Tao nghĩ điều này là tốt cho cả xã hội và cá nhân người đóng bảo hiểm.
Xã hội sẽ có tiền lo cho những người đang hưởng lương hưu hiện tại, và sau này cũng không sợ phải lo cho một đống người già không nơi nương tựa.
Cá nhân người đóng bảo hiểm cũng không lo nếu xảy ra biến cố về già mất sạch tài sản thì sẽ bị tuyệt đường sống. Tất nhiên, không phải ai cũng rơi vào thảm cảnh đó, nhưng ý nghĩa của 2 chữ "bảo hiểm" nó là như vậy, nghĩa là để đề phòng rủi ro. Giống như dù biết là sẽ rất ít người bị tai nạn xe, nhưng người ta vẫn mua bảo hiểm xe vậy. Lương hưu tuy không cao nhưng vẫn đủ cơm ngày 3 bữa, ốm đau bảo hiểm lo, chết có tử tuất, nói chung là trọn gói.
Nhiều người lo lương hưu sau này sẽ không đủ sống. Nhà nước có chính sách tăng lương hưu định kì theo trượt giá. Tiền VN cũng không bị mất giá dữ dội như hồi mới đổi mới nữa, nên lo lắng đó có phần phi lý. Nhà nước muốn ổn định xã hội thì chắc chắn không thể bỏ rơi nhóm người hưởng lương hưu được. Và nếu mà nhà nước phải bỏ rơi thì nói thật, lúc đó tình hình bi đát lắm rồi, ai có lương hưu hay không có lương hưu thì cũng chết chung với nhau cả thôi.
Nhiều người cũng lo chưa kịp hưởng lương hưu, hoặc mới hưởng vài năm thì hẹo. Tao nói thật, cuộc đời con người sẽ có 3 kịch bản: (1) chết mà chưa kịp tiêu hết tiền, (2) tiêu hết tiền mà vẫn chưa chết, (3) vừa tiêu hết tiền thì chết luôn. Cái (3) thì gần như rất ít, đa phần 99% mọi người sẽ rơi vào (1) hoặc (2). Và giữa 2 cái đó, thì tao nghĩ (2) nó đáng sợ hơn rất nhiều lần so với (1). Tại sao bọn mày cứ lo chết mà chưa kịp hưởng hết tiền hưu, mà không lo tới việc đã tiêu đến đồng bạc cuối cùng, không lương hưu, không nghề nghiệp, mà ông bà vẫn chưa kêu về đoàn tụ? Sống như vậy còn khổ hơn cả chết.