Theo t được biết
Trong các nước Châu Á này
Hai tml HONGKONG và TAIWAN là ông trùm của mê tín, tránh điều xấu, kiêng kị đủ điều.
Điều đó lại trái ngược lại xu hướng đi lên của nhân loại.
Vậy mà 2 tml đó lại có nền kinh tế phát triên cao trong khu vực
Ngc lại, nước mình cũng có thờ có kiêng nhưng mức độ ít hơn rất nhiều mấy tk trên
Vậy hỏi mấy tml
Càng thờ đúng cách thì kinh tế càng lên à
Cảm ơn ae chia sẻ quan điểm
Tk nào thấy tao tạo nét hay gì
Có thể lướt qua
Đừng vào cmt chửi bới gì trong thread của t
Ở đây chỉ mong ae chia sẽ quan điểm, chém gió về nhận định của mình
Tks
Xin phép trả lời theo quan điểm của tao nhé.
Tao nghĩ sự phát triển kinh tế và tín ngưỡng, mê tín ở Hồng Kông và Đài Loan là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự hòa quyện giữa truyền thống văn hóa và hiện đại hóa.
Nhưng 1 là việc thờ cúng, kiêng kị nó không phụ thuộc hoặc liên quan đến việc đi lên hay đi xuống của nhân loại, nó chỉ phản ánh 1 phần văn hóa và đôi khi nó sẽ trở thành một trong những lý do ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội của 1 cộng đồng.
Tiếp theo là họ thờ cũng chưa phải hoàn toàn vì kinh tế, mà vì các lý do tao liệt kê như sau:
1. Văn hóa và Lịch sử: Hồng Kông và Đài Loan có lịch sử và văn hóa lâu đời, với nhiều tín ngưỡng truyền thống đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Tín ngưỡng và các nghi lễ cúng bái trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân. Dù kinh tế có phát triển, những giá trị truyền thống này vẫn được giữ gìn và tôn trọng.
2. Tâm lý và Xã hội: Khi đối mặt với áp lực từ cuộc sống hiện đại và sự không chắc chắn về tương lai, nhiều người tìm đến tín ngưỡng và mê tín như một cách để giảm bớt căng thẳng và tìm kiếm sự bình an. Điều này giúp họ cảm thấy an tâm hơn và có niềm tin vào sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên.
3. Sự Hòa Hợp giữa Truyền thống và Hiện đại: Hồng Kông và Đài Loan đã tìm cách kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Các hoạt động cúng bái và tín ngưỡng không bị xem là lạc hậu mà được tích hợp một cách tự nhiên vào cuộc sống hiện đại. Nhiều doanh nhân và người thành đạt vẫn duy trì việc cúng bái, xem đây là cách để duy trì may mắn và thuận lợi trong công việc.
4.Tác động của Giáo dục và Truyền Thông: Trong khi giáo dục và truyền thông có thể giúp nâng cao nhận thức và giảm bớt sự mê tín, chúng cũng có thể góp phần bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống. Việc truyền thông liên tục nhắc nhở và tái hiện các lễ hội và nghi thức cúng bái cũng góp phần duy trì sự phổ biến của chúng. Cũng giống như có thể tao, mày, hay nhiều người chưa tới Hồng Kông Đầi Loan bao giờ nhưng vẫn biết văn hóa thờ cúng của họ vậy đó.
Còn với người Việt mình, với kiến thức tao có, tao xin khẳng định nước mình mới là nhất phân khúc trong việc cúng bái, lễ lạt và nước mình là nước duy nhất có "SỰ PHÁT TRIỂN SỰ KIỆN VĂN HÓA TÂM LINH". trong vòng hơn 100 năm, số ngày lễ lạt cũng bái chính thức hoặc không chính thức, tham gia ké cho vui nó phát sinh bằng gần MỘT NGÀN NĂM từ thời Thăng Long Đại Việt tới giờ.
Tao ví dụ nhé:
Tất niên, đưa Ông Bà về, đưa Ông Bà đi, Thổ Công, vía Thần tài, Hội Làng thì nhiều tao không kể hết, như hội Gióng, chủa Keo, Triều Khúc, rồi Cúng Tạ, Giao Thừa, Rằm các loại, Kate Chăm, Hoa Đăng, Đâm Trâu, Chém Lợn, Cầu An, Cầu Siêu, xin Xăm, đầy tháng, thôi nôi, khai bút, khai chim, hội đền, đưa ông,.....
Có thể mày nhìn là thấy nó mới mỏng mỏng bên ngoài chứ chưa đi sâu mà tao cũng không nhớ hết đấy.
Kinh tế, kiêng kị, tâm linh, do co người thôi.