chủ tịch Boeing sang VN, ngồi lên xe còn ngất trên giàn quất, nhiều "đối tác" của anh Quyết được anh Quyết mời đi xe, thì "nể" đại gia đi Roll Royce nên hay đồng ý "cơ cấu nợ", giãn nợ cho anh Quyết. anh Quyết thật ra nợ đầm đìa từ sau vụ nướng 5000 tỷ vào cái FLC Sầm Sơn từ 2017 rồi. Hồ sơ lên cục từ ngày đó rồi. Nhưng nhờ "xe đẹp", nhờ "chi đẹp" nên mới câu giờ hết năm này qua năm khác.
Các ông đi Roll Royce ở VN toàn nợ ít nhất "mấy nghìn tỷ", nhiều thì "mấy chục nghìn tỷ" như thế. Nhờ có Roll Royce là "khiên đỡ đạn" nên họ được đối tác "yên tâm" bơm thêm tiền vào.
Chú Tuấn Sunshine cũng có con Roll Royce biển 30E-06...., nợ 20.000 tỷ!
Đặc điểm chung là thế này:
Họ đi xe xịn, thì đối tác nhìn vào, thấy "yên tâm" còn chờ họ họ cày, đồng ý giãn nợ, cơ cấu nợ.
Chứ không có xe xịn, đối tác tưởng "sắp sập nguồn", lại càng vào xiết, thì lúc đó đại gia VN khối ông "sập thật luôn".
Nên cái xe nó là đánh bóng hình ảnh, khuếch trương thanh thế, gia tăng ảnh hưởng truyền thông cho các ông chủ doanh nghiệp ở VN. Để họ không bị chủ nợ nhảy vào xiết.
Còn cái "xưởng phủ sóng" cao không quan trọng lắm. Quan trọng là nhà sản xuất phải tạo được thị trường thứ cấp, để có nhiều nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng after market. Chứ làm kiểu độc quyền như anh V, thì xe có vấn đề, kéo về xưởng, xưởng là dại lý ủy quyền nhưng bảo khách hàng chờ "nửa năm" mới có phụ tùng thay thế, thì khách hàng "khóc". Người có chục con xe thì không sao, chứ người có mỗi 1 con xe để đi kiếm ăn, mà xe hỏng phải để ở xưởng nửa năm chờ đồ, thì khách chết trước. Và vấn đề với anh V sau này sẽ chính là mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng after market đó.
Con Cayene tao từng nằm đường bó phanh vì lỗi phần mềm sau có mấy tháng dùng, kéo về HN mất 10 củ sửa mất 15phút.
Con S nổ bóng hơi 2 lần sửa mất hơn 100, từng bị lỗi hộp điều khiển trung tâm hàng hãng 120 củ, thay hàng bãi 20 củ.
Bây giờ bàn về con Mercedes S, và con Porsche Cayenne.
Đã chơi xe lên tầm nghệ nhân, phải am hiểu về xe, và xử lý vấn đề một cách thông minh, và xử lý tổng quát, theo hướng đầu tư luôn cả các trang thiết bị để đảm bảo cho xe ngon.
Porsche Cayenne có đặc điểm là hay bị lỗi hệ thống khóa: Khóa 4 cánh cửa, khóa cổ vô lăng, và khóa phanh. Vì điện. Nhiều con phải cứu hộ từ Đà Nẵng ra HN, chỉ cắm máy vào check và xóa lỗi là hết, là lại đi trên đường. NHƯNG HIỆN TẠI NHIỀU CHỦ XE PORSCHE Ở VN, HỌ LÀ ĐẠI GIA, NHƯNG LÀ TRỌC PHÚ, NÊN KHÔNG ĐẦU TƯ MÁY CHẨN ĐOÁN, CÓ GÌ CŨNG GỌI VÀO HÃNG, PHỤ THUỘC HẾT VÀO HÃNG. THẾ THÌ THÔI, HỌ LÀM GÀ ĐỂ CHO HÃNG THỊT.
Thế thì người chơi xe ở tầm cao họ làm gì. Tôi hỏi thẳng luôn là cái máy đó bao nhiêu tiền, hãng có thì tại sao mình không có. Hãng cắm máy vào xóa lỗi được, tại sao mình không mua được. Trên đời này không có gì là không mua được. Cái máy chẩn đoán tổng quát có chiều sâu đó, chỉ khoảng 3000 USD (với hàng ngoài, bao gồm cả nhãn hiệu Porsche), và chỉ khoảng 10.000 USD (hàng của Porsche). Sợ gì mà không mua. Mua rồi để luôn lên xe. Xe đi bất kỳ vùng trời biển nào thì có máy chẩn đoán để trên xe luôn, lỗi gì cắm máy vào tự xóa luôn. Vì mất công gọi cứu hộ kéo về hãng thì bản chất là ông thợ ở hãng họ cũng cắm máy chẩn đoán vào để check lỗi điện, và xóa lỗi, chứ đã làm được cái gì ghê gớm siêu phàm.
Về con S, đừng có nói là "nổ bóng hơi". Nghe nó như là hù dọa người không biết gì về xe. Vì bóng hơi nó không "Nổ" bùm một phát, nó có tanh thép bọc vòng quanh. Chính xác là nó bị rò rỉ khí, xì bóng hơi. Phải hiểu nguyên nhân nó tại sao như thế.
Một hệ thống giảm sóc hơi của con S có các thành phần: Bơm nâng gầm, van chia hơi, bộ dây hơi, và 4 giảm sóc đi kèm bóng hơi. 1 bộ bóng hơi có độ bền độ 3 năm. Khi bắt đầu 1 hành trình, cần hiểu xem bộ bóng hơi của xe được lắp từ năm nào, đến hạn thay chưa. Cẩu nâng gầm lên và thấy bóng hơi bị rạn chân chim (bất kỳ bóng hơi nào sắp bị thủng cũng bắt đầu bằng rạn chân chim) thì đã đến lúc thay. Thay xong là đi yên tâm 3 năm tiếp theo. Xe nó không tự dưng nổ bóng hơi. Mà đến tuổi thì nó sẽ bị rạn chân chim, từ đó bị xì hơi, khi xì hơi thì nó sẽ bị xệ bánh xe xuống. Ban đầu khi xệ thì nó sẽ xệ từ từ, và có bơm nâng gầm để tự bơm lên. Vd: Khi để xe 1 tuần, thấy xe sập gầm, mặc dù nổ máy là bơm nâng gầm nó tự bơm lên luôn, nhưng nhìn triệu chứng là phải biết là bóng hơi bị xì, lỗ xì nó nhỏ thì bơm nâng gầm vẫn bơm đẩy lên được, nhưng nếu cố đi, lỗ xì càng ngày nó càng to lên, thì càng nhanh bị sập gầm. Hoặc lỗ xì nhỏ, thì gầm xe bị thấp, bơm lâu lên, nhưng cứ cố đi, thì cái bóng cao su nó bị day đi day lại thành rãnh, thì càng làm lỗ xì to hơn. Và nó sập hoàn toàn khi lỗ xì bị to hơn, lúc đó bơm không thể bù hơi lên được nữa.
Mọi vấn đề của giảm sóc hơi, nó đến từ từ, chứ không phải tự dưng có lỗ thủng to và làm "nổ bóng hơi". Nên khi đi xe, phải chú ý quan sát, và xử lý từ khi xe có lỗ xì nhỏ, bộc lộ triệu chứng nhỏ (Ban đầu xe để 1 tuần thì sập gầm, sau đó thì để 3 ngày bị sập gầm, sau đó thì để qua đêm bị sập gầm, lúc nặng lên thì để xe nửa tiếng đã bị sập gầm,....). Nên việc thay bóng hơi phải làm, tốt nhất là theo định kỳ, cứ 3 năm là thay. hoặc khi có triệu chứng nhỏ, là phải thay. Tức là phải xử lý trước khi nó hỏng nặng, chứ không phải cứ ngồi lên xe chỉ đi, rồi đến lúc nào nó hỏng nặng đến mức không thể đi được nữa thì lại kêu.
Nên tay chơi mercedes S, nếu làm chuyên nghiệp, phải sửa xe theo kiểu bảo dưỡng máy bay Airbus và Boeing.
Chắc ở đây không có ông bà nào làm về cung cấp máy móc thiết bị hàng không.
Người ta sửa máy bay không phải là chờ máy bay hỏng mới sửa đâu. thế có mà chết.
Người ta sửa máy bay là theo định kỳ bảo dưỡng. Tức là lốp máy bay, cứ đúng định kỳ là thay, nhìn còn mới cũng thay, còn tốt cũng thay.
Tất cả trang thiết bị và linh kiện phụ tùng cho máy bay, đều thay theo định kỳ. Tức là đúng định kỳ là bỏ ra thay hết, chưa hỏng cũng thay hết.
Như vậy mới là an toàn hàng không.
chứ không phải là chờ cho cái máy bay nó hỏng nát bét rồi mới đi thay.
Với các con S cũng như vậy.
Nếu coi định kỳ của hệ thống bơm nâng gầm, và bóng hơi của Mercedes S là 3 năm (thật ra có thể đi đến 4 năm). thì cứ 3 năm là bổ ra thay, vì sau 3 năm, kể cả xe ở 1 chỗ, không đi, thì bơm nâng gầm nó tự bị yếu đi, và bóng hơi nó bị lão hóa cao su cũng tự mủn đi. Nên sau 3 năm là bỏ ra thay hết luôn, thì yên tâm đi 3 năm tiếp.
Nhiều ông bà ở VN, đi Mercedes S không hề có khái niệm thay kiểu đó, mà cứ lên xe là đi, đi đến khi nào thấy xe hỏng oạch ra không đi được nữa thì kêu. Thế thì đến lúc nó hỏng, nó nát bét luôn, và mất công mất việc.
Nên chơi xe, đòi hỏi thời gian, công sức, và sự hiểu biết chuyên sâu ở chỗ đó. Mỗi dòng xe đều có lỗi đặc thù của dòng xe đó, phải hiểu về cơ cấu lỗi, đặc điểm lỗi, và chu kỳ lỗi, để xử lý trước khi nó xảy ra, trước khi nó bị nặng. Và sẵn sàng đầu tư mua một số trang thiết bị của hãng, để mang về "tư gia" dùng. Hãng có máy kích dòng điện 200A (để sạc nhanh cho các xe hybrid) thì cũng đầu tư máy kích như vậy để ở gara nhà. Hãng có máy chẩn đoán sâu để xóa lỗi động cơ, hộp số và lỗi điện, thì cũng đầu tư cả máy chẩn đoán như hãng. Có những hạng mục hãng còn không có trong danh mục back up, thì cũng tự đầu tư còn hơn cả hãng (vd: lúc nào cũng chuẩn bị cho mỗi con xe 1 bộ ắc quy Varta AGM 110 Ah, kèm theo dây câu bình, không sợ yếu bình giữa đường; bộ lốp cũng nào cũng là Michelin runflat, kiêm tráng keo tự vá dày 1cm toàn bộ mặt trong của lốp, không bao giờ sợ xì hơi do dính đinh phập vào mặt lốp giữa đường; tất cả các loại dầu máy, dầu số, dầu trợ lực lái, dầu cầu, dầu lạnh, gas điều hòa, lúc nào cũng đảm bảo ở mức trên cả max).... Jason Statham đã nói câu này trong phim driver: Take care for the car, then the car takes car for you. Nên xử lý kỹ con xe trước hành trình, thì con xe sẽ hoạt động tốt trong toàn bộ hành trình.