Có Hình Tất tần tật về các Triều đại và các vua (kèm theo năm trị vì) của lịch sử Việt Nam. Tml nào dốt sử, lười học thì vào đây đọc qua là chém gió được.

Lễ hội
Phóng túng quá đáng, đến mức suồng sã. Người nghèo cũng bất cần đời. Sợ ra ngoài mùng một tết – sợ điều xấu. Bọn trộm rình rập khắp nơi, ám hại người trên đường.
Các làng quê có nhà hát trò, chèo tuồng. Các loại quần áo rất kỳ cục, vay mượn từ Trung Hoa nhưng lại làm xấu đi, quê kệch hơn. Nội dung tích trò là ca ngợi vua chúa và người có công với nước, xen vào chuyện tình yêu và chuyện phiêu lưu.
Trò chơi – chọi gà, câu cá.
Nhìn chung, khi không bắt buộc phải làm việc, những người dân sống ở Đàng Ngoài yếu đuối và biếng nhác. Hạnh phúc lớn nhất của họ chỉ là thoả mãn thói phàm ăn. Chỉ có những niềm say mê hầu như luôn có hại cho xã hội (VTNh: những niềm say mê bệnh hoạn) mới kéo người ta ra khỏi tình trạng uể oải.
Tôn giáo
Với quần chúng vô học, tôn giáo ở đây là thực hành mê tín. Chẳng có gì là không có thể thành vật thờ cúng. Nhưng đối tượng của mê tín lại luôn luôn thay đổi. Hôm nay được tôn sùng mai bị lãng quên, thậm chí bị phỉ báng.

Không có gì lâu bền. Nên có thể nói chẳng có tôn giáo gì cả. Chùa có ở mọi trấn, xã, song đều xây dựng cẩu thả, và trông thì xấu xí.
Rất nhiều thuật sĩ bịp bợm. Quyền lực của họ vươn từ những người dân dưới đáy tới vua chúa.
Về Khổng Tử và Nho giáo
Các giáo điều chính:
– lưu ý sức mạnh trí tuệ. Đặt vấn đề có được hiểu biết bên trong về sự vật
– nhấn mạnh chữ tâm
– đề cao lòng thành.
Khoa học, kỹ thuật.
Khoa học – lo nghiên cứu bình chú Khổng Tử. Địa lý thiên văn cổ lỗ. Lịch sử chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
– Không hiểu gì về thế giới.
– Giải thích về khí hậu rất nực cười.
Dân tộc này chỉ quen nhận thức những vật thể có hình hài và cảm giác. Mọi biện luận siêu hình bị coi là vô bổ.
Dửng dưng với việc đi tìm chân lý, họ chỉ quan tâm tới những quan nịêm mang tính đạo đức.

Giáo dục và thi cử
Tham nhũng, thiên vị, thiên kiến… là tình trạng bao trùm trong cả vương quốc.
Do đó các cuộc thi tiến sĩ dù cố tỏ ra nghiêm khắc cũng chỉ vô ích. Học hành chẳng theo chương trình nào. Khả năng đỗ phụ thuộc trí nhớ (chứ không phải kiến thức).
Người thi đỗ được miễn mọi khoản thuế. Địa vị quý tộc không được truyền lại cho con cháu. Mà mỗi cá nhân, đến lượt mình, tự xác định cho mình.
Học người xưa không hề có phê phán. Không học ngoại ngữ. Vua có thông ngôn – tiếng Hoa, tiếng vài nước láng giềng, tiếng Bồ Đào Nha.
Người làm mỹ thuật tay nghề đơn sơ, ít khao khát hoàn thiện; bó chặt trong quy phạm lâu đời. Khuôn mặt trên các tác phẩm điêu khắc trông khủng khiếp và kỳ quái.
Mọi nghề nghiệp đều chỉ tiến hành với những dụng cụ đơn giản như làm việc không cần thước.
Nội ngoại thương trong cái bóng của người Hoa
Nhiều tiềm năng. Nhưng chính quyền không muốn dân giàu sợ thần dân một khi tích tụ tài sản, sẽ sinh tham vọng, kiêu căng không còn thói quen phụ thuộc tuyệt đối, như là cái đảm bảo cho sự cai quản của nhà vua. Cũng có những người giàu lên nhưng phải cống nộp quan trên khá nhiều.

Ngay người Hoa cũng phải hối lộ quân vương. Thương nhân bản xứ bị xem là đáng sợ nếu quan hệ với người ngoại quốc.
Các ngành thương nghiệp và thủ công nghiệp của người Hoa tối cần đối với sự sống còn của vương quốc.
Trong thương mại của người Hoa có một ngành khá nổi bật: thuốc bắc. Ngoài ra, họ còn buôn bán chè, đồ sứ, tơ lụa, vải, dùng bột mì, nồi niêu, đồ sắt.
Người Hoa không truyền nghề cho cư dân bản địa để giữ bí mật. Từ đó, người Việt có niềm tin mình không thể làm gì bằng người Hoa.
Nghề người Hoa làm:
– khai thác hầm mỏ
– đúc vàng bạc
– khắc ván in, làm ra những cuốn sách.
Dùng sức mạnh tài trí, khiến người ta cần đến họ. Rất nhiều mánh khoé. Sống ở Đàng Ngoài, người Hoa bảo tồn trang phục. Họ là người cung cấp hàng cao cấp cho chính quyền và đây là việc họ không thích nhưng buộc phải làm thì mới có quyền tha hồ bán các loại hàng khác cho dân thường.
Người Hà Lan từng làm một con đê ở đây.

Người Anh cũng mang đến các mặt hàng như người Hoa. Ví dụ các loại đá quý, ngọc trai, nhưng đáng chú ý: đá giả mới bán chạy.
Dân nghèo quá, nhiều khi lại mua chịu và hay quỵt. Khi tàu buôn đến, có lính đến khám. Tàu buôn phải giấu ngay các mặt hàng quý. Bộ máy hành chính từ vua xuống tự cho mình quyền tha hồ quấy đảo đám lái buôn này.
Kỹ thuật đúc tiền kém cỏi. Tiền rất dễ thành vô giá trị. Rồi tiền từ Trung Hoa tới — “hiếm có quốc gia nào trên thế giới có quá nhiều kẻ đúc tiền giả như vậy”
Mỏ vàng bạc chỉ người Hoa biết khai thác, và nộp cho chính quyền bao nhiêu, là do họ tính.
Dân Đàng Ngoài hiếm khi sử dụng tới phép đo lường trong buôn bán. Dùng tay để đo vải. Gạo đỗ, đong bằng khối hoặc ước lượng. Buôn thóc gạo bị cấm, nhưng vẫn diễn ra khá sầm uất.
Mức lãi của người buôn lên tới 1/3, mặc dù vậy, người Đàng Ngoài chỉ là “những tay buôn vô cùng kém cỏi”.Buôn vải, tơ. Buôn quế – vua độc quyền khiến dân miền núi thành kẻ buôn lậu. Đường cũng mua của người Hoa. Khai thác rừng tre cũng tuỳ tiện. Ai muốn, chỉ cần nộp ít tiền cho người quản lý hành chính là chặt thoả thích, hoặc đốt, phá nhiều tre đưa trở về qua đường sông.

Đàng Ngoài có thể là điểm trung chuyển lý tưởng cho thương mại Âu Á. Nhưng chính quyền sợ người nước ngoài nhân cớ đó để xâm lược. Đáng lẽ phải ngờ người Hoa vì họ đã từng nắm giữ chủ quyền ở đây. Song vì lý do cùng chung phong tục, tín ngưỡng… người Hoa không bị ngờ như người châu Âu.
Biến động của quyền lực trong lịch sử
Dù từng là một bộ phận của Trung Hoa, song đây vẫn là một sắc dân hoàn toàn khác biệt. Trung Hoa gọi họ là man di.
Thời đó người ở đây chưa có chữ. Dùng chữ Hán. Các thủ lĩnh bản địa, tuyên bố mình là chủ nhân của mảnh đất này. Dân theo sự dắt dẫn của họ, các thủ lĩnh thường có sự giúp đỡ của bọn du đãng. Nội chiến (12 sứ quân). Lê Đại Hành xưng vương…
Nhà Minh sang, sau Lý Trần, thi hành luật lệ, phong tục, cách làm ăn kiểu Trung Hoa “bắt dân chúng phải tuân theo một lối sống giống nhau”. Nhờ vậy, một trật tự vững chắc được thiết lập và bảo lưu đến tận cuối thế kỷ XVIII.
Dân chúng dù lấy làm tự hào tuân thủ các phong tục và luật lệ của ông chủ phương Bắc nhưng nó không làm cho họ quên đi ký ức về sự tự do xa xưa và mong ước trở lại.

Quan hệ với Trung Hoa: có triều cống, nhận ấn phong vương “coi như một dấu hiệu độc lập và một sự xác nhận với việc lên ngôi”; nhưng không vì triều cống mà những vị vua này hoàn toàn không phải là những chủ nhân ở đất nước họ.
Nhà Lê suy yếu. Mạc Đăng Dung (một “kẻ phiêu lưu”) cướp ngôi. Nguyễn Kim giúp khôi phục mang theo sự hình thành thể chế nhà chúa. Trịnh Kiểm- người có tài năng và phẩm chất dị thường, từng là thủ lĩnh bọn cướp.
Hình thành Đàng Trong. Nguyễn Hoàng vẫn thần phục nhà Lê nhưng tự tuyên bố độc lập. Đàng Trong ngày một rộng lớn nhiều chúa tể nhỏ hơn, trở thành thuộc quốc của vị tướng này.
Ở phương Đông được làm vua thua làm giặc. Còn ai cũng gian ác. Vua là một danh nghĩa, giống như một đồ trang sức.
Vua chỉ có quyền hão (Chúa quản lý hết và có quyền thế tập). Vua ngủ say trong niềm vui thú và bạc nhược. Làm quen với sự thụ động và nhàn rỗi. Dòng chúa tự sàng lọc, chỉ có người con kế vị có quyền, ngoài ra đa số bị đẩy vào cảnh nghèo đói. Một số bị điên.
Cả nước bị tàn phá bởi cuộc chiến, đất đai bỏ hoang, nạn đói khủng khiếp. Trong khoảng 8 năm trời, 1/3 dân chúng của vương quốc đã chết.

Lực lượng quân đội
Do hoạn quan chỉ huy (chức vụ có được là do mua). Nghề binh ở đây cha truyền con nối.
Luật pháp.
Luật Đàng Ngoài vốn được rút ra từ luật của Trung Hoa. Luật cổ luôn quan tâm tới lợi ích của dân chúng. Người nghèo cũng được bảo vệ.
Nhà vua được xem là người duy nhất quan tâm đến lợi ích chung. Còn tất cả những người khác chỉ hoàn toàn chăm chú đến lợi ích của riêng họ. Nhưng ở thời này, vua bị loại ra rìa, bị vô hiệu hóa, cộng đồng này chỉ còn quỷ, mà chúa là tên quỷ lớn nhất.
Thói quen ăn hối lộ vững chắc trong quan chức. Có thể đạt với bất kỳ điều gì bằng sức mạnh của đồng tiền. Người ta phải xuất vốn 20-30 ê-quy cho một chức vụ.
Người hiểu biết phải kinh ngạc vì bọn quan lại bạo ngược. Nhưng vua không biết gì hết.
Nhìn đại lược về hạnh kiểm của dân chúng thì sẽ thấy rất nhiều điều đáng phàn nàn, và ngay cả ở những điều quan trọng nhất. Không có một dân tộc nào trên trái đất này — nấp sau vẻ ngoài trầm tĩnh và đức độ như người Trung Hoa — lại gian xảo hơn, vụ lợi hơn, phó mặc mình cho những niềm đam mê hơn và hăng hái hơn trong việc thoả mãn bản thân.

Họ luôn tìm cách lừa dối nhau. Đối với người nước ngoài lại càng không có sự an toàn nào, nghĩa là luôn luôn trong trạng thái ngờ vực.
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Có thời khoảng thế kỷ XVI (?) tuy, đất nước thịnh trị, luật lệ nghiêm khắc. Nhưng một vị chúa đầu thế kỷ XVIII (70-80 năm trước khi xuất bản sách này) đã thay đổi tất cả. Tăng thuế. Ngông cuồng hưởng lạc. Tăng cường quyền lực cho đám hoạn quan đến mức vô bờ bến. Và tăng cả số lượng, tới mức chúng làm cho đất nước trở nên nghèo đói.
Vết nhơ về sự chuyên quyền ghi sâu trong đời sống toàn bộ dân chúng vì chẳng có cách gì để chống lại sự hám tiền, hám quyền của bọn quan lại.
Ngoài ra những lo lắng, sự ngờ vực, sự thiếu cạnh tranh đã bóp nghẹt mọi tài năng, căng thẳng tinh thần, làm xẹp đi mọi tham vọng chính đáng. Người dân không còn nhìn đâu xa hơn cuộc sống tầm thường quanh mình.

Nhà tù
Đó thực sự là một nơi khổ hình bất tận. Giường của tù nhân chính là nền đất ẩm ướt. Đàn ông và đàn bà ở lẫn lộn và ngủ trong bóng tối, bùn, và rác. Thường xuyên là người sống chung với những xác chết bị thối một nửa. Cai ngục là bọn đáng ghê tởm.
Nhưng đó là một nghề được ưa chuộng. Người ta phải nhờ cậy chạy chọt mới có được chân cai ngục và họ sẽ giàu lên bằng sự tàn bạo.
Khả năng tự biến đổi , tự hoàn thiện
Chế độ chuyên chế tuyệt đối đã đối kháng với sự phồn vinh của quốc gia. Nó làm cho trình độ sống của cộng đồng – chẳng hạn hoạt động kinh doanh– không bao giờ được nâng lên.
Ở đây, mọi sự vượt trội và một khao khát mưu cầu danh tiếng đều dễ bị coi là một thứ tội phạm.
Đốn mạt nhất là những hoạn quan khóac đầy mình những chức tước. Chúng tàn bạo và cho phép mình tha hồ cướp bóc công khai của cả quan chức lẫn dân thường.
Vì rằng mọi tài sản đều là tạm bợ và những vinh hiển cũng chỉ có lúc, con người sinh ra hư vô, họ cảm thấy trước xu thế nghèo khó chung, rồi chẳng có gì cứu được họ.

Tuy nhiên nếu được cai trị tốt hơn thì dân chúng vẫn có thể tự hoàn thiện và sẽ chẳng khó khăn gì trong việc yêu cầu họ thực hiện những đức hạnh phổ quát hữu ích cho xã hội.

Ghi chép từ cuốn Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài
– Jerome Richard – Paris 1778
góc nhìn này khá khách quan
 
Mày ngu thế mày k thể chửi việc chưa từng xảy ra so với việc nhà Nguyễn đã mất vào tay Pháp trong khi ngay bên cạnh Xiêm nó vẫn giữ được độc lập.
Thời Tây Sơn quân lính chủ yếu dùng súng để đánh trận, quân được tổ chức chính quy như quân đội nhà Thanh đánh đâu thắng đó đặc biệt là thuỷ quân làm chủ cả biển Đông đánh cả vào các thương cảng của nhà Thanh, Huệ chưa từng thua trận chiến nào thì khi triều Tây Sơn còn sống chắc chắn sẽ chú trọng phát triển kĩ thuật công nghệ sản xuất súng và đóng chiến thuyền,
Chứ đéo có ngu như thời Nguyễn thay vì cầm súng thì lính cầm giáo mác, cơ số trận dàn quân đánh nhau quân nhà Nguyễn đông gấp 10-20 lần mà bị lính Pháp đánh cho chạy tán loạn.
Nếu Xưa Tây sơn thắng và thực hiện việc canh tân đất nước như Nhật VN phát triển thì giờ chưa chắc VN theo CS có khi là Quân chủ lập hiến nữa tư bản nữa phong kiến như Nhật và Xiêm hiện nay
 
Mày ngu thế mày k thể chửi việc chưa từng xảy ra so với việc nhà Nguyễn đã mất vào tay Pháp trong khi ngay bên cạnh Xiêm nó vẫn giữ được độc lập.
Thời Tây Sơn quân lính chủ yếu dùng súng để đánh trận, quân được tổ chức chính quy như quân đội nhà Thanh đánh đâu thắng đó đặc biệt là thuỷ quân làm chủ cả biển Đông đánh cả vào các thương cảng của nhà Thanh, Huệ chưa từng thua trận chiến nào thì khi triều Tây Sơn còn sống chắc chắn sẽ chú trọng phát triển kĩ thuật công nghệ sản xuất súng và đóng chiến thuyền,
Chứ đéo có ngu như thời Nguyễn thay vì cầm súng thì lính cầm giáo mác, cơ số trận dàn quân đánh nhau quân nhà Nguyễn đông gấp 10-20 lần mà bị lính Pháp đánh cho chạy tán loạn.
Xiêm La không bị đánh. Nhưng bằng các hiệp định với Anh, Nhật mà mất mẹ nó bao nhiêu đất. Còn bằng Thái Lan bây giờ. Chứ trước Xiêm La nó rộng lắm.
 
Phét lác.
Vui lòng cung cấp bằng chứng thủy quân Nguyễn Huệ làm chủ biển đông và đánh cả vào các thương cảng nhà Thanh.
Và khi Pháp sang chỉ cần 2 cái tàu chiến của Pháp đã đánh chìm nửa hạm đội bắc dương hiện đại nhất của Thanh triều khiến Thanh sợ vỡ mật ký hiệp ước Pháp Thanh gấp
Đúng rồi. Nói gì thì nói, Nguyễn Huệ kế thừa đất nước đang thối nát, nam bắc phân tranh. Lên cai quản đất nước thời gian quá ngắn. Không thể phats triển quá mạnh được. Đánh thắng quân Thanh đã là kỳ tích.
 
Vcl hạn chế thông thương vs bên ngoài, ngu vãi cả chày!
Đã ghét thì cái đầu b cũng ghét, đó là tư duy của 1 thằng đàn bà!

Mở Cửa Quan Thông Chợ Búa

Chuyện canh phòng biên cương 2 nước là việc trọng yếu, không phải vui thì mở, dỗi thì đóng. Cứ đọc qua vài dòng tờ khải của Hy Doãn Ngô Thì Nhậm thời còn làm quan 2 họ Lê-Trịnh về thói tệ của bọn xưởng dân mỏ bạc Tống Tinh là thấy vùng biên giới nếu không được quản lý nghiêm ngặt (thực tế thì khó mà đạt được) ắt sinh ra lắm phiền hà:

"... Bọn Khách ở xưởng mỏ cũng báo tin cho nhau, bênh vực lẫn nhau, triều đình có lệnh gì, những kẻ ăn cánh với chúng ở kinh thành, đều đem sự việc báo trước, vì thế bọn chúng khinh miệt quan trên, coi nhờn pháp luật, tiêu mất thuế công. Khi đã đầy túi, vượt qua núi về Quảng Đông, khi nghe quan quân đốc trưng một huyện cũng nhân tiện đưa cả gia quyển trốn tránh. Thậm chí lại tiết lậu cả tình hình trong nước, làm nhũng nhiễu cả kế hoạch ngoài biên. Các quan phiên trấn sở tại liên kết với họ Vi, để chia cái mối lợi còn thừa.

Một giải biên giới phía bắc liền ngay với Nội địa, thổ dân thì ít, tình thế không thể không dựa vào người Nùng, người Khách giúp đỡ. Xa giá triều đình đi đến thì xa, thành thử điều luật phòng giữ biên giới đã nhiều lần ban bố nghiêm ngặt, quan trấn phủ đều vì thế lực không đủ, che chỗ này, giàn chỗ kia, tình hình ngoài biên đành phải đặt ở ngoài sự kiềm chế. Nay các châu huyện ven biên giới đều theo tục gióc tóc, còn bọn Khách thì tranh giành mối lợi rất tinh vi, mà việc giữ cho chặt chẽ chỗ trọng yếu nơi biên thành là rất lớn......"
I. Thời điểm Tây Sơn xin "Khai quan thông thị"

Mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu tạm coi như "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Thanh đình đại công cáo thành, trừ một vài viên tướng quèn ất ơ "sinh Bắc tử Nam", phần đa quân tướng phu mã nhà Thanh thong dong trở gót về nước.
2 bên tạm gọi bước vào giai đoạn "nghị hòa". Giai đoạn đầu hòa hảo đặt trọng tâm vào viết vuốt mặt Thiên triều, Tây Sơn phải dăm ba lặn lội lần gõ cửa quan đệ thư "xin lỗi", trao trả tù binh, dựng miếu hương khói mấy viên Đề Trấn nhà Thanh tử trận, công tác chuẩn bị đưa sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển (con trai Nguyễn Quang Hoa) thay mặt Quang Trung sang Thanh đình nhận sắc.
Với hàng loạt chiến thắng "vang lừng" tại đất Miến, sau lại thêm chuyện động chạm tây chân với nước Nam, vùng biên ải phía Nam Tung Của tạm thời cửa khóa then cài.

Vì cớ thời gian đầu 2 bên hòa hoãn thì công việc ưu tiên chỉ là dỗ dành anh hàng xóm, còn những chuyện quan trọng khác như Khai quan thông thị (mở cửa quan thông thương chợ búa), đòi dăm mẫuu đất khỉ ho cò gáy xứ Hưng Hóa hay cầu hôn công chúa nhà Thanh chỉ có thể thương nghị sau khi công việc ban phong An Nam quốc vương hoàn thành ở kinh đô Rồng ngày 15 tháng Mười, Kỷ Dậu.
Hiện nay chưa tìm thấy bản văn gốc phía Tây Sơn gửi Thanh đình cho biết đích xác ngày tháng nước ta xin triều đình Trung Hoa "khai quan thông thị".

Xét tờ tâu của Phúc Khang An (tân nhậm Lưỡng Quảng tổng đốc) và Tôn Vĩnh Thanh (Tuần phủ Quảng Tây) ta có thể đoán chắc việc "khai quan thông thị" phải xảy ra trước tháng Chạp, Kỷ Dậu:
".... Lại theo viên Quốc Vương kia thưa xưng thì Giao Nam sản vật vốn thiếu, lại nhiều năm [xảy ra nạn] binh lửa, vật lực lại càng suy hao, Đại Hoàng Đế chở che muôn loài, tựa nắng xuân chiếu sáng muôn vật, được bề trên ngó xuống thương xót cõi đất hoang nóng cũng như vương thổ, chuẩn lệnh cho mở cửa quan Thủy Khẩu (để 2 nước) được giao thương qua lại, ắt đời sống sinh linh toàn cõi An Nam đều sinh lợi.

Bọn thần [Phúc Khang An, Tôn Vĩnh Thanh] xét thấy mậu dịch thông thương với An Nam từ khi có lệnh cấm đến nay hàng hóa Nội Địa khó đến cõi Nam Giao, như thuốc men lá trà là những thứ mà nước kia cần đến, dạo gần đây giá cả cao vọt cầu xin thu mua nhưng chưa được [phía triều ta chấp thuận]. Việc khẩn xin "khai quan thông thị" vốn là việc cấp thiết, hiềm nỗi Quốc Vương kia mới thụ phong [An Nam quốc vương] đã lập tức xin được mở cửa quan thông chợ búa với Nội Địa thì không khỏi trông mong quá đáng. Vậy thần Phúc Khang An dự định viết tờ chiếu hội gửi cho [Quốc Vương kia], lệnh sang năm tiến Kinh chiêm cận tận mặt tâu bày khẩn xin [với Đại hoàng đế]...."
Tấu chương này chép trong "Khâm định An Nam kỷ lược", đề ngày Ất Mão 4, tháng Chạp, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Càn Long 54 (tức 18/1/1790 Tây lịch). Tuy nhiên cần lưu ý 1 điều, ngày tháng chép ở đầu mỗi công văn trong Khâm định An Nam kỷ lược chỉ đúng với Thượng dụ, còn riêng với tấu chương của quan viên các tỉnh khi đó là NGÀY NHẬN (ngày công văn đến triều đình và được (Quân cơ xứ) sao chép lại, chứ không phải NGÀY GỬI (ngày công văn được soạn thảo)
Đây là hạn chế nhưng cũng là cái hay. Nếu muốn biết đích thị NGÀY GỬI của mỗi công văn thì ta phải tìm trong sách "CUNG TRUNG ĐÁNG CÀN LONG TRIỀU TẤU CHIỆP". Bộ này được phía Đài Loan cho ấn hành những năm thập niên 80 TK 20, thảy 74 tập đồ sộ, mỗi tập chỉ mỏng như lá lúa chừng 8-900 trang, tập hợp những tấu chương hiện còn của riêng thời Càn Long mà phía Đài Loan đang lưu trữ mặc dầu thất thoát khá nhiều (có lẽ chánh quyền cụ Tưởng khi chạy sang đảo Đài Loan từ Đại lục đã không kịp mang hết).

Thật may mắn là những tấu chương (văn bản gốc) của văn-võ nhà Thanh tham gia chiến sự Kỷ Dậu vẫn còn tương đối nhiều, được in lại dưới dạng scan, ảnh ấn trong "Cung Trung Đáng Càn Long Triều Tấu Chiệp".

Cần lưu ý là các tấu chương của phía nhà Thanh chép trong Khâm định An Nam kỷ lược chỉ là "bản chép lại" (bán sơ cấp), còn bản gốc (sơ cấp) (nếu may mắn sống còn) chính là bản trong "Cung Trung Đáng Càn Long Triều Tấu Chiệp".
Đọc các tấu chương của quan viên nhà Thanh gửi về Bắc Kinh thì từ Lưỡng Quảng cho chạy ngựa trạm về triều, tùy theo độ khẩn cấp, thường mất từ 15-22 ngày.

Rất tiếc là không tìm thấy bản gốc tấu chương Phúc Khang An và Tôn Vĩnh Thanh gửi về triều như đã nêu ở trên, tuy nhiên nhìn vào ngày nhận: 4, tháng Chạp, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Càn Long 54 (tức 18/1/1790 Tây lịch) và thời gian gửi về triều từ Lưỡng Quãng 15-22 ngày, ta có thể tạm phỏng đoán thư này gửi đi muộn nhất là vào ngày Canh Tý 19, tháng 11, năm Càn Long 54 (Kỷ Dậu) [3/1/1790].
May thay khi đọc LỊCH TRIỀU TẠP KỶ của cụ Cao Lãng thì có thể khẳng định thêm phía Tây Sơn đề nghị "Khai quan thông thị" xảy ra trong khoảng cuối tháng Mười, đầu tháng Một (11) (Kỷ Dậu):

"Ngày 18 tháng 11 [Kỷ Dậu]. Tổng đốc Lưỡng Quảng Gia Dũng công [Phúc Khang An] gửi công hàm cho Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình rằng:

... Còn các cửa quan Thủy Khẩu ở Quảng Tây, xưa nay việc buôn bán đều do cửa này mà xuất nhập, trao đổi. Tiếp đó vì nhân dân ngoài cửa quan, thường hay câu kết với thương nhân Nội Địa, nhòm sơ hở gây chuyện, do đó đã ra lệnh nghiêm cấm. Nay bọn cử đi nói rằng quý Quốc vương cho là nước An Nam mấy năm nay liên tiếp bị binh hỏa, sản vật bị tiêu hao, xin mở cửa quan cho mua bán. Việc này QUAN HỆ RẤT LỚN, bản chức không tiện chuyển tâu ngay. Thánh chúa có lòng bao che chung, trong ngoài đều đối xử như nhau, Quý Quốc vương sang năm khi lên kinh chầu hầu, khẩn thiết cầu xin, thì có thể được ơn trên phê chuẩn. Bây giờ CHƯA DÁM QUYẾT ĐỊNH...."
[Đọc từ đầu chí cuối LỊCH TRIỀU TẠP KỶ thì thấy cụ Cao Lãng làm việc có phương pháp, ngòi bút "nghiêm cẩn", chịu khó đào sâu tìm tòi, nhặt nhạnh tài liệu hơn cả nhóm sử quan hoàng triều Nguyễn. Ai chưa có thì nên tìm mua cuốn này. TIKI thẳng tiến!]
Thường thì văn thư phía ta (Tây Sơn) gửi sang triều đình phương Bắc phải theo lớp lang, quy trình chặt chẽ: Phú Xuân (hoặc Nghệ An) -> Thăng Long -> trấn mục Lạng Sơn đệ sang quan Tả Giang binh bị đạo hoặc Thông phán Long Châu xem xét, nếu văn thư có ý tứ lời lẽ không "hợp thể chế" thì gửi trả lại nước ta điều chỉnh, nếu đạt yêu cầu sẽ được đệ lên Tuần phủ Quảng Tây (Tôn Vĩnh Thanh) và sau cùng là đến tay Lưỡng Quảng Tổng đốc (Phúc Khang An).

Theo như ghi chép trong LỊCH TRIỀU TẠP KỶ vừa nêu thì công văn Phúc Khang An gửi cho nước ta ngày 10 tháng Một (11) thì ắt hẳn nước ta đã đề nghị "Khai quan thông thị" với Thanh đình muộn nhất là vào hạ tuần tháng Mười (Kỷ Dậu).
II. Thanh triều chấp thuận

Việc mở của quan để 2 bên được thông thương mua bán trao đổi hóa vật là chuyện quan trọng, vì đây liên quan đến chuyện biên cương giữa 2 nước, chứ không nên nhìn vào mặt chữ "thông thị" (thông thương CHỢ búa) mà xem nhẹ.
Đọc tấu chương mà Phúc Khang An, Tôn Vĩnh Thanh đồng đứng tên lẫn công văn Phúc Khang An gửi riêng cho triều đình Tây Sơn đều thấy đây là việc hệ trọng và chính họ không dám tự quyết và đề nghị Quang Trung mùa xuân năm sau (Canh Tuất) khởi hành sang Tàu dự đại lễ Bát Tuần Vạn Thọ khi triều kiến Càn Long sẽ tận mặt tâu bày: "xin mở cửa quan cho mua bán. Việc này quan hệ rất lớn, bản chức [Phúc Khan An] không tiện chuyển tâu ngay ... Quý Quốc vương sang năm khi lên kinh chầu hầu, khẩn thiết cầu xin, thì có thể được ơn trên phê chuẩn. Bây giờ [Phúc Khan An tôi] chưa dám quyết định...."

Rất lạ là tấu chương của Khang An, Vĩnh Thanh đến tay triều đình Càn Long ngày Ất Mão 4, tháng 12, Càn Long 54 (Kỷ Dậu) [18/1/1790] thì ngay trong hôm đó Hoằng Lịch đã ban ra Thượng dụ chấp thuận, không chút đắn đo yêu cầu từ phía Tây Sơn. [Khi nước ta đòi lại 7 châu Hưng Hóa thì Thanh đình cũng REP nhanh như vậy, nhưng là REP bác đi]:
"... Về việc mậu dịch thông thương với An Nam từ khi có lệnh cấm đến nay, thiếu thốn hàng hóa từ Nội Địa, nhu cầu của quốc dân nước ấy ắt thiếu khuyết. Nay viên Quốc vương kia thành tâm quy thuận, được nhận phiên phong, con dân trong nước đều là con đỏ của ta, đáng được mở cửa quan thông thương buôn bán sớm một ngày thì con dân [An Nam sớm] một ngày được lợi. Huống chi An Nam trải qua binh lửa liên miên, làng xóm tiêu điều, vật lực thiếu thốn, nên càng cần kíp “khai quan thông thị”, để thông thương mậu dịch nơi có ra nơi không có, dần được đủ đầy. Lệnh cho Tổng đốc [Phúc Khang An], Tuần phủ [Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh] cho mở Thủy Khẩu quan để [2 nước] thông thương buôn bán như thường, để xứng đáng với tấm lòng “dân bào vật dữ” của Trẫm, đối xử với thảy mọi người đều công bình."
III. Cụ thể hóa và Chính thức thi hành "Khai quan thông thị"
 
Theo như Thượng dụ của Càn Long ban xuống thì đấy chỉ là chấp thuận về mặt "giấy tờ", còn thực tế thì chương trình mở cửa quan thông chợ búa chỉ được CỤ THỂ HÓA qua tấu chương của Phúc Khang An (mồng 4 tháng 6 năm thứ 56 [Tân Hợi, 1791]) liệt kê 16 điều lệ buôn bán thông thương giữa 2 nước trình lên cho Thanh đình xem xét:

"1. Thương nhân sang An Nam buôn bán trước hết phải được nguyên tịch [nơi gốc đang cư ngụ] tra xét và cấp giấy chứng nhận. Xét những người sang An Nam mãi dịch, đa số là dân ở các phủ Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An thuộc tỉnh Quảng Tây, các trấn Thiều Châu, Huệ Châu, Liêm Châu, Gia Ứng Châu thuộc tỉnh Quảng Ðông. Bọn họ thường là một mình hay đi từng đoàn mang hàng xuất khẩu, không giống như khẩu doanh ở nội địa mà sống rải rác ở biên giới, nên rất khó tìm ra nguyên tịch. Nay là lúc mới thông thị cần ra lệnh cho những thương nhân này phải về bản tịch trình báo quan lại địa phương để tra xét rõ là lương dân rồi bảo lãnh cam kết, sau đó cấp cho thẻ đề tên họ, tuổi tác, hình dáng, tịch quán có đóng dấu. Những người xuất khẩu theo hai đường Bình Nhi, Thủy Khẩu thì đem ấn chiếu trình báo cho thông phán Long Châu tra xét để cấp cho yêu bài [thẻ đeo ở thắt lưng]. Còn những người theo thôn ải xuất khẩu thì đem ấn chiếu trình báo cho tri châu Ninh Minh xét nghiệm, cấp cho giấy có đóng dấu [ấn phiếu] để khi tới Minh Giang thì đồng tri nơi đó xét nghiệm rồi sẽ đổi cho yêu bài để cho binh sĩ đóng ở quan ải xét mà cho qua. Nếu như tuổi tác, hình dáng không phù hợp, số người và hàng hóa không ăn khớp, một khi quan lại ở cửa khẩu tra ra thì lập tức trả trở về, không cho ra khỏi cửa ải rồi đem cả nơi nguyên tịch cấp cho ấn chiếu bài phiếu lẫn các nơi trên đường đi tra xét đem ra xử.

2. Nếu như đi buôn hàng ít người nhiều không được nguyên tịch địa phương xét cấp cho giấy tờ. Trước nay các con buôn sang An Nam mua bán đều thuộc loại tiểu thương không có nhu cầu nhiều người góp vốn. Nếu như chỉ có ít hàng hóa mà lại tụ tập đông người, thác xưng là góp vốn làm ăn thì đều là người giả mạo để xuất khẩu, trong đó kẻ ngay người gian khó phân biệt. Từ nay về sau, người đi buôn ở quê quán xin giấy tờ sang An Nam thì địa phương phải tra xét cho rõ ràng, hóa vật nhân số nhiều ít thế nào, nếu nhưng hàng ít người nhiều thì không được cấp chiếu phiếu. Nếu theo đúng phép này mà kê tra thì sẽ không có những kẻ giả mạo len lỏi mà quan ải cũng dễ dàng tra xét. ....

Và phải đợi đến ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Tý, niên hiệu Càn Long 57 (1792) "Khai quan thông thị" CHÁNH THỨC thi hành
"Minh Thanh Sử Liệu" chép lại bản tấu của Quách Thế Huân và Trần Dụng Phu cùng đứng tên gửi về triều đình ngày mồng 2 tháng Ba niên hiệu Càn Long 57:
"Thự Lưỡng Quảng Tổng đốc Quảng Đông Tuần phủ thần là Quách Thế Huân, Quảng Tây Tuần phủ thần là Trần Dụng Phu quỳ tâu về nhật kỳ khai quan thông thị

..... Theo như quyền Thông phán Long Châu Vương Phủ Đường bẩm xưng thì trấn mục Lạng Sơn bẩm lên trả lời rằng Quốc vương [Nguyễn Quang Bình] kia ở các trấn xưởng cho lập các viên Bảo hộ, Giám đương, Tuần tra, Kê sát, hết thảy đều từ Phú Xuân, Nghệ Anphái ra cùng đến. [Các] chợ ở các xứ Mục Mã, Kỳ Lừa cho lập các gian phòng trưng bày hàng hoá, trung tuần tháng Chạp mới hoàn chỉnh, ĐỊNH VÀO NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG NĂM NAY [Nhâm Tý 1792] sẽ khai quan [thông thị]. Việc cho lập Khách trưởng, Nha hạng đã được bọn [quan viên] các châu chia ra tuyển chọn bổ sung, đủ để việc chưởng quản xuất khẩu mậu dịch không xảy ra lầm lỡ. Lại cứ theo Ty đạo cùng nghị bàn gửi lên thì bọn thần cùng nhau ĐỊNH NGÀY 15 THÁNG GIÊNG NĂM NAY cho lập chợ, 1 mặt thư cho Nguyễn Quang Bình hay biết, 1 mặt lệnh thự Thông phán Long Châu Vương Phủ Đường cùng với trấn mục nước đó liệu lý ổn thoả công việc. … "
Nói thêm cho rõ thì Quách Thế Huân thực chỉ là Tuần phủ Quảng Đông nhưng lúc ấy Phúc Khang An bị triệu đi đánh Khuếch Nhĩ Khách nên giao lại cho Quách Thế Huân tạm giữ ấn Tổng đốc cho nên trong công văn mới xưng "Thự Lưỡng Quảng Tổng đốc Quảng Đông Tuần phủ thần là Quách Thế Huân". Thời điểm Phúc Khang An "dẹp loạn" đất Khuếch Nhĩ Khách thì mẹ ông ta lâm bệnh, sau khi xong việc tưởng có thể về thăm thì xảy ra chuyện Quang Trung mất, ông ta lại bị Càn Long điều nhanh đến Quảng Tây "ngóng tin", mẹ mất mà không được về để tang.
Sở dĩ tiến trình "Khai quan thông thị" khởi sự từ tháng Mười năm Kỷ Dậu (1789) kéo dài đến tận tháng Giêng nam Nhâm Tý (1792) mới chánh thức thi hành cũng do nhiều nguyên do chủ quan, khách quan. Quang Trung (authentic ?/fake?) phải sang dự Bát Tuần Vạn Thọ - sinh thần thứ 80 của Hoằng Lịch năm Canh Tuất 1790, lại thêm Phúc Khang An bị điều đi đánh Khuếch Nhĩ Khách không có mặt trấn nhậm Lưỡng Quảng.

Túm cái váy lạy để dễ ghi nhớ thì:

+ cuối tháng Mười, đầu tháng Một (11) Kỷ Dậu (1789): phía Tây Sơn mở lời "Khai quan thông thị"

+ Tháng Một Kỷ Dậu: Phúc Khang An gửi công văn cho ta bảo sang năm tận mặt thưa lại với Càn Long; Phúc Khang An & Tôn Vĩnh Thanh gửi tấu chương về triều thưa lại

+ Tháng Chạp Kỷ Dậu: Càn Long đồng ý về mặt "giấy tờ"

+ Tháng Sáu Tân Hợi (1791): Cụ thể hóa chương trình "Khai quan thông thị" qua 16 điều lệ

+ Tháng Giêng Nhâm Tý 1792: chính thức thi hành.
 
Vcl hạn chế thông thương vs bên ngoài, ngu vãi cả chày!
Đã ghét thì cái đầu b cũng ghét, đó là tư duy của 1 thằng đàn bà!

Mở Cửa Quan Thông Chợ Búa

Chuyện canh phòng biên cương 2 nước là việc trọng yếu, không phải vui thì mở, dỗi thì đóng. Cứ đọc qua vài dòng tờ khải của Hy Doãn Ngô Thì Nhậm thời còn làm quan 2 họ Lê-Trịnh về thói tệ của bọn xưởng dân mỏ bạc Tống Tinh là thấy vùng biên giới nếu không được quản lý nghiêm ngặt (thực tế thì khó mà đạt được) ắt sinh ra lắm phiền hà:

"... Bọn Khách ở xưởng mỏ cũng báo tin cho nhau, bênh vực lẫn nhau, triều đình có lệnh gì, những kẻ ăn cánh với chúng ở kinh thành, đều đem sự việc báo trước, vì thế bọn chúng khinh miệt quan trên, coi nhờn pháp luật, tiêu mất thuế công. Khi đã đầy túi, vượt qua núi về Quảng Đông, khi nghe quan quân đốc trưng một huyện cũng nhân tiện đưa cả gia quyển trốn tránh. Thậm chí lại tiết lậu cả tình hình trong nước, làm nhũng nhiễu cả kế hoạch ngoài biên. Các quan phiên trấn sở tại liên kết với họ Vi, để chia cái mối lợi còn thừa.

Một giải biên giới phía bắc liền ngay với Nội địa, thổ dân thì ít, tình thế không thể không dựa vào người Nùng, người Khách giúp đỡ. Xa giá triều đình đi đến thì xa, thành thử điều luật phòng giữ biên giới đã nhiều lần ban bố nghiêm ngặt, quan trấn phủ đều vì thế lực không đủ, che chỗ này, giàn chỗ kia, tình hình ngoài biên đành phải đặt ở ngoài sự kiềm chế. Nay các châu huyện ven biên giới đều theo tục gióc tóc, còn bọn Khách thì tranh giành mối lợi rất tinh vi, mà việc giữ cho chặt chẽ chỗ trọng yếu nơi biên thành là rất lớn......"
I. Thời điểm Tây Sơn xin "Khai quan thông thị"

Mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu tạm coi như "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Thanh đình đại công cáo thành, trừ một vài viên tướng quèn ất ơ "sinh Bắc tử Nam", phần đa quân tướng phu mã nhà Thanh thong dong trở gót về nước.
2 bên tạm gọi bước vào giai đoạn "nghị hòa". Giai đoạn đầu hòa hảo đặt trọng tâm vào viết vuốt mặt Thiên triều, Tây Sơn phải dăm ba lặn lội lần gõ cửa quan đệ thư "xin lỗi", trao trả tù binh, dựng miếu hương khói mấy viên Đề Trấn nhà Thanh tử trận, công tác chuẩn bị đưa sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển (con trai Nguyễn Quang Hoa) thay mặt Quang Trung sang Thanh đình nhận sắc.
Với hàng loạt chiến thắng "vang lừng" tại đất Miến, sau lại thêm chuyện động chạm tây chân với nước Nam, vùng biên ải phía Nam Tung Của tạm thời cửa khóa then cài.

Vì cớ thời gian đầu 2 bên hòa hoãn thì công việc ưu tiên chỉ là dỗ dành anh hàng xóm, còn những chuyện quan trọng khác như Khai quan thông thị (mở cửa quan thông thương chợ búa), đòi dăm mẫuu đất khỉ ho cò gáy xứ Hưng Hóa hay cầu hôn công chúa nhà Thanh chỉ có thể thương nghị sau khi công việc ban phong An Nam quốc vương hoàn thành ở kinh đô Rồng ngày 15 tháng Mười, Kỷ Dậu.
Hiện nay chưa tìm thấy bản văn gốc phía Tây Sơn gửi Thanh đình cho biết đích xác ngày tháng nước ta xin triều đình Trung Hoa "khai quan thông thị".

Xét tờ tâu của Phúc Khang An (tân nhậm Lưỡng Quảng tổng đốc) và Tôn Vĩnh Thanh (Tuần phủ Quảng Tây) ta có thể đoán chắc việc "khai quan thông thị" phải xảy ra trước tháng Chạp, Kỷ Dậu:
".... Lại theo viên Quốc Vương kia thưa xưng thì Giao Nam sản vật vốn thiếu, lại nhiều năm [xảy ra nạn] binh lửa, vật lực lại càng suy hao, Đại Hoàng Đế chở che muôn loài, tựa nắng xuân chiếu sáng muôn vật, được bề trên ngó xuống thương xót cõi đất hoang nóng cũng như vương thổ, chuẩn lệnh cho mở cửa quan Thủy Khẩu (để 2 nước) được giao thương qua lại, ắt đời sống sinh linh toàn cõi An Nam đều sinh lợi.

Bọn thần [Phúc Khang An, Tôn Vĩnh Thanh] xét thấy mậu dịch thông thương với An Nam từ khi có lệnh cấm đến nay hàng hóa Nội Địa khó đến cõi Nam Giao, như thuốc men lá trà là những thứ mà nước kia cần đến, dạo gần đây giá cả cao vọt cầu xin thu mua nhưng chưa được [phía triều ta chấp thuận]. Việc khẩn xin "khai quan thông thị" vốn là việc cấp thiết, hiềm nỗi Quốc Vương kia mới thụ phong [An Nam quốc vương] đã lập tức xin được mở cửa quan thông chợ búa với Nội Địa thì không khỏi trông mong quá đáng. Vậy thần Phúc Khang An dự định viết tờ chiếu hội gửi cho [Quốc Vương kia], lệnh sang năm tiến Kinh chiêm cận tận mặt tâu bày khẩn xin [với Đại hoàng đế]...."
Tấu chương này chép trong "Khâm định An Nam kỷ lược", đề ngày Ất Mão 4, tháng Chạp, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Càn Long 54 (tức 18/1/1790 Tây lịch). Tuy nhiên cần lưu ý 1 điều, ngày tháng chép ở đầu mỗi công văn trong Khâm định An Nam kỷ lược chỉ đúng với Thượng dụ, còn riêng với tấu chương của quan viên các tỉnh khi đó là NGÀY NHẬN (ngày công văn đến triều đình và được (Quân cơ xứ) sao chép lại, chứ không phải NGÀY GỬI (ngày công văn được soạn thảo)
Đây là hạn chế nhưng cũng là cái hay. Nếu muốn biết đích thị NGÀY GỬI của mỗi công văn thì ta phải tìm trong sách "CUNG TRUNG ĐÁNG CÀN LONG TRIỀU TẤU CHIỆP". Bộ này được phía Đài Loan cho ấn hành những năm thập niên 80 TK 20, thảy 74 tập đồ sộ, mỗi tập chỉ mỏng như lá lúa chừng 8-900 trang, tập hợp những tấu chương hiện còn của riêng thời Càn Long mà phía Đài Loan đang lưu trữ mặc dầu thất thoát khá nhiều (có lẽ chánh quyền cụ Tưởng khi chạy sang đảo Đài Loan từ Đại lục đã không kịp mang hết).

Thật may mắn là những tấu chương (văn bản gốc) của văn-võ nhà Thanh tham gia chiến sự Kỷ Dậu vẫn còn tương đối nhiều, được in lại dưới dạng scan, ảnh ấn trong "Cung Trung Đáng Càn Long Triều Tấu Chiệp".

Cần lưu ý là các tấu chương của phía nhà Thanh chép trong Khâm định An Nam kỷ lược chỉ là "bản chép lại" (bán sơ cấp), còn bản gốc (sơ cấp) (nếu may mắn sống còn) chính là bản trong "Cung Trung Đáng Càn Long Triều Tấu Chiệp".
Đọc các tấu chương của quan viên nhà Thanh gửi về Bắc Kinh thì từ Lưỡng Quảng cho chạy ngựa trạm về triều, tùy theo độ khẩn cấp, thường mất từ 15-22 ngày.

Rất tiếc là không tìm thấy bản gốc tấu chương Phúc Khang An và Tôn Vĩnh Thanh gửi về triều như đã nêu ở trên, tuy nhiên nhìn vào ngày nhận: 4, tháng Chạp, năm Kỷ Dậu, niên hiệu Càn Long 54 (tức 18/1/1790 Tây lịch) và thời gian gửi về triều từ Lưỡng Quãng 15-22 ngày, ta có thể tạm phỏng đoán thư này gửi đi muộn nhất là vào ngày Canh Tý 19, tháng 11, năm Càn Long 54 (Kỷ Dậu) [3/1/1790].
May thay khi đọc LỊCH TRIỀU TẠP KỶ của cụ Cao Lãng thì có thể khẳng định thêm phía Tây Sơn đề nghị "Khai quan thông thị" xảy ra trong khoảng cuối tháng Mười, đầu tháng Một (11) (Kỷ Dậu):

"Ngày 18 tháng 11 [Kỷ Dậu]. Tổng đốc Lưỡng Quảng Gia Dũng công [Phúc Khang An] gửi công hàm cho Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình rằng:

... Còn các cửa quan Thủy Khẩu ở Quảng Tây, xưa nay việc buôn bán đều do cửa này mà xuất nhập, trao đổi. Tiếp đó vì nhân dân ngoài cửa quan, thường hay câu kết với thương nhân Nội Địa, nhòm sơ hở gây chuyện, do đó đã ra lệnh nghiêm cấm. Nay bọn cử đi nói rằng quý Quốc vương cho là nước An Nam mấy năm nay liên tiếp bị binh hỏa, sản vật bị tiêu hao, xin mở cửa quan cho mua bán. Việc này QUAN HỆ RẤT LỚN, bản chức không tiện chuyển tâu ngay. Thánh chúa có lòng bao che chung, trong ngoài đều đối xử như nhau, Quý Quốc vương sang năm khi lên kinh chầu hầu, khẩn thiết cầu xin, thì có thể được ơn trên phê chuẩn. Bây giờ CHƯA DÁM QUYẾT ĐỊNH...."
[Đọc từ đầu chí cuối LỊCH TRIỀU TẠP KỶ thì thấy cụ Cao Lãng làm việc có phương pháp, ngòi bút "nghiêm cẩn", chịu khó đào sâu tìm tòi, nhặt nhạnh tài liệu hơn cả nhóm sử quan hoàng triều Nguyễn. Ai chưa có thì nên tìm mua cuốn này. TIKI thẳng tiến!]
Thường thì văn thư phía ta (Tây Sơn) gửi sang triều đình phương Bắc phải theo lớp lang, quy trình chặt chẽ: Phú Xuân (hoặc Nghệ An) -> Thăng Long -> trấn mục Lạng Sơn đệ sang quan Tả Giang binh bị đạo hoặc Thông phán Long Châu xem xét, nếu văn thư có ý tứ lời lẽ không "hợp thể chế" thì gửi trả lại nước ta điều chỉnh, nếu đạt yêu cầu sẽ được đệ lên Tuần phủ Quảng Tây (Tôn Vĩnh Thanh) và sau cùng là đến tay Lưỡng Quảng Tổng đốc (Phúc Khang An).

Theo như ghi chép trong LỊCH TRIỀU TẠP KỶ vừa nêu thì công văn Phúc Khang An gửi cho nước ta ngày 10 tháng Một (11) thì ắt hẳn nước ta đã đề nghị "Khai quan thông thị" với Thanh đình muộn nhất là vào hạ tuần tháng Mười (Kỷ Dậu).
II. Thanh triều chấp thuận

Việc mở của quan để 2 bên được thông thương mua bán trao đổi hóa vật là chuyện quan trọng, vì đây liên quan đến chuyện biên cương giữa 2 nước, chứ không nên nhìn vào mặt chữ "thông thị" (thông thương CHỢ búa) mà xem nhẹ.
Đọc tấu chương mà Phúc Khang An, Tôn Vĩnh Thanh đồng đứng tên lẫn công văn Phúc Khang An gửi riêng cho triều đình Tây Sơn đều thấy đây là việc hệ trọng và chính họ không dám tự quyết và đề nghị Quang Trung mùa xuân năm sau (Canh Tuất) khởi hành sang Tàu dự đại lễ Bát Tuần Vạn Thọ khi triều kiến Càn Long sẽ tận mặt tâu bày: "xin mở cửa quan cho mua bán. Việc này quan hệ rất lớn, bản chức [Phúc Khan An] không tiện chuyển tâu ngay ... Quý Quốc vương sang năm khi lên kinh chầu hầu, khẩn thiết cầu xin, thì có thể được ơn trên phê chuẩn. Bây giờ [Phúc Khan An tôi] chưa dám quyết định...."

Rất lạ là tấu chương của Khang An, Vĩnh Thanh đến tay triều đình Càn Long ngày Ất Mão 4, tháng 12, Càn Long 54 (Kỷ Dậu) [18/1/1790] thì ngay trong hôm đó Hoằng Lịch đã ban ra Thượng dụ chấp thuận, không chút đắn đo yêu cầu từ phía Tây Sơn. [Khi nước ta đòi lại 7 châu Hưng Hóa thì Thanh đình cũng REP nhanh như vậy, nhưng là REP bác đi]:
"... Về việc mậu dịch thông thương với An Nam từ khi có lệnh cấm đến nay, thiếu thốn hàng hóa từ Nội Địa, nhu cầu của quốc dân nước ấy ắt thiếu khuyết. Nay viên Quốc vương kia thành tâm quy thuận, được nhận phiên phong, con dân trong nước đều là con đỏ của ta, đáng được mở cửa quan thông thương buôn bán sớm một ngày thì con dân [An Nam sớm] một ngày được lợi. Huống chi An Nam trải qua binh lửa liên miên, làng xóm tiêu điều, vật lực thiếu thốn, nên càng cần kíp “khai quan thông thị”, để thông thương mậu dịch nơi có ra nơi không có, dần được đủ đầy. Lệnh cho Tổng đốc [Phúc Khang An], Tuần phủ [Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh] cho mở Thủy Khẩu quan để [2 nước] thông thương buôn bán như thường, để xứng đáng với tấm lòng “dân bào vật dữ” của Trẫm, đối xử với thảy mọi người đều công bình."
III. Cụ thể hóa và Chính thức thi hành "Khai quan thông thị"
Dài vl. Vodka cho mày.
 

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Lịch sử Việt Nam trong hàng ngàn năm qua cũng đã từng trải qua giai đoạn phong kiến. Trong đó phải kể đến 10 triều đại phong kiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam như sau:
(Chú ý : Bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế chưa được gọi là các triều đại, mà chỉ xưng Vương và tồn tại rất ngắn ngủi )

1. Triều đại nhà Ngô (939 – 967)

Trong triều đại nhà Ngô, quốc hiệu của nước ta là Vạn Xuân, kinh độ đặt tại Cổ Loa.

Sau khi Ngô Quyền đánh đuổi được quân Nam Hán đã xưng vương và thành lập nên triều Ngô.

Kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô năm 944, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau từ đó dẫn đến hậu quả là loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968). Sau 28 năm trị vì, nhà Ngô bị tan rã dưới thời Ngô Xương Xí.

Triều đại nhà Ngô đã trải qua 5 vị vua cai trị:

  • 1. Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền ( 939-944):
  • 2. Dương Bình Vương - Dương Tam Kha (Là em vợ là cướp ngôi) (944-950)
  • 3. Nam Tấn Vương - Ngô Xương Căn (con thứ hai của Ngô Quyền) (950-965)
  • 4. Thiên Sách Vương - Ngô Xương Ngập (Cháu Ngô Quyền) 951-959)
  • 5. Ngô Sứ Quân - Ngô Xương Xí (965)

2. Triều đại nhà Đinh (968 – 980)

Dưới triều đại này, nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn được 12 sứ quân đã thống nhất đất nước và tạo nên nhà Đinh với tên nước là Đại Cồ Việt, đóng kinh tại Hoa Lư. Sau khi vua Đinh và con trai trưởng bị ám hại năm 979 thì Đinh Toàn mới lên 6 tuổi được các triều thần đưa lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng các tướng sĩ, đã trao áo "Long Cổn" (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.

Từ đây Triều đại nhà Đinh chấm dứt. Trong 12 năm trị vì, Triều đại nhà Đinh trải qua 2 đời vua là

  • 1. Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh (968-979)
  • 2. Đinh Phế Đế - Đinh Toàn (979-980)

3. Triều đại Tiền Lê (980 – 1010)

Thời kỳ này nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt, kinh đô tại Hoa Lư.

Trước tình hình nhà Tống lăm le xâm lược nên Thái hậu Dương Vân Nga đã hỗ trợ Lê Hoàn lên ngôi vua, mở ra triều Tiền Lê để lãnh đạo quân đội chống giặt ngoại xâm.

Sau 30 năm tồn tại triều Tiền Lê được trao cho vua Lê Ngoại Triều – người mang nhiều tiếng xấu trong sử sách. Lê Long Đĩnh làm việc càn dỡ, giết Vua cướp ngôi, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư... Do chơi bời trác táng nên Lê Ngoại Triều làm vua được 4 năm (1005 - 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Khi Ông mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Nhà Tiền Lê cai trị đất nước 29 năm với 3 đời:

  • 1. Lê Đại Hành - Lê Hoàn (980-1005)
  • 2. Lê Trung Tông - Lê Long Việt (1005)
  • 3. Lê Ngoại Triều - Lê Long Đĩnh (1005 - 1009)
Các triều đại phong kiến việt nam

Các triều đại phong kiến việt nam

4. Triều đại nhà Lý (1010 – 1225)

Thời kỳ này nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt

Đại Việt thời nhà Lý tồn tại lâu dài hơn 200 năm lịch sử, có nhiều thành tựu đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Nho giáo, quân đội, nghệ thuật công trình kiến trúc,.. Trong triều đại này Phật giáo rất phát triển và được các vua Lý sùng bái. Đây cũng là triều đại duy nhất trong lịch sử có nữ hoàng lên ngôi trị vì đất nước.

Dưới sự dẫn dắt của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh.

Ngày 21 tháng 10 năm 1225, Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần.

Thời Lý trị vì đất nước qua 9 đời Vua trong 216 năm:

  • 1. Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn (1010 – 1028) năm 1010 dời đô về Thăng Long
  • 2. Lý Thái Tông - Lý Phật Mã (1028 – 1054) năm 1054 đổi tên Quốc hiệu là Đại Việt kinh đô tại Thăng Long
  • 3. Lý Thánh Tông - Lý Nhật Tôn (1054 – 1072)
  • 4. Lý Nhân Tông - Lý Càn Đức (1072 – 1128) - Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại Kinh thành Thăng Long
  • 5. Lý Thần Tông - Lý Dương Hoán (1128 - 1138)
  • 6. Lý Anh Tông - Lý Thiên Tộ (1138 - 1175)
  • 7. Lý Cao Tông - Lý Long Trát (1176 - 1210)
  • 8. Lý Huệ Tông - Lý Sảm (1211 - 1224)
  • 9. Lý Chiêu Hoàng - Lý Phật Kim (1224 - 1225)

5. Triều đại nhà Trần (1225 – 1400)

Quốc hiệu của nước ta dưới triều đại này là Đại Việt.

Trong 10 triều đại phong kiến Việt Nam thì triều đại nhà Trần là giai đoạn hùng mạnh nhất của lực lượng quân đội. Nước ta đã chiến thắng nhiều lần xâm phạm của các giặc Nguyên, Mông Cổ nhờ đội binh tinh nhuệ và nhiều tướng tài dẫn dắt. Nổi tiếng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Thiếu Đế là vị vua cai trị cuối cùng của triều đại nhà Trần, tên huý là Trần Án, kế nghiệp khi mới lên 3 tuổi. Hồ Quý Ly khi đó tự xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại Vương. Ngày 28/2/1400, Hồ Quý Ly bức Thiếu Đế nhường ngôi, phế làm Bảo Ninh Đại Vương.

Đời Trần cai trị đất nước trong vòng 175 năm với 12 đời Vua:

  • 1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1225 - 1258)
  • Chiến tranh Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258
  • 2. Trần Thánh Tông (Trần Hoảng, 1258 - 1278)
  • 3. Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1279-1293)
  • 4. Trần Anh Tông (1293 - 1314)
  • 5. Trần Minh Tông (1314 - 1329)
  • 6. Trần Hiến Tông (1329 - 1341)
  • 7. Trần Dụ Tông (1341 - 1369)
  • 8. Trần Nghệ Tông (1370 - 1372)
  • 9. Trần Duệ Tông (1372-1377)
  • 10. Trần Phế Đế (1377-1388)
  • 11. Trần Thuận Tông (1388-1398)
  • 12. Trần Thiếu Đế (1398-1400)

6. Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407)

Quốc hiệu nước ta dưới triều nhà Hồ là Đại Ngu, kinh đô tai Tây Đô (Thanh Hóa).

Đây là triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam chỉ tồn tại trong vòng 7 năm.

Cuối thời nhà Trần dưới thời vua Trần Nghệ Tông thì Hồ Quý Ly rất được vua trọng dụng. Dần về sau binh quyền lớn mạnh và lúc vua Trần Nghệ Tông mất thì ông bức vua Trần Thiếu Đế dời đô vào Thanh Hóa, giết hàng loạt quân thần và tuất ngôi vua, tự phong đế. Nhà Hồ từ đó được lập nên.

Năm 1406 Nhà Minh lấy cớ Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần nên đã đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Quân dân nhà Hồ đã quyết liệt chông trả nhưng thất bại. Ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Qúy Ly kết thúc 7 năm ngắn ngủi của Nhà Hồ.

Nhà Hồ (1400 – 1407) 7 năm với 2 đời Vua đổi tên Quốc hiệu là Đại Ngu

  • 1. Hồ Quý Ly (1400-1401)
  • 2. Hồ Hán Thương (1401-1407)
Các triều đại phong kiến việt nam

Các triều đại phong kiến việt nam

7. Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1788)

Quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Việt, kinh đô tại Đông Kinh (Hoàng thành Thăng Long ngày nay)

Ngày 7/2/1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người, cháu nội của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là Trần Nguyên Hãn và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia. Ngày 3/1/1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Lê. Sử gọi là Hậu Lê để phân biệt với Tiền Lê 980-1009do Lê Hoàn sáng lập.

Triều đại này là triều đại dài nhất trong lịch sử nước ta với 355 năm trị vì. Dưới thời Hậu Lê thì nước ta đã có nhiều phát triển từ quân sự, kinh tế, lãnh thổ. Nước ta đạt được nhiều sự thịnh vượng nhất. Trong triều đại phong kiến Hậu Lê trải qua 26 đời vua. Trong đó thời Lê sơ là 10 vị vua và thời nhà Lê Trung Hưng là 16 vị vua.

Lê sơ - Hậu Lê trải qua 10 đời vua trong 100 năm:

  • Lê Thái Tổ - Lê Lợi (1428-1433)
  • Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long (1433-1442)
  • Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ (1442-1459)
  • Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành (1460-1497)
  • Lê Hiến Tông - Lê Sanh (1498-1504)
  • Lê Túc Tông - Lê Thuần (6/6/1504-7/12/1504)
  • Lê Uy Mục - Lê Tuấn (1505-1509)
  • Lê Tương Dực - Lê Oanh (1509-1516)
  • Lê Chiêu Tông - Lê Y (1516-1522)
  • Lê Cung Hoàng - Lê Xuân (1522-1527)
Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long ép vua phải nhường ngôi, bắt Vua và Thái hậu tự tử. Như vậy Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi, là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Hậu Lê.

8. Triều đại nhà Mạc (1527 – 1593)

Quốc hiệu nước ta thời kỳ này là Đại Việt, đặt kinh đô tại Cao Bình - TP Cao Bằng ngày nay

Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Cung Hoàng tự xưng đế và lập ra nhà Mạc. Triều đại này đánh đấu sự chia cắt thành 2 triều đại Nam triều và Bắc triều của nước ta. Trong đó triều Mạc nằm ở Bắc triều.

Sau 66 năm tồn tại, đến thời vua Mạc Toàn chiến đấu với quân Nam triều của nhà Lê – Trịnh thất bại. Chấm dứt triều đại nhà Mạc. Triều đại nhà Mạc trải qua 6 đời vua trị vì:

  • Mạc Thái Tổ - 1527-1529
  • Mạc Mục Tông - 1562-1592
  • Mạc Cảnh Tông - 1592-1593
  • Mạc Đại Tông - 1593-1625
  • Mạc Minh Tông - 1638-1677
  • Mạc Đức Tông - 1681-1683 (cuối cùng) Tàn dư họ mạc còn tồn tại đến năm 1593

9. Triều đại thời Tây Sơn (1788 – 1802)

Quốc hiệu lúc bấy giờ là Đại Việt, kinh đô tại Qui Nhơn và Phú Xuân (Huế)

Anh em nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã khởi nghĩa để thống nhất Đàng Trong. Đến khi Nguyễn Phúc Ánh hòng muốn lấy lại cơ nghiệp nên đã cấu kết giặc Xiêm và vua Lê cấu kết giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta. Lúc này buộc Nguyễn Huệ phải lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung hoàng đế để đem quân lật đổ Đàng Ngoài, diệt giặc xâm lược.

Khi vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ lục đục, xảy ra tranh chấp. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh (tàn dư của đàng trong) tiến ra chiếm được Thăng Long.

Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi, Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu bị chém đầu.

10. Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)

Các triều đại phong kiến việt nam

Các triều đại phong kiến việt nam
Nước ta thời kỳ này có Quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô tại Huế.

Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến của nước ta. Vào thời nhà Nguyễn nước ta có phần lãnh thổ rộng lớn nhất.

Nguyễn Ánh lên ngôi nãm 1802 và lập ra triều Nguyễn với 13 đời Vua trong 143 năm:

  • 1. Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820) Sáng lập nhà Nguyễn
  • 2. Nguyễn Phúc Đảm - Minh Mạng (1820 - 1841) quốc hiệu được đổi thành Đại Nam
  • 3. Nguyễn Phúc Miên Tông - Thiệu Trị (1841 - 1847)
  • 4. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - Tự Đức (1847-1883)
  • 5. Nguyễn Phúc Ưng Chân - Dục Đức (1883)
  • 6. Nguyễn Phúc Hồng Dật - Hiệp Hòa (1883)
  • 7. Nguyễn Phúc Ưng Đăng - Kiến Phúc (1883-1884)
  • 8. Nguyễn Phúc Ưng Lịch - Hàm Nghi (1884-1885)
  • 9. Nguyễn Phúc Ưng Kỷ - Đồng Khánh (1885-1889)
  • 10. Nguyễn Phúc Bửu Lân - Thành Thái (1889-1907)
  • 11. Nguyễn Phúc Vĩnh San - Duy Tân (1907 - 1916)
  • 12. Nguyễn Phúc Bửu Đảo - Khải Định (1916 - 1925)
  • 13. Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy - Bảo Đại (1925 - 1945)

Địt cụ thằng thớt lịch sử 4000 năm mà mày đăng có hơn 1000 năm là sao ?? Thời lê trùng hưng đâu ? Rồi năm bắc triều trịnh - nguyễn phân tranh ?
 
Bê bối nhất quả ám sát bố con ông Lĩnh rồi đưa Lê Hoàn làm vua. Lê Hoàn sau đó lấy bà Dương Văn Nga khiến cho hậu thế đặt dấu hỏi lớn về cái chết của cha con nhà Đinh. Việc ám sát của Đỗ Thích là rất mông lung vì vai trò của người này trong triều là không tín, không đủ lực để được vây cánh đưa lên làm vua. Bởi vậy mà hòai nghi rằng, Nga và Hoàn đứng sau vụ ám sát cướp ngôi là khá lớn.
 
Bê bối nhất quả ám sát bố con ông Lĩnh rồi đưa Lê Hoàn làm vua. Lê Hoàn sau đó lấy bà Dương Văn Nga khiến cho hậu thế đặt dấu hỏi lớn về cái chết của cha con nhà Đinh. Việc ám sát của Đỗ Thích là rất mông lung vì vai trò của người này trong triều là không tín, không đủ lực để được vây cánh đưa lên làm vua. Bởi vậy mà hòai nghi rằng, Nga và Hoàn đứng sau vụ ám sát cướp ngôi là khá lớn.
Trong lịch sử phong kiến việc ám sát hoặc đầu độc nhiều lắm.
Ngay cả cái chết của Lê Long Đĩnh cũng đặt nhiều dấu hỏi chấm.
Ông trị vì được 4 năm, từ năm 1005 đến năm 1009. Cái chết đột ngột của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay Lý Công Uẩn, người lập ra nhà Lý.

Lịch sử không ghi, nhưng chắc có bàn tay của Lý Thái Tổ.
 
Trong lịch sử phong kiến việc ám sát hoặc đầu độc nhiều lắm.
Ngay cả cái chết của Lê Long Đĩnh cũng đặt nhiều dấu hỏi chấm.
Ông trị vì được 4 năm, từ năm 1005 đến năm 1009. Cái chết đột ngột của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay Lý Công Uẩn, người lập ra nhà Lý.

Lịch sử không ghi, nhưng chắc có bàn tay của Lý Thái Tổ.
Lê Long Đĩnh thì tao thấy nó bình thường vì cũng chỉ là vua sau ám vua trước cướp ngôi. Thậm chí Đĩnh còn bị vu cho vô số tội ác mà lịch sử không có ghi chép nào dẫn chứng nào rõ ràng. Lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng là có thật.

Trong wiki có đoạn ghi vè dòng họ Đỗ, chép là Đõ Thích từng có công cõng Đinh Tiên Hoàng vượt sông chạy thoát Ngô Xương Văn. Một người như vậy thì khó có thể hành thích chủ được. Có một kiến giải khác là Đỗ Thích phát giác mưu đồ của cặp Hoàn - Nga liền bị khép tội mà không cần xét hỏi.
 
Thôi đi văn vẻ quá, cứ có thread lịch sử mày vào xàm l k căn cứ bị @Matlon dẫn chứng bẻ cổ thì câm như hến nên phải chặn nó để xàm tiếp chứ j tao chứng kiến ít nhất từ tháng 10 năm ngoái đến nay
Mả tổ nhà thằng bản đồ này chắc bị Tây Sơn đào, tao thấy có vẻ căm Huệ lắm. Có thớt nào dính dáng Huệ hay Ánh hay sử sọt gì là phải lôi bằng cố ra chửi cho đã đời.
 
Mỗi triều đại m nên kèm hình ảnh lá cờ triều đại ấy để bon bưng bô, bò nô nó mở mắt.
PS: t gửi lá cờ Phúc Kiến cho ae tham khảo các loại cờ

 
Chỉ dụ ngày 17/12/1793 của vua cho M. Barisy:

“Lệnh cho Barisy-man, đang phục vụ dưới trướng, mua tất cả những hàng hoá y thấy tại đây [Sài Gòn] chuyển lên tàu ô đi Malacca và Poulo-Pinang để dùng vào việc mua súng ống và tất cả những khí giới khác mà y thấy. Cẩn thận đi càng sớm càng tốt, trong dịp đang thuận gió mùa này, và phải hết sức đề phòng để tránh mọi tai nạn. Làm xong nhiệm vụ, y phải tức khắc trở về đây”. (Louvet, I, t. 545)

2- Thư Olivier gửi Lefèbvre ngày 10/4/1798, có câu:

“Barisy, thuyền trưởng tàu Armide, bị người Anh bắt, hàng hoá chở trên tàu bị bán hết. ..” (Archives Lefèbvre de Béhaine, Doc. Salles, t. 232).

3- Thư Olivier gửi Ô. Aguiton, phản đối việc tàu Armide bị bắt (xem chương 17: Chính sách đối ngoại của Gia Long), có những câu:

“… vua đã nghiêm ngặt chỉ thị cho tôi, ngoài những việc khác, còn phải tìm kiếm xem chiếc tàu Armide hiện nay biến thành cái gì, chiếc tàu này do khâm sai cai đội Barisy điều khiển; thời gian dài [không tin tức] của chiếc tàu này làm nảy ý là nó đã bị nạn [...]

Con tàu này, trong 5 năm liên tiếp, vẫn do viên khâm sai cai đội này cầm đầu, đã gặp biết bao tàu chiến khác của tất cả các nước, nó vẫn được nhìn nhận là hoàn toàn trung lập; vậy vì lý do gì mà ngày nay người ta lại nhìn nó như thế?
(Louvet I, t. 554-555).

Tháng 4/1798 Olivier viết: Barisy cai quản tàu Armide của vua được 5 năm rồi; vậy có nghiã là: Barisy đã phục vụ vua và quản tàu Armide, từ đầu năm 1793.

Trong lệnh sai phái của vua ngày 17/12/1793, Barisy được gọi là Barisy-man, và vài chỗ khác trong Thực Lục, cũng gọi Barisy là người “Hồng Mao”. Có thể vì Barisy nói được tiếng Anh và làm đại diện cho hãng buôn Anh Abbott-Maitland. Ngoài ra, lệnh phái này còn sai Barisy chất đồ lên tàu ô, vậy ngoài tàu Armide, Barisy còn điều khiển các thứ tàu khác nữa.

Tóm lại, ta có thể chắc chắn rằng: Barisy đến Nam Hà đầu năm 1793, được vua trao cho quản tàu Armide với nhiệm vụ ra nước ngoài bán sản phẩm và mua vũ khí. Tàu Armide, trong 5 năm liên tiếp vẫn do Barisy cai quản, mang cờ hiệu của vua Gia Long, thông thương trên biển, giữ vị trí trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Pháp và Anh ở Ấn Độ Dương và những quan toàn quyền ở Madras, Malacca, Batavia, Manille và Tranquebar, đều sốt sắng đón tiếp tàu của vua Nam Hà.” (Thư Olivier gửi Aguiton, Louvet t. 555).





Vụ tàu Armide bị tàu Anh Non-Such bắt

Vào khoảng tháng 4/1798, tàu Armide bị tàu Anh Non-Such do thuyền trưởng Thomas điều khiển, bắt, rồi “bán chiếc tàu này với cả hàng hoá trên tàu, và giải tán toàn bộ thủy thủ đoàn người Mã Lai và người Việt Nam” (Thư Olivier gửi Aguiton, Louvet, t. 555). “Những lời khiếu nại nhiều lần của thuyền trưởng Barisy lên tướng chỉ huy và lên hội đồng hoàng gia Anh ở Bengale đều vô hiệu” (Thư vua Gia Long gửi toàn quyền Anh ở Ấn Độ, Louvet t. 552-553).

Nhân vụ tàu Armide, chúng ta mới biết được phản ứng tức thời của Gia Long đối với sự xâm phạm vào quyền lợi của Nam Hà, theo trình tự sau đây:

- Tháng 4/1798, tàu Armide bị tàu Anh bắt.

- Barisy khiếu nại nhiều lần với chính phủ Anh ở Bengale không có hiệu quả.

- Gia Long ra lệnh cho Olivier điều tra về vụ này.

- Olivier trở về, báo cáo kết quả.

- Tháng 10/1798, Gia Long quyết định hành động:

1- Ngày 20/10/1798, ra hai chỉ dụ cho Gibsons và Barisy:

a- Chỉ dụ cho M. Gibsons ngày 20/10/1798: “Lệnh cho Gibsons, Cai đội chất trực hầu… điều khiển Loan phi tiên tàu… lái tới Tranquebar [vùng đất Ấn Độ thuộc Đan Mạch, gần Pondichéry] cho Barisy Khâm sai cai đội thiềng tín hầu. Xong nhiệm vụ, bán chiếc tàu này, cùng với những hàng hoá trên tàu để mua hai chiếc tàu khác lớn hơn, chở đầy súng đạn và chiến cụ mà những đại lý của hoàng thượng sẽ chu cấp”

b- Chỉ dụ cho Barisy ngày 20/10/1798: “Lệnh cho Barisy, Khâm sai cai đội thiềng tín hầu..; tức thì sang ngay Ấn Độ, đem theo năm lá thư của vua, trên tàu Loan phi tiên tàu của hoàng thượng. Xong nhiệm vụ, y khởi tố viên trung tá hải quân Anh của tàu Nom-Such tên là Thomas về vụ chiếm tàu Armide của hoàng thượng, đòi phải bồi thường cho sự xúc phạm đến tàu của nhà vua và buộc phải trả lại những thư từ và giấy tờ quan pháp của vua, mà trung tá Thomas đã ăn cắp. Bắt phải hoàn lại giá tiền chiếc tàu Armide và những hàng hoá chứa trên tàu, cả vốn lẫn lời. Trao tất cả số tiền này tận tay những đại lý của hoàng thượng là Hanops và Stevenson, đại thương gia ở Tranquebar, để mua một chiếc tàu, khí giới và chiến cụ khác và chở ngay về đây”.



2- Ngày 20/11/1798, Gia Long viết thư cho:

- Vua Đan Mạch, xin cho phép công ty Đan Mạch xuất cảng vũ khí sang Nam Hà.

- Vua Anh, xin coi Gia Long là bạn và ra lệnh cho những nhà buôn Anh ở Ấn Độ bán vũ khí cho Nam Hà, đừng bán cho Tây Sơn.

- Toàn quyền Anh ở Ấn Độ, buộc tội vụ tàu Anh bắt tàu Armide, đòi phải giải quyết vấn đề ngay, nếu không, Gia Long có cách trả đũa bằng võ lực.

Trước thái độ hết sức cứng rắn như vậy, chính quyền Anh đành nhượng bộ, Armide được trao trả về Sài Gòn đúng theo quy luật quốc tế.

Sau vụ Armide, chắc Barisy vẫn tiếp tục buôn bán cho vua. Một bản trích sổ sách cho thấy, Barisy, mua cho vua, trong một chuyến tàu, gồm những thứ: “960, súng trường hạng nhất, 10 đồng một khẩu; 1.120 súng trường có khuyết điểm, giá 8 đồng, 918 súng trường, giá 6 đồng; 6 cặp súng lục, giá 8 đồng; 12 cặp súng lục, thứ tồi, giá 6 đồng; 29 cặp súng lục, thứ rất tồi, giá 5 đồng; 956 viên đạn, 1.167 thương (piques), 71 caty (?); 245 tấm dra (drap), giá 4 đồng”. Bán cho vua tổng cộng 45.800. Đã nhận của vua 32.240 ” (Louvet, t. 557-558)

Ta thấy được đại cương số lượng vũ khí, mỗi lần mua, và câu cuối: “Bán cho vua tổng cộng 45.800 đồng. Đã nhận của vua 32.240 đồng“.

Điều này giải thích tại sao Gia Long có nhiều vũ khí mới để trang bị quân đội. Bởi ngoài Barisy, đại lý của nhà Abbott-Maitland, ông còn những đại lý khác, về phiá Pháp, Bồ, Đan Mạch… Về giá cả vũ khí, chính Gia Long định giá, rồi sai Barisy (hay Gibsons, Januario, Olivier, v.v.) đi mua, nếu mua rẻ hơn, hoặc được tặng hoa hồng mấy phần trăm, họ được giữ cả, ngoài lương cai đội của vua.

Những nhiệm vụ khác, ngoài việc buôn bán

Có thể nói Barisy là người làm đủ thứ việc cho nhà vua. Anh không chỉ chuyên buôn bán, đôi khi vua còn giao cho các nhiệm vụ khác nữa. Thực Lục, việc tháng 2-3/1800, như sau:

“Vua cho là người Hồng Mao quen thủy chiến, sắc cho thuyền trưởng là Khâm sai cai đội Ba La Di tập họp các thuyền buôn lại, khiến dự bị quân nhu và chiến cụ để đợi điều khiển” (TL, I, t. 407).

Để hiểu câu này, xin nhìn lại tình hình chung: Nguyễn Ánh, sau khi tấn công Quy Nhơn lần thứ hai, tháng 5/1797, thất bại; tháng 10/1797, rút quân về Gia Định; nghỉ gần 2 năm để chỉnh đốn mọi việc, mua khí giới, đóng tàu chiến. Tháng 11/1798, Nguyễn Ánh viết thư cho vua Anh, vua Đan Mạch; và giải quyết việc tàu Armide. Tháng 1-2/1799, sai Olivier đi thuyền hiệu Thanh Tước đến Hạ Châu (Singapore) mua binh khí. Puymanel mất trên đường nhiệm vụ ngày 23/3/1799, ở tuổi 31, tại Malacca.
Sổ sách của M. Barisy kê khai với vua




960 súng trường hạng nhất, giá 10 đồng9.600 đồng
1.120 súng trường có khuyết điểm, giá 8 đồng…8.960
918 súng trường, giá 6 đồng5.508
6 cặp súng lục, giá 8 đồng48
12 cặp súng lục, thứ tồi, giá 6 đồng72
29 cặp súng lục, thứ rất tồi, giá 5 đồng145
956 viên đạn, 1.167 thương (piques), 71 caty (?)11.167
245 tấm dra (drap), giá 4 đồng ….9800
Bán cho vua tổng cộng45.800
Đã nhận của vua32.240

Mày có nguồn nào về cướp biển TQ dưới trướng Tây Sơn không, đặc biệt là tướng cướp Trịnh Nhất.
Ngày xưa đọc thì biết cướp biển hồi đó cướp bên TQ với thương thuyền phương Tây xong về hết miền Bắc Việt Nam ăn chơi nhảy múa, thậm chí còn được vua Quang Trung phong Đại Tư mã thống lĩnh thuỷ quân. Một dải từ lưỡng Quảng đến Malaysia đều bị bọn này cướp bóc.
Tao đang rất thắc mắc là dưới trướng nhà Tây Sơn có lực lượng cướp biển hùng hậu như thế thì sao Gia Long lại bình an mua được vũ khí phương Tây nhỉ?
 
Lê Long Đĩnh thì tao thấy nó bình thường vì cũng chỉ là vua sau ám vua trước cướp ngôi. Thậm chí Đĩnh còn bị vu cho vô số tội ác mà lịch sử không có ghi chép nào dẫn chứng nào rõ ràng. Lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng là có thật.

Trong wiki có đoạn ghi vè dòng họ Đỗ, chép là Đõ Thích từng có công cõng Đinh Tiên Hoàng vượt sông chạy thoát Ngô Xương Văn. Một người như vậy thì khó có thể hành thích chủ được. Có một kiến giải khác là Đỗ Thích phát giác mưu đồ của cặp Hoàn - Nga liền bị khép tội mà không cần xét hỏi.
Án Đỗ Thích thì oan sờ sờ ra rồi. Đm nó có bản lĩnh giết một lúc cả vua lẫn Thái tử thì nó đã giết mẹ nó luôn Lê Hoàn rồi lên ngôi vua rồi. Dương Văn Nga thì lăng loàn, cấu kết với người ngoài giết hại cả nhà chồng.
Xong lại kể Lê Hoàn có công chống giặc Tống. Đm nhà ông chứ nếu ông giết ĐBL thì nhà Tống đào đâu ra cớ?
Về sau Đinh Toàn đã bị phế rồi mà Lê Hoàn vẫn ko yên tâm, năm 27 tuổi kéo đi đánh trận xong bắn lén tên cho chết. Từ đấy nhà Đinh tuyệt tự.
Lê Hoàn và Dương Văn Nga đéo xứng được đặt tên đường với trường học.
 
Chính xác. Với tao thì Nguyễn Ánh là người có công rất lớn với lịch sử Vn. Nhưng đương nhiên là nhà Nguyễn không được lịch sử hiện đại công nhận điều đó.
Nhà Trần lật xong nhà Lý còn giết rất nhiều con em họ Lý, bắt đổi họ Lý sang các họ khác.
Sau khi lật đổ xong nhà Nguyễn, dòng tộc Hoàng Gia ko bị giết, bắt là còn may. Ở đó mà đòi công, đòi được vinh danh. Lịch sử thuộc về kẻ mạnh.
bọn nước ngoài nó công nhận công của Nguyễn Ánh vì chúng nó tiếp xúc với VN giai đoạn này và cả tới lúc VM nên nó đánh giá tài ngoại giao, đối nội của NA cao hẳn hơn so với mấy tml ********
 
Án Đỗ Thích thì oan sờ sờ ra rồi. Đm nó có bản lĩnh giết một lúc cả vua lẫn Thái tử thì nó đã giết mẹ nó luôn Lê Hoàn rồi lên ngôi vua rồi. Dương Văn Nga thì lăng loàn, cấu kết với người ngoài giết hại cả nhà chồng.
Xong lại kể Lê Hoàn có công chống giặc Tống. Đm nhà ông chứ nếu ông giết ĐBL thì nhà Tống đào đâu ra cớ?
Về sau Đinh Toàn đã bị phế rồi mà Lê Hoàn vẫn ko yên tâm, năm 27 tuổi kéo đi đánh trận xong bắn lén tên cho chết. Từ đấy nhà Đinh tuyệt tự.
Lê Hoàn và Dương Văn Nga đéo xứng được đặt tên đường với trường học.
thời thế mà mày, đáng lẽ dan phu dâm phụ bị chửi nhưng vừa lên đã chống được giặc phương Bắc, đập chết lâm ấp phía nam nên được phong anh hùng đúng òi
 

Các triều đại phong kiến Việt Nam

Lịch sử Việt Nam trong hàng ngàn năm qua cũng đã từng trải qua giai đoạn phong kiến. Trong đó phải kể đến 10 triều đại phong kiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam như sau:
(Chú ý : Bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế chưa được gọi là các triều đại, mà chỉ xưng Vương và tồn tại rất ngắn ngủi )

1. Triều đại nhà Ngô (939 – 967)

Trong triều đại nhà Ngô, quốc hiệu của nước ta là Vạn Xuân, kinh độ đặt tại Cổ Loa.

Sau khi Ngô Quyền đánh đuổi được quân Nam Hán đã xưng vương và thành lập nên triều Ngô.

Kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô năm 944, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau từ đó dẫn đến hậu quả là loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968). Sau 28 năm trị vì, nhà Ngô bị tan rã dưới thời Ngô Xương Xí.

Triều đại nhà Ngô đã trải qua 5 vị vua cai trị:

  • 1. Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền ( 939-944):
  • 2. Dương Bình Vương - Dương Tam Kha (Là em vợ là cướp ngôi) (944-950)
  • 3. Nam Tấn Vương - Ngô Xương Căn (con thứ hai của Ngô Quyền) (950-965)
  • 4. Thiên Sách Vương - Ngô Xương Ngập (Cháu Ngô Quyền) 951-959)
  • 5. Ngô Sứ Quân - Ngô Xương Xí (965)

2. Triều đại nhà Đinh (968 – 980)

Dưới triều đại này, nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Đinh Bộ Lĩnh khi dẹp loạn được 12 sứ quân đã thống nhất đất nước và tạo nên nhà Đinh với tên nước là Đại Cồ Việt, đóng kinh tại Hoa Lư. Sau khi vua Đinh và con trai trưởng bị ám hại năm 979 thì Đinh Toàn mới lên 6 tuổi được các triều thần đưa lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng các tướng sĩ, đã trao áo "Long Cổn" (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.

Từ đây Triều đại nhà Đinh chấm dứt. Trong 12 năm trị vì, Triều đại nhà Đinh trải qua 2 đời vua là

  • 1. Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh (968-979)
  • 2. Đinh Phế Đế - Đinh Toàn (979-980)

3. Triều đại Tiền Lê (980 – 1010)

Thời kỳ này nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt, kinh đô tại Hoa Lư.

Trước tình hình nhà Tống lăm le xâm lược nên Thái hậu Dương Vân Nga đã hỗ trợ Lê Hoàn lên ngôi vua, mở ra triều Tiền Lê để lãnh đạo quân đội chống giặt ngoại xâm.

Sau 30 năm tồn tại triều Tiền Lê được trao cho vua Lê Ngoại Triều – người mang nhiều tiếng xấu trong sử sách. Lê Long Đĩnh làm việc càn dỡ, giết Vua cướp ngôi, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư... Do chơi bời trác táng nên Lê Ngoại Triều làm vua được 4 năm (1005 - 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Khi Ông mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Nhà Tiền Lê cai trị đất nước 29 năm với 3 đời:

  • 1. Lê Đại Hành - Lê Hoàn (980-1005)
  • 2. Lê Trung Tông - Lê Long Việt (1005)
  • 3. Lê Ngoại Triều - Lê Long Đĩnh (1005 - 1009)
Các triều đại phong kiến việt nam

Các triều đại phong kiến việt nam

4. Triều đại nhà Lý (1010 – 1225)

Thời kỳ này nước ta có quốc hiệu là Đại Cồ Việt

Đại Việt thời nhà Lý tồn tại lâu dài hơn 200 năm lịch sử, có nhiều thành tựu đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Nho giáo, quân đội, nghệ thuật công trình kiến trúc,.. Trong triều đại này Phật giáo rất phát triển và được các vua Lý sùng bái. Đây cũng là triều đại duy nhất trong lịch sử có nữ hoàng lên ngôi trị vì đất nước.

Dưới sự dẫn dắt của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh.

Ngày 21 tháng 10 năm 1225, Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần.

Thời Lý trị vì đất nước qua 9 đời Vua trong 216 năm:

  • 1. Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn (1010 – 1028) năm 1010 dời đô về Thăng Long
  • 2. Lý Thái Tông - Lý Phật Mã (1028 – 1054) năm 1054 đổi tên Quốc hiệu là Đại Việt kinh đô tại Thăng Long
  • 3. Lý Thánh Tông - Lý Nhật Tôn (1054 – 1072)
  • 4. Lý Nhân Tông - Lý Càn Đức (1072 – 1128) - Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại Kinh thành Thăng Long
  • 5. Lý Thần Tông - Lý Dương Hoán (1128 - 1138)
  • 6. Lý Anh Tông - Lý Thiên Tộ (1138 - 1175)
  • 7. Lý Cao Tông - Lý Long Trát (1176 - 1210)
  • 8. Lý Huệ Tông - Lý Sảm (1211 - 1224)
  • 9. Lý Chiêu Hoàng - Lý Phật Kim (1224 - 1225)

5. Triều đại nhà Trần (1225 – 1400)

Quốc hiệu của nước ta dưới triều đại này là Đại Việt.

Trong 10 triều đại phong kiến Việt Nam thì triều đại nhà Trần là giai đoạn hùng mạnh nhất của lực lượng quân đội. Nước ta đã chiến thắng nhiều lần xâm phạm của các giặc Nguyên, Mông Cổ nhờ đội binh tinh nhuệ và nhiều tướng tài dẫn dắt. Nổi tiếng nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Thiếu Đế là vị vua cai trị cuối cùng của triều đại nhà Trần, tên huý là Trần Án, kế nghiệp khi mới lên 3 tuổi. Hồ Quý Ly khi đó tự xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại Vương. Ngày 28/2/1400, Hồ Quý Ly bức Thiếu Đế nhường ngôi, phế làm Bảo Ninh Đại Vương.

Đời Trần cai trị đất nước trong vòng 175 năm với 12 đời Vua:

  • 1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1225 - 1258)
  • Chiến tranh Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258
  • 2. Trần Thánh Tông (Trần Hoảng, 1258 - 1278)
  • 3. Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1279-1293)
  • 4. Trần Anh Tông (1293 - 1314)
  • 5. Trần Minh Tông (1314 - 1329)
  • 6. Trần Hiến Tông (1329 - 1341)
  • 7. Trần Dụ Tông (1341 - 1369)
  • 8. Trần Nghệ Tông (1370 - 1372)
  • 9. Trần Duệ Tông (1372-1377)
  • 10. Trần Phế Đế (1377-1388)
  • 11. Trần Thuận Tông (1388-1398)
  • 12. Trần Thiếu Đế (1398-1400)

6. Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407)

Quốc hiệu nước ta dưới triều nhà Hồ là Đại Ngu, kinh đô tai Tây Đô (Thanh Hóa).

Đây là triều đại phong kiến ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam chỉ tồn tại trong vòng 7 năm.

Cuối thời nhà Trần dưới thời vua Trần Nghệ Tông thì Hồ Quý Ly rất được vua trọng dụng. Dần về sau binh quyền lớn mạnh và lúc vua Trần Nghệ Tông mất thì ông bức vua Trần Thiếu Đế dời đô vào Thanh Hóa, giết hàng loạt quân thần và tuất ngôi vua, tự phong đế. Nhà Hồ từ đó được lập nên.

Năm 1406 Nhà Minh lấy cớ Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần nên đã đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Quân dân nhà Hồ đã quyết liệt chông trả nhưng thất bại. Ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Qúy Ly kết thúc 7 năm ngắn ngủi của Nhà Hồ.

Nhà Hồ (1400 – 1407) 7 năm với 2 đời Vua đổi tên Quốc hiệu là Đại Ngu

  • 1. Hồ Quý Ly (1400-1401)
  • 2. Hồ Hán Thương (1401-1407)
Các triều đại phong kiến việt nam

Các triều đại phong kiến việt nam

7. Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1788)

Quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Việt, kinh đô tại Đông Kinh (Hoàng thành Thăng Long ngày nay)

Ngày 7/2/1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người, cháu nội của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là Trần Nguyên Hãn và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia. Ngày 3/1/1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Lê. Sử gọi là Hậu Lê để phân biệt với Tiền Lê 980-1009do Lê Hoàn sáng lập.

Triều đại này là triều đại dài nhất trong lịch sử nước ta với 355 năm trị vì. Dưới thời Hậu Lê thì nước ta đã có nhiều phát triển từ quân sự, kinh tế, lãnh thổ. Nước ta đạt được nhiều sự thịnh vượng nhất. Trong triều đại phong kiến Hậu Lê trải qua 26 đời vua. Trong đó thời Lê sơ là 10 vị vua và thời nhà Lê Trung Hưng là 16 vị vua.

Lê sơ - Hậu Lê trải qua 10 đời vua trong 100 năm:

  • Lê Thái Tổ - Lê Lợi (1428-1433)
  • Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long (1433-1442)
  • Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ (1442-1459)
  • Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành (1460-1497)
  • Lê Hiến Tông - Lê Sanh (1498-1504)
  • Lê Túc Tông - Lê Thuần (6/6/1504-7/12/1504)
  • Lê Uy Mục - Lê Tuấn (1505-1509)
  • Lê Tương Dực - Lê Oanh (1509-1516)
  • Lê Chiêu Tông - Lê Y (1516-1522)
  • Lê Cung Hoàng - Lê Xuân (1522-1527)
Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long ép vua phải nhường ngôi, bắt Vua và Thái hậu tự tử. Như vậy Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi, là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Hậu Lê.

8. Triều đại nhà Mạc (1527 – 1593)

Quốc hiệu nước ta thời kỳ này là Đại Việt, đặt kinh đô tại Cao Bình - TP Cao Bằng ngày nay

Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Cung Hoàng tự xưng đế và lập ra nhà Mạc. Triều đại này đánh đấu sự chia cắt thành 2 triều đại Nam triều và Bắc triều của nước ta. Trong đó triều Mạc nằm ở Bắc triều.

Sau 66 năm tồn tại, đến thời vua Mạc Toàn chiến đấu với quân Nam triều của nhà Lê – Trịnh thất bại. Chấm dứt triều đại nhà Mạc. Triều đại nhà Mạc trải qua 6 đời vua trị vì:

  • Mạc Thái Tổ - 1527-1529
  • Mạc Mục Tông - 1562-1592
  • Mạc Cảnh Tông - 1592-1593
  • Mạc Đại Tông - 1593-1625
  • Mạc Minh Tông - 1638-1677
  • Mạc Đức Tông - 1681-1683 (cuối cùng) Tàn dư họ mạc còn tồn tại đến năm 1593

9. Triều đại thời Tây Sơn (1788 – 1802)

Quốc hiệu lúc bấy giờ là Đại Việt, kinh đô tại Qui Nhơn và Phú Xuân (Huế)

Anh em nhà Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã khởi nghĩa để thống nhất Đàng Trong. Đến khi Nguyễn Phúc Ánh hòng muốn lấy lại cơ nghiệp nên đã cấu kết giặc Xiêm và vua Lê cấu kết giặc Thanh để đem quân đánh chiếm nước ta. Lúc này buộc Nguyễn Huệ phải lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung hoàng đế để đem quân lật đổ Đàng Ngoài, diệt giặc xâm lược.

Khi vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ lục đục, xảy ra tranh chấp. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh (tàn dư của đàng trong) tiến ra chiếm được Thăng Long.

Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi, Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu bị chém đầu.

10. Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)

Các triều đại phong kiến việt nam

Các triều đại phong kiến việt nam
Nước ta thời kỳ này có Quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô tại Huế.

Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến của nước ta. Vào thời nhà Nguyễn nước ta có phần lãnh thổ rộng lớn nhất.

Nguyễn Ánh lên ngôi nãm 1802 và lập ra triều Nguyễn với 13 đời Vua trong 143 năm:

  • 1. Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820) Sáng lập nhà Nguyễn
  • 2. Nguyễn Phúc Đảm - Minh Mạng (1820 - 1841) quốc hiệu được đổi thành Đại Nam
  • 3. Nguyễn Phúc Miên Tông - Thiệu Trị (1841 - 1847)
  • 4. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - Tự Đức (1847-1883)
  • 5. Nguyễn Phúc Ưng Chân - Dục Đức (1883)
  • 6. Nguyễn Phúc Hồng Dật - Hiệp Hòa (1883)
  • 7. Nguyễn Phúc Ưng Đăng - Kiến Phúc (1883-1884)
  • 8. Nguyễn Phúc Ưng Lịch - Hàm Nghi (1884-1885)
  • 9. Nguyễn Phúc Ưng Kỷ - Đồng Khánh (1885-1889)
  • 10. Nguyễn Phúc Bửu Lân - Thành Thái (1889-1907)
  • 11. Nguyễn Phúc Vĩnh San - Duy Tân (1907 - 1916)
  • 12. Nguyễn Phúc Bửu Đảo - Khải Định (1916 - 1925)
  • 13. Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy - Bảo Đại (1925 - 1945)
Ổn đấy
 
hên là có Nguyễn Ánh chứ để đám thổ phỉ trị vì thêm mấy chục năm thì chỉ có ăn cứt
ukm chúa Nguyễn công cao ngất trời mà vào môn lịch sử thì là thằng ml cổng rắn cắn cs, bất công cho ngài vl
 

Có thể bạn quan tâm

Top