
Không nên bị mắc kẹt vào bộ phái.
Có một bộ phật người học Phật không kẹt vào bộ phái và tu học theo Phật giáo sơ kì (Early Buddhism).
Tài liệu tu học của họ là Tạng Luật và Tạng Kinh( gồm có 4 bộ : Trường Bộ - Trung Bộ - Tương Ưng - Tăng Chi của Tạng Pali và A Hàm)
-------------------------
Đây là 1 trích đoạn nói về PG Sơ kì :
Một số độc giả khi thấy tranh luận sẽ hoang mang. Tuy vậy, chỗ này có thể làm cho đơn giản, để tìm điểm chung.
Cách đơn giản để người học Phật từ tất cả các bộ phái nhìn chung về Chánh Pháp là lìa bỏ Tam Độc (tham sân si); phương pháp chung từ tất cả các bộ phái dùng để lìa bỏ tham sân si là Tam Học (Giới Định Huệ) và Tam Học được nói cụ thể thành Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định).
Kết quả tu học là sẽ nhận ra ba pháp ấn (Khổ, Vô thường, Vô ngã) trong tất cảcác pháp hữu vi. Nắm được giềng mối như thế, dù có đọc gì hay nghe gì… cũng không sợ chệch hướng. Tất cả các tông phái đều thống nhất như thế, tới các đời sau, khi diễn giải rộng thêm và dùng phương tiện khác nhau, bấy giờ các bộ phái khác nhau mới hình thành.Có một cách đơn giản để tránh hoang mang giữa các tranh luận bộ phái: hãy tự nhìn vào tâm mình, sẽ tới một lúc thấy không tham sân si, cho dù là một khoảnh khắc ngắn đi nữa, cũng tự biết rằng tâm giải thoát này không liên hệ gì tới Nam Tông hay Bắc Tông; sẽ thấy tâm lìa tham sân si này vốn không vuông tròn và cũng không xanh đỏ tím vàng, nhưng chỉ là gương sáng ứng vật mà hiển lộ; sẽ thấy tâm lìa tham sân si này vốn tịch lặng, vốn không một chữ nào dính vào… và xa lìa tất cả tranh biện, hà huống gì tới bộ phái.
Như thế, để tránh các thành kiến bộ phái, là trở về cội nguồn tâm: liên tục thấy tâm mình vô sở kiến (không có kiến nào khởi lên trong tâm, theo Kinh Nghĩa Túc, hay theo nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời), trong Kinh Kim Cang gọi là vô sở trụ (tâm không nơi để trụ), trong Kinh Lăng Nghiêm còn gọi là tri kiến lập tri tức vô minh bổn (thấy biết mà dựng lập thấy biết, tức là gốc vô minh),
Hay là như Kinh Sn 1.1 Uraga Sutta, viết: "Người nào đã hoàn toàn xóa sạch ngã chấp, y hệt trận gió thổi sập chiếc cầu tre mong manh -- vị sư đó sẽ lìa cả bờ này và bờ kia, như con rắn lột da bỏ lại."
(Bản dịch Thanissaro Bhikkhu: He who entirely blots out conceit as the wind demolishes a fragile bamboo bridge — such a monk gives up the here and the beyond, just as a serpent sheds its worn out skin.)
Kinh Lăng Già gọi là vào được “nhất thiết pháp vô ngã” (Tất cả pháp đều vô ngã). Hoặc, nhìn theo Thiền Trúc Lâm, rằng không thấy pháp nào khởi lên, không thấy chữ nào dính vào, thì lấy gì mà tranh cãi.
Sống được với tâm như thế, dù xuất thân từ bất kỳ bộ phái nào, dù ban đầu học từ Nam Tông hay từ Bắc tông, dù ban đầu học từ Thiền Tông hay Tịnh Độ, sẽ không còn hoang mang chuyện tranh cãi bộ phái. Và lúc đó khi đọc sử Phật Giáo sẽ không tự thấy rắc rối để phải tranh cãi.
Có một bộ phật người học Phật không kẹt vào bộ phái và tu học theo Phật giáo sơ kì (Early Buddhism).
Tài liệu tu học của họ là Tạng Luật và Tạng Kinh( gồm có 4 bộ : Trường Bộ - Trung Bộ - Tương Ưng - Tăng Chi của Tạng Pali và A Hàm)
-------------------------
Đây là 1 trích đoạn nói về PG Sơ kì :
Một số độc giả khi thấy tranh luận sẽ hoang mang. Tuy vậy, chỗ này có thể làm cho đơn giản, để tìm điểm chung.
Cách đơn giản để người học Phật từ tất cả các bộ phái nhìn chung về Chánh Pháp là lìa bỏ Tam Độc (tham sân si); phương pháp chung từ tất cả các bộ phái dùng để lìa bỏ tham sân si là Tam Học (Giới Định Huệ) và Tam Học được nói cụ thể thành Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định).
Kết quả tu học là sẽ nhận ra ba pháp ấn (Khổ, Vô thường, Vô ngã) trong tất cảcác pháp hữu vi. Nắm được giềng mối như thế, dù có đọc gì hay nghe gì… cũng không sợ chệch hướng. Tất cả các tông phái đều thống nhất như thế, tới các đời sau, khi diễn giải rộng thêm và dùng phương tiện khác nhau, bấy giờ các bộ phái khác nhau mới hình thành.Có một cách đơn giản để tránh hoang mang giữa các tranh luận bộ phái: hãy tự nhìn vào tâm mình, sẽ tới một lúc thấy không tham sân si, cho dù là một khoảnh khắc ngắn đi nữa, cũng tự biết rằng tâm giải thoát này không liên hệ gì tới Nam Tông hay Bắc Tông; sẽ thấy tâm lìa tham sân si này vốn không vuông tròn và cũng không xanh đỏ tím vàng, nhưng chỉ là gương sáng ứng vật mà hiển lộ; sẽ thấy tâm lìa tham sân si này vốn tịch lặng, vốn không một chữ nào dính vào… và xa lìa tất cả tranh biện, hà huống gì tới bộ phái.
Như thế, để tránh các thành kiến bộ phái, là trở về cội nguồn tâm: liên tục thấy tâm mình vô sở kiến (không có kiến nào khởi lên trong tâm, theo Kinh Nghĩa Túc, hay theo nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời), trong Kinh Kim Cang gọi là vô sở trụ (tâm không nơi để trụ), trong Kinh Lăng Nghiêm còn gọi là tri kiến lập tri tức vô minh bổn (thấy biết mà dựng lập thấy biết, tức là gốc vô minh),
Hay là như Kinh Sn 1.1 Uraga Sutta, viết: "Người nào đã hoàn toàn xóa sạch ngã chấp, y hệt trận gió thổi sập chiếc cầu tre mong manh -- vị sư đó sẽ lìa cả bờ này và bờ kia, như con rắn lột da bỏ lại."
(Bản dịch Thanissaro Bhikkhu: He who entirely blots out conceit as the wind demolishes a fragile bamboo bridge — such a monk gives up the here and the beyond, just as a serpent sheds its worn out skin.)
Kinh Lăng Già gọi là vào được “nhất thiết pháp vô ngã” (Tất cả pháp đều vô ngã). Hoặc, nhìn theo Thiền Trúc Lâm, rằng không thấy pháp nào khởi lên, không thấy chữ nào dính vào, thì lấy gì mà tranh cãi.
Sống được với tâm như thế, dù xuất thân từ bất kỳ bộ phái nào, dù ban đầu học từ Nam Tông hay từ Bắc tông, dù ban đầu học từ Thiền Tông hay Tịnh Độ, sẽ không còn hoang mang chuyện tranh cãi bộ phái. Và lúc đó khi đọc sử Phật Giáo sẽ không tự thấy rắc rối để phải tranh cãi.
Sửa lần cuối: