Cho tao hỏi về Tịnh Độ

Không nên bị mắc kẹt vào bộ phái.

Có một bộ phật người học Phật không kẹt vào bộ phái và tu học theo Phật giáo sơ kì (Early Buddhism).

Tài liệu tu học của họ là Tạng Luật và Tạng Kinh( gồm có 4 bộ : Trường Bộ - Trung Bộ - Tương Ưng - Tăng Chi của Tạng Pali và A Hàm)

-------------------------

Đây là 1 trích đoạn nói về PG Sơ kì :

Một số độc giả khi thấy tranh luận sẽ hoang mang. Tuy vậy, chỗ này có thể làm cho đơn giản, để tìm điểm chung.

Cách đơn giản để người học Phật từ tất cả các bộ phái nhìn chung về Chánh Pháp là lìa bỏ Tam Độc (tham sân si); phương pháp chung từ tất cả các bộ phái dùng để lìa bỏ tham sân si là Tam Học (Giới Định Huệ) và Tam Học được nói cụ thể thành Bát Chánh Đạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định).

Kết quả tu học là sẽ nhận ra ba pháp ấn (Khổ, Vô thường, Vô ngã) trong tất cảcác pháp hữu vi. Nắm được giềng mối như thế, dù có đọc gì hay nghe gì… cũng không sợ chệch hướng. Tất cả các tông phái đều thống nhất như thế, tới các đời sau, khi diễn giải rộng thêm và dùng phương tiện khác nhau, bấy giờ các bộ phái khác nhau mới hình thành.Có một cách đơn giản để tránh hoang mang giữa các tranh luận bộ phái: hãy tự nhìn vào tâm mình, sẽ tới một lúc thấy không tham sân si, cho dù là một khoảnh khắc ngắn đi nữa, cũng tự biết rằng tâm giải thoát này không liên hệ gì tới Nam Tông hay Bắc Tông; sẽ thấy tâm lìa tham sân si này vốn không vuông tròn và cũng không xanh đỏ tím vàng, nhưng chỉ là gương sáng ứng vật mà hiển lộ; sẽ thấy tâm lìa tham sân si này vốn tịch lặng, vốn không một chữ nào dính vào… và xa lìa tất cả tranh biện, hà huống gì tới bộ phái.

Như thế, để tránh các thành kiến bộ phái, là trở về cội nguồn tâm: liên tục thấy tâm mình vô sở kiến (không có kiến nào khởi lên trong tâm, theo Kinh Nghĩa Túc, hay theo nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời), trong Kinh Kim Cang gọi là vô sở trụ (tâm không nơi để trụ), trong Kinh Lăng Nghiêm còn gọi là tri kiến lập tri tức vô minh bổn (thấy biết mà dựng lập thấy biết, tức là gốc vô minh),

Hay là như Kinh Sn 1.1 Uraga Sutta, viết: "Người nào đã hoàn toàn xóa sạch ngã chấp, y hệt trận gió thổi sập chiếc cầu tre mong manh -- vị sư đó sẽ lìa cả bờ này và bờ kia, như con rắn lột da bỏ lại."

(Bản dịch Thanissaro Bhikkhu: He who entirely blots out conceit as the wind demolishes a fragile bamboo bridge — such a monk gives up the here and the beyond, just as a serpent sheds its worn out skin.)


Kinh Lăng Già gọi là vào được “nhất thiết pháp vô ngã” (Tất cả pháp đều vô ngã). Hoặc, nhìn theo Thiền Trúc Lâm, rằng không thấy pháp nào khởi lên, không thấy chữ nào dính vào, thì lấy gì mà tranh cãi.

Sống được với tâm như thế, dù xuất thân từ bất kỳ bộ phái nào, dù ban đầu học từ Nam Tông hay từ Bắc tông, dù ban đầu học từ Thiền Tông hay Tịnh Độ, sẽ không còn hoang mang chuyện tranh cãi bộ phái. Và lúc đó khi đọc sử Phật Giáo sẽ không tự thấy rắc rối để phải tranh cãi.
 
Sửa lần cuối:
Cảm ơn bro đã giải đáp, mình còn một số điều sau muốn chia sẻ:

Về mặt giáo lý, mình hoàn toàn tin tưởng vào Tứ Thánh Đế, Bát chính đạo, vô ngã, và nguyên lý trung đạo, cũng như về 37 phẩm trợ đạo và hoàn toàn tin tưởng nếu thực hành chắc chắn sẽ có thành tựu.

Ở đây mình muốn làm rõ, về vấn đề tái sinh, nghiệp sau tái sinh, cái gì đi tái sinh, cái gì sau cái chết, thế giới là vô hạn hay hữu hạn, thân tứ đại sẽ đi về đâu, ngũ uẩn tan hoại thì cái gì tiếp sau. Nhưng cái đề cập ở dòng này tất cả đều là suy đoán đúng chứ, bởi đâu có ai chết đi rồi sống lại kể về cái mà mình trải qua trong cái chết.

Vậy bro đã đọc nhiều giáo lý, bro có thể cho mình biết những cái trên là "suy đoán" đúng chứ, nếu là suy đoán thì có lý do gì nó được thừa nhận trong kinh điển của đức thế tôn.
Cái này trong Kinh cũng có nói rồi, nó thuộc về Phật Ngôn và Thinh Văn Ngôn chứ không phải suy đoán.
Có những cái phải phá nghi bằng cách trau dồi pháp học. Điều này bạn phải tự bản thân vấn qua Kinh tạng và sách vở rồi thực hành Vipassana để tự đưa ra câu trả lời.

Cụ thể bạn có thể tìm bộ Milindapanha để đọc. Toàn bộ có trong đó.

Trong Kinh Pali mình đọc được thì Đức Phật dạy là tránh tranh luận mà chỉ khuyến khích sự đàm luận về Pháp. Tức là chỉ trích dẫn về Pháp chứ không suy tư dạng như lí luận với nhau.

Trí có 3 : Văn - Tư - Tu. Nó là 1 hình xoắn ốc và không thể nào có một trí Tư đúng đắn khi trí Văn còn mơ hồ.

Thuật ngữ gọi là "Yoniso Manasikara" mà các bản dịch việt gọi là "Như lý tác ý" : quan tâm, suy tư đúng đắn, đúng hướng về vấn đề dựa theo những gì đã học (3 tạng).

Khái quát lộ trình trau dồi văn - tư - tu không phải là cái nào trước cái nào sau. Mà cả 3 cái nó đi luôn 1 lần và nâng dần dần ...

van tu tu.jpg


Bạn lành ở đây tức là những gì mình nghe và đọc được : Kinh điển, sách vở, thầy bạn ...

Thân cận bạn Lành là nhân đưa tới Giác Ngộ

Như thế nào được gọi là bạn lành?

Người bạn lành là người có:

Đầy đủ đức tin, đầy đủ giới hạnh, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

Bản sớ giải Anudīpanī có đề cập đến tám đặc tính của người bạn tốt là:

Người có đức tin, có giới hạnh, nghe nhiều (bahusuttā – học rộng), có lòng vị tha, có tinh tấn trong việc thiện, có niệm (sati – chú tâm), có định (samādhi – tập trung) và có tuệ.

Thân cận và tin cậy vào người bạn tốt có những đặc tính như thế, Bồ-tát nỗ lực làm tăng trưởng thành quả của mình cùng với sự hỗ trợ của cận y giác ngộ (upanissaya sampatti).

Nguồn: https://wikidhamma.com/stp/tkcm/dbk/cac-dieu-kien-tang-truong-phap-ba-la-mat/
 
Sửa lần cuối:
Tu hành thì thực chứng uống nước nóng lạnh tự biết thôi . Đòi chứng minh thì mắc mớ gì phải có nghĩa vụ chứng minh cho ng khác biết .
 
Tâm học Phật giáo có thuyết Hữu phần (Bhavanga) hoặc A-lại-da để chỉ dòng tâm thức này. Tất cả loại tâm đều khởi lên từ Hữu phần rồi cuối cùng trở về Hữu phần, giống như muôn ngàn đợt sóng khởi lên từ mặt biển rồi lặng trở về biển. Phần chìm này tuy trôi chảy lặng lẽ nhưng nó chuyên chở và chứa đựng trong đó tất cả những nghiệp nhân do các tâm nối tiếp sinh diệt tạo tác, khởi lên chìm xuống, từ đời này sang đời khác.

Khi sống, dòng tâm thức trôi chảy lặng lẽ trong ngũ uẩn dưới trạng thái Hữu phần, nếu không có tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức trở thành kiết sinh thức, chập tư tưởng cuối cùng của kiếp trước trở thành chập tư tưởng đầu tiên của kiếp sau, cho nên còn gọi là thức tái sinh, thần thức hay hương ấm. Sau khi nhập thai, kiết sinh thức liền trở thành dòng Hữu phần (Thích Trí Siêu, Tâm và ta).

Cái này trong Kinh cũng có nói rồi, nó thuộc về Phật Ngôn và Thinh Văn Ngôn chứ không phải suy đoán.
Có những cái phải phá nghi bằng cách trau dồi pháp học. Điều này bạn phải tự bản thân vấn qua Kinh tạng và sách vở rồi thực hành Vipassana để tự đưa ra câu trả lời.

Cụ thể bạn có thể tìm bộ Milindapanha để đọc. Toàn bộ có trong đó.

Trong Kinh Pali mình đọc được thì Đức Phật dạy là tránh tranh luận mà chỉ khuyến khích sự đàm luận về Pháp. Tức là chỉ trích dẫn về Pháp chứ không suy tư dạng như lí luận với nhau.

Trí có 3 : Văn - Tư - Tu. Nó là 1 hình xoắn ốc và không thể nào có một trí Tư đúng đắn khi trí Văn còn mơ hồ.

Thuật ngữ gọi là "Yoniso Manasikara" mà các bản dịch việt gọi là "Như lý tác ý" : quan tâm, suy tư đúng đắn, đúng hướng về vấn đề dựa theo những gì đã học (3 tạng).

Khái quát lộ trình trau dồi văn - tư - tu không phải là cái nào trước cái nào sau. Mà cả 3 cái nó đi luôn 1 lần và nâng dần dần ...

van tu tu.jpg


Bạn lành ở đây tức là những gì mình nghe và đọc được : Kinh điển, sách vở, thầy bạn ...
Bro bên trên có chia sẻ về một học thuyết về luân hồi và sự tái sinh, ví nó giống như sóng biển... mới nghe thì thật tâm đắc và cảm thấy nó rất đúng đắn, rồi tung hô nhau có sự thấu hiệu đạo pháp các thứ, mình lấy làm lạ ở đoạn này.

Mình không có ý chê bai ở đây, mình chỉ muốn nhấn mạnh cái tính chân thật của đạo pháp, giống như bro hay nói đừng ngồi thiền rồi mát mát lạnh lạnh tê tê mà tưởng chứng đắc, cũng giống như ở đây đừng đọc được vài thuyết về tái sinh, rồi cho rằng ồ nó đúng quá, chân lý là đây rồi bắt đầu đi nói kẻ khác là mê lầm khi không tin vào Đức Phật.

Như bạn ở trên khi mình hỏi thì bạn lại bảo không cùng ý tưởng tranh luận vô ích, mình đâu có tranh luận, chỉ là hỏi một câu hỏi thôi mà. Điều các bạn chia sẻ có vẻ là cao siêu, chúng mày không nghe là do chúng m còn bị vô minh chi phối.

Còn t đã có đủ duyên lành, nên t tin, kiểu vậy, Đức Thế Tôn dạy không có một vị thần sáng tạo, Vậy ý của ngài ở đây là một vị thần mang nhân cách của một con người đúng chứ, kiểu không phải là một đấng với ý muốn sáng tạo ra cái gì thì nó thành ra cái đó.

Nếu viện dẫn một lý thuyết khác, mình có thể nói về Đạo Đức Kinh của lão tử:
Đạo Khả Đạo, phi thường đạo
Danh hả danh, phi thường danh

Vô danh thiên địa chi thuỷ
Hữu danh vạn vật chi mẫu


Hai câu ở trên có ý nghĩa đó là cái thứ tồn tại bất biến thì không thể gọi tên nó bằng một danh từ trong thế giới tương đối này được. Ở đây phải chăng thể nhập được với cái mà lão tử nói đến đó là Niết bàn chăng.

Một câu nữa trong đạo đức kinh:
Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường tư dục, dĩ quan kỳ kiếu.


Hai câu này có ý nghĩa thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của "Đạo" cái đạo ở đây là chỉ cái lẽ tuyệt đối, không sinh, không diệt, không sống không chết, không cao không thấp, không phân biệt.

Bro có suy nghĩ gì về điều ở trên.
 
có 2 thứ vô lý, đi ngược lại giáo lý căn bản và quan trọng nhất của đạo Phật. Đó là vô thườngTứ diệu đế.
Thứ nhất, kinh có nói rõ cõi cực lạc ở hướng Tây cách trái đất 10 vạn ức cõi Phật. Vậy là nó thuộc trong vũ trụ này.

Theo quan điểm của Tịnh độ thì bất cứ chúng sinh nào được tiếp dẫn tới cõi tây phương đều có thọ mạng vô lượng như phật a di đà. Đã có thọ mạng lại còn vô lượng không thể đong đếm, vậy thì phải gọi là bất tử chứ sao có thọ mạng lại mà lại vô lượng được? Nếu bất tử thì đi ngược lại giáo lý vô thường, vũ trụ này còn không thoát khỏi vô thường, còn đi tới hoại diệt mà cõi cực lạc thuộc vũ trụ này lại bất tử?

Thứ hai, nếu đã bất tử thì họ đâu cần nhập niết bàn, và không thể nhập niết bàn vô dư khi thọ mạng còn bất tử, vậy cõi cực lạc đó đâu khác gì niết bàn khi đời sống bất tử, nghiệp quả không thể chạm tới. Vậy là chả cần tu tập Tứ Diệu Đế, nhất tâm niệm adida là có thể tới cõi cực lạc, đắc quả Phật. Vậy là giáo lý Tứ Diệu Đế là giáo lý quan trọng nhất của đức Phật Thích Ca bị gạt sang một bên.

Mà có chăng cõi cực lạc là có thực, vậy cõi đó dễ cũng phải hàng trăm ngàn cho tới cả triệu vị Phật. Vậy mà không có một vị nào thị hiển, hoặc nguyện quay lại trái đất giao giảng giáo lý tịnh độ, để những người dân cõi ta bà này có niềm tin chắc chắn vào cõi tịnh độ. Tại sao không có một ai?
t đánh giá cao tri thức của cái cộng đồng xaml này đó
 
Bro bên trên có chia sẻ về một học thuyết về luân hồi và sự tái sinh, ví nó giống như sóng biển... mới nghe thì thật tâm đắc và cảm thấy nó rất đúng đắn, rồi tung hô nhau có sự thấu hiệu đạo pháp các thứ, mình lấy làm lạ ở đoạn này.

Mình không có ý chê bai ở đây, mình chỉ muốn nhấn mạnh cái tính chân thật của đạo pháp, giống như bro hay nói đừng ngồi thiền rồi mát mát lạnh lạnh tê tê mà tưởng chứng đắc, cũng giống như ở đây đừng đọc được vài thuyết về tái sinh, rồi cho rằng ồ nó đúng quá, chân lý là đây rồi bắt đầu đi nói kẻ khác là mê lầm khi không tin vào Đức Phật.

Như bạn ở trên khi mình hỏi thì bạn lại bảo không cùng ý tưởng tranh luận vô ích, mình đâu có tranh luận, chỉ là hỏi một câu hỏi thôi mà. Điều các bạn chia sẻ có vẻ là cao siêu, chúng mày không nghe là do chúng m còn bị vô minh chi phối.

Còn t đã có đủ duyên lành, nên t tin, kiểu vậy, Đức Thế Tôn dạy không có một vị thần sáng tạo, Vậy ý của ngài ở đây là một vị thần mang nhân cách của một con người đúng chứ, kiểu không phải là một đấng với ý muốn sáng tạo ra cái gì thì nó thành ra cái đó.

Nếu viện dẫn một lý thuyết khác, mình có thể nói về Đạo Đức Kinh của lão tử:
Đạo Khả Đạo, phi thường đạo
Danh hả danh, phi thường danh

Vô danh thiên địa chi thuỷ
Hữu danh vạn vật chi mẫu


Hai câu ở trên có ý nghĩa đó là cái thứ tồn tại bất biến thì không thể gọi tên nó bằng một danh từ trong thế giới tương đối này được. Ở đây phải chăng thể nhập được với cái mà lão tử nói đến đó là Niết bàn chăng.

Một câu nữa trong đạo đức kinh:
Cố,
Thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
Thường tư dục, dĩ quan kỳ kiếu.


Hai câu này có ý nghĩa thường không tư dục mới nhận được chỗ huyền diệu của "Đạo" cái đạo ở đây là chỉ cái lẽ tuyệt đối, không sinh, không diệt, không sống không chết, không cao không thấp, không phân biệt.

Bro có suy nghĩ gì về điều ở trên.
Phật Pháp bất ly thế gian Pháp. Nếu có Chánh Kiến và tác ý đúng đắn thì nhìn Kinh Thánh hay Đạo Đức Kinh cũng có thể giảng và bẻ lại thành Chánh Pháp. Bằng chứng là rất nhiều bài Kinh mà Đức Phật dùng giáo lý và kinh điển của Bà La Môn giáo để dạy Phật Pháp cho họ. Tiếc là chúng ta không phải là Phật và Thánh nên điều đó hơi quá sức.

Nếu mà nói ra rất dài vì vậy mình sẽ đưa cho bạn vài keyword để search. Đọc trong đó dễ hiểu hơn là mình giải thích :

Keyword 1 : Nhân Chế Định - Nghĩa Chế Định - Thi Thiết : https://www.budsas.org/uni/u-vdp-gg/vdpgg-02.htm

Keyword 2 : Lý Duyên Khởi. Có lẽ nên đọc ở đây cho mềm : https://budsas.org/uni/u-trietlynghiep/tlnghiep-00.htm
 
Có những vấn đề không liên quan đến giác ngộ giải thoát mà còn tăng trưởng sự hoài nghi. Hãy bình quân 5 quyền.🙏🙏🙏
Xin Ngài hãy bi mẫn chỉ ra những vấn đề đó ở đâu trong thread cho hậu bối còn né tránh 🙏 🙏 🙏

Xin hãy bi mẫn vì ích lợi quần sanh 🙏🙏🙏
 
Vậy ý của ngài ở đây là một vị thần mang nhân cách của một con người đúng chứ, kiểu không phải là một đấng với ý muốn sáng tạo ra cái gì thì nó thành ra cái đó.
Ông bạn tin cả vào chúa lẫn thánh thần sáng tạo thì trước tiên là bỏ qua giáo lý căn bản nhất là giáo lý Duyên khởi. Cho nên tôi mới bảo k tranh luận vì ko cùng hệ tự tưởng.

Vạn pháp do duyên sanh, Vạn pháp do duyên diệt.
Vạn pháp tức là toàn bộ các sự vật, hiện tượng từ trái đất cho tới toàn bộ vũ trụ này đều do duyên mà thành, rồi cũng do không đủ duyên mà diệt.
Ví như giọt nước, Nếu Hidro không có duyên để gặp Oxy thì không thể tạo thành nước, Hạt rơi mà không đủ duyên gặp môi trường tốt thì không thể thành cây.

Giáo lý đơn giản nhưng sâu xa này người có căn cơ tu hành chỉ cần nghe qua là đắc quả thánh tức thì.

Đạo Phật phủ nhận đấng toàn năng, phủ nhận đấng sáng tạo. Còn tin vào đấng hay Chúa thì là còn xa mới chạm vào tư tưởng Phật giáo.
 
Ông bạn tin cả vào chúa lẫn thánh thần sáng tạo thì trước tiên là bỏ qua giáo lý căn bản nhất là giáo lý Duyên khởi. Cho nên tôi mới bảo k tranh luận vì ko cùng hệ tự tưởng.

Vạn pháp do duyên sanh, Vạn pháp do duyên diệt.
Vạn pháp tức là toàn bộ các sự vật, hiện tượng từ trái đất cho tới toàn bộ vũ trụ này đều do duyên mà thành, rồi cũng do không đủ duyên mà diệt.
Ví như giọt nước, Nếu Hidro không có duyên để gặp Oxy thì không thể tạo thành nước, Hạt rơi mà không đủ duyên gặp môi trường tốt thì không thể thành cây.

Giáo lý đơn giản nhưng sâu xa này người có căn cơ tu hành chỉ cần nghe qua là đắc quả thánh tức thì.

Đạo Phật phủ nhận đấng toàn năng, phủ nhận đấng sáng tạo. Còn tin vào đấng hay Chúa thì là còn xa mới chạm vào tư tưởng Phật giáo.
Lành thay. 🙏🙏🙏
 
Nầy @dungdamchemnhau ,trước khi tôi trả lời vấn đề trên, ông hãy nói cho tôi biết : thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay? 🙏🙏🙏
Tiếng vỗ của bàn tay là do sắc pháp tứ đại tác động là duyên cho nhãn giới - nhĩ giới bắt gặp sắc giới - thinh giới do nhãn thức giới và nhĩ thức giới phát sinh 🙏
 
Phật Pháp bất ly thế gian Pháp. Nếu có Chánh Kiến và tác ý đúng đắn thì nhìn Kinh Thánh hay Đạo Đức Kinh cũng có thể giảng và bẻ lại thành Chánh Pháp. Bằng chứng là rất nhiều bài Kinh mà Đức Phật dùng giáo lý và kinh điển của Bà La Môn giáo để dạy Phật Pháp cho họ. Tiếc là chúng ta không phải là Phật và Thánh nên điều đó hơi quá sức.

Nếu mà nói ra rất dài vì vậy mình sẽ đưa cho bạn vài keyword để search. Đọc trong đó dễ hiểu hơn là mình giải thích :

Keyword 1 : Nhân Chế Định - Nghĩa Chế Định - Thi Thiết : https://www.budsas.org/uni/u-vdp-gg/vdpgg-02.htm

Keyword 2 : Lý Duyên Khởi. Có lẽ nên đọc ở đây cho mềm : https://budsas.org/uni/u-trietlynghiep/tlnghiep-00.htm
Cảm ơn bro.
Chỉ là một chút gì đó chia sẻ, mình tin tưởng vào tứ thánh đế, lý duyên khởi : " vô thuỷ vô chung của vạn vật ", 37 phẩm trợ đạo...
Đây là phương pháp mà khi đọc mình tự cảm nhận là đúng đắn và vô cùng rõ ràng mà Đức Thế Tôn đã dạy cho chúng ta. Nhìn quanh các tôn giáo khác, các vị thầy khác, các ngài chỉ để lại những lời giáo huấn đầy tính mẫu thuẫn và gần như để cho hậu thế tự suy ngẫm.
Còn Bậc Đạo Sư để lại con đường nguyên vẹn, từng bước từng bước. Ngài là một vị thầy với bàn tay không hề nắm, bởi vậy tôi tin rằng ngài là bậc giác ngộ hoàn toàn, và có khả năng trình bày điều đó ra trước chúng sinh.
 
Tiếng vỗ của một bàn tay là một công án thiền nổi tiếng, nó chỉ là phương tiện để thiền sinh dồn một khối nghi không thể giải thích bằng lý trí đến một mức độ nào đó thì ....vỡ òa.🙏🙏🙏
Cao siêu quá 🙏 🙏 🙏

Ra là Ngài tu học cùng với Trịnh Công Sơn 🙏🙏🙏
 
Cảm ơn bro.
Chỉ là một chút gì đó chia sẻ, mình tin tưởng vào tứ thánh đế, lý duyên khởi : " vô thuỷ vô chung của vạn vật ", 37 phẩm trợ đạo...
Đây là phương pháp mà khi đọc mình tự cảm nhận là đúng đắn và vô cùng rõ ràng mà Đức Thế Tôn đã dạy cho chúng ta. Nhìn quanh các tôn giáo khác, các vị thầy khác, các ngài chỉ để lại những lời giáo huấn đầy tính mẫu thuẫn và gần như để cho hậu thế tự suy ngẫm.
Còn Bậc Đạo Sư để lại con đường nguyên vẹn, từng bước từng bước. Ngài là một vị thầy với bàn tay không hề nắm, bởi vậy tôi tin rằng ngài là bậc giác ngộ hoàn toàn, và có khả năng trình bày điều đó ra trước chúng sinh.
Phật Pháp không phải là cái gì đó cao siêu và khó hiểu.
Chư Phật ra đời không phải là để nói những điều quá sức tưởng tượng của chúng sinh.

Con đường tu hành đến khi giác ngộ hoàn toàn có thể nói được
Còn trạng thái giác ngộ thì không giải thích được.


Giống như là có thể chỉ cho người khác nấu 1 nồi bún bò. Còn vị bún bò ra sao thì bản thân người đó phải tự nếm, không thể nào ngồi lim dim tưởng tượng ra cái vị bún bò được. Con đường tu chứng là có, còn cảm giác khi chứng thì ai tu nấy đắc.

Trong Kinh Phật có vô số phương tiện từ nhẹ nhàng đến nặng nề để răn dạy cho tứ chúng. Nếu không đọc qua thì sẽ không thể hiểu và tin được. Trong tạng Kinh và tạng Luật có những câu rất là nặng, những người ưa ngọt như dân Việt đọc vô sẽ bị sốc.

Ví dụ :

Phật nói việc một Tỳ Kheo khoe thần thông giống như là người đàn bà giở vùng kín ra cho người khác xem để nhận tiền

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

– Này Bhāradvāja, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Này Bhāradvāja, vì sao ngươi lại để lộ pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông trước hàng tại gia vì mục đích cái bình bát gỗ tầm thường? Này Bhāradvāja, giống như người đàn bà cho xem chỗ kín vì mục đích của đồng xu tầm thường; này Bhāradvāja, tương tự như thế vì mục đích cái bình bát gỗ tầm thường, pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông đã bị ngươi để lộ ra trước hàng tại gia. Này Bhāradvāja, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này Bhāradvāja, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

Sau khi khiển trách, Ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

– Này các tỳ khưu, không nên để lộ pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông trước hàng tại gia; vị nào để lộ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, hãy đập vỡ bình bát ấy, nghiền thành bột vụn, rồi hãy dâng đến các tỳ khưu làm hương liệu của thuốc cao. Này các tỳ khưu, không nên sử dụng bình bát bằng gỗ; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác)” (Khuddakavatthukkhandhakaṁ – Chương các tiểu sự)

Hay thậm chí Phật còn tán thán việc sống độc cư, viễn ly bằng cách nói là khi ở một mình thì việc tiểu tiện, đại tiện cũng trở nên thoải mái

Có thể là hình ảnh về bản đồ và văn bản cho biết 'Yasmaham, nagita, samaye addhänamaggappațipanno na kańci passămi purato vã pacchato vă, phâsu me, năgita, tasmim samaye hoti antamaso uccărapassăvakammãyă Này Nagita, những lúc ta đi trên đường, khi nhìn trước trông sau không thấy một ai, này Nagita, khi ấy, ngay đến việc đại tiểu tiện ta cũng cảm thấy thoải mái. Nagita, when I'm walking along a road and don see anyone ahead or behind Ifeel relaxed, even ifI need to urinate or defecate. Anguttaranikaya Ațthakadinipata Sativaggo Yasasuttam'



Điểm khác nhau của PG và các tôn giáo khác :
Là có thể nhìn thế giới, sự vật, sự việc qua 2 góc nhìn : chân đế và tục đế. Người không còn bị kẹt bởi các định kiến, biên kiến, thân kiến, tà kiến thì người đó trở thành thánh nhân - là người đã giải thoát khỏi các lậu hoặc. Mọi thứ suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện để qua sông. Nhưng mà chưa qua sông thì không nên nói giọng thánh nhân cái gì cũng buông hết. Đó cũng là 1 dạng Tà Kiến.

Vì vậy PG không hề có những lời lẽ cao siêu, nhiệm màu mà đi thẳng vào vấn đề. Rất tiếc là hầu hết người Việt mình không được tiếp cận.
 

Có thể bạn quan tâm

Top