Theo t là vậy, chỉ khác nhau ở ít hay nhiều, công giáo cũng vậy, tin lành, thiên chúa, hay kito… đều một phần nào đó kìm hãm sự phát triển của con người. Còn các đạo khác như Hồi giáo, phật giáo, Ấn Độ giáo… thì quá cổ hũ, quá nhiều luật lệ. T từng quen 1 gia đình theo công giáo( k rõ là kito hay tinh lành) đi làm sấp mặt từ sáng sớm đến tối muộn, cuối tuần 2 bố mẹ k cho con cái nó ở nhà nghỉ ngơi mà bắt nó đi lễ nhà thờ này nọ, rồi theo t biết thì nếu lấy vợ chồng theo công giáo thì thủ tục lằng nhằng, cộng với việc tụi nó ép vợ hoặc chồng sắp cưới phải theo đạo tụi nó( cái này t thấy trơ trẽn vl) rồi còn nhiều luật lệ nữa, rồi cái đéo gì cũng chúa, t nhớ k lầm thì có thằng độc tài ******** đã từng nói “tôn giáo là thuốc phiện với nhân dân” có lẽ đây là lần duy nhất mà t đồng ý với đám độc tài ********, chẳng đc cái gì chỉ rước thêm một đống phong tục nhảm vãi, theo t nghĩ một xã hội tiên tiến là xã hội tư bản dân chủ kèm vô thần, con người sẽ tự do sáng tạo mà k bị bất cứ cái gì kìm kẹp về cả tư tưởng lẫn thời gian.
Tôn giáo với tư cách là một hệ thống niềm tin, là thứ cần thiết đối với con người. Mày nên nhớ, kể từ thời kỳ khai sáng cho tới giờ, trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp, và hầu hết phát minh về khoa học kỹ thuật, thì hầu hết những nhà khoa học, những nhà phát minh, đều là người theo đạo nào đó, mà hầu hết là thiên chúa giáo hoặc do thái giáo. Với các nhà khoa học sùng đạo theo thiên chúa giáo, thì việc khám phá khoa học đối với họ chính là việc đến gần hơn và hiểu rõ hơn về Chúa. Chúa là động lực mang tính thần học của các phát minh. Văn hoá do thái giáo, thiên chúa giáo đề cao vai trò của cá nhân, coi mỗi cá nhân được tạo ra từ hình ảnh của thiên chúa, vì thế việc học hỏi, phát minh, tìm kiếm sự thông thái, được coi là chức năng hiển nhiên của con người. Vì thế, mày nói tôn giáo kìm hãm sự phát triển của con người là không đúng.
Điểm thứ 2, mày phải phân biệt tôn giáo với tư cách là một hệ tư tưởng, là hệ thống kinh kệ, là các thực hành tôn giáo, hay là các định chế tôn giáo. Cái mày kêu ca cổ hủ, luật lệ, đấy là các thực hành tôn giáo, mà trong nhiều trường hợp, cá nhân sẽ là người quyết định xem họ sẽ thực hành như thế nào. Cái mày kêu ca về đi nhà thờ, thủ tục lằng nhằng, phải cải đạo, etc đấy là các định chế tôn giáo. Sẽ có ít vấn đề hơn rất nhiều nếu người ta coi tôn giáo chỉ như một hệ tư tưởng, và họ tự suy nghĩ, cân nhắc, và áp dụng nó vào cuộc sống theo cách hiểu của mình.
Điểm thứ 3, xã hội tư bản dân chủ kèm vô thần là cái gì. mày ép người khác không được theo tôn giáo nào à. thứ nhất, "không theo tôn giáo nào" bản thân nó cũng là một hệ thống niềm tin, do đó nó không khác mấy với tôn giáo. thứ hai, mất đi một hệ thống niềm tin hợp lý, thì con người không có hệ thống giá trị, khi đó sẽ dẫn tới những thảm hoạ, vì đạo đức không còn trở nên có ý nghĩa nữa. tàu cộng dưới thời Mao, nhất là thời cmvh, là một ví dụ. liên xô dưới thời stalin là một ví dụ. có quá nhiều thảm hoạ nhân đạo trong những giai đoạn này tao khỏi cần nhắc tới nữa.
xã hội dân chủ thì nó phải kèm theo tự do tôn giáo, có nghĩa là ai thích theo tôn giáo thì theo, mày không khuyến khích, ok, nhưng mày cũng không được cấm. đấy mới là dân chủ.
Cuối cùng: "con người sẽ tự do sáng tạo mà k bị bất cứ cái gì kìm kẹp về cả tư tưởng lẫn thời gian."
mày đang ảo tưởng nếu cho rằng con người có thể tự do mà không bị gì kìm kẹp. sự kìm kẹp là cái hiển nhiên với con người. con người đau ốm, bệnh tật, đói khát, nhu cầu ngủ nghỉ .... bản thân sự tồn tại của con người là một sự kìm kẹp. con người cũng bị kìm kẹp bởi các quy luật vật lý, các quy tắc logic, và tỷ tỷ các thứ khác. tự do chưa bao giờ có nghĩa là không bị gì kìm kẹp. trái lại, tự do là hiểu được những gì đang kìm kẹp mình, rồi qua đó, dùng những nhận thức lý tính của mình để biết mình có thể làm những gì trong khuôn khổ đó, và lựa chọn làm điều gì tốt nhất cho bản thân mình.