Olineasdf
Bụi đời chở lợn

@dungdamchemnhau @lucho
Ở trên đời, có ai không muốn lấy vợ đẹp?
Vợ đẹp khó giữ, đương nhiên. Với những anh chàng rượu chè tối ngày lại càng… biết nói thế nào nhỉ?
Có nhà thơ dân gian đã nói hộ ta qua “Bốn đêm say”:
Một tối nọ tôi về nhà muộn
Say, say, say thật là say
Và thấy có ngựa ai đang đứng
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày
Tôi hỏi vợ tôi, vợ tôi xinh đẹp
“Bà ơi bà, bà nói tôi hay
Ngựa của ai, ngựa của ai đứng đấy
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày?”
“Này ông ngốc, ông mù không thấy
Ông say, say quá mất rồi
Đó chẳng qua là con bò cái
Bà già vừa mới cho tôi”
Rồi đêm thứ hai, anh chàng có vợ đẹp lại say xỉn này lại thấy mũ ai treo trước cửa, hỏi vợ, vợ bảo đó là cái xô đựng nước. Đêm thứ ba anh chàng thấy quần của ai vắt trên lưng ghế, bà vợ nói đó là cái giẻ lau! Đêm thứ tư thì…
Bài thơ là một cuộc đối thoại cười ra nước mắt.
Hình ảnh ông chồng say xỉn hiện ra thật sinh động. Bà vợ đẹp lẳng lơ, đáo để cũng không kém. Trong anh chồng say này luôn có hai con người. Con người say xỉn và con người tỉnh táo. Thực ra, đó là hai bản thể trong một con người. Cái con người say tưởng nhìn Gà hóa Cuốc nhưng cũng không phải. Cái điệp khúc:
Thế giới này tôi đã đi nghìn dặm…
… Quả là tôi chưa thấy bao giờ…
Càng làm tăng thêm tính bi hài của câu chuyện, của cuộc đời, của lòng người… Thực hư, hư thực… Người đàn ông say xỉn đáng trách kia hay cái giả dối đến thô thiển, trắng trợn trong người đàn bà ăn phải bả tình hình như là bi hài kịch của muôn đời.
Thơ dân gian theo cách dân gian, vừa dễ hiểu lại vừa thâm thúy, sâu xa hài hước như chính cuộc đời. Nó đi vào lòng người và trường tồn với thời gian dù ở xứ Âu, Mỹ xa xôi hay trên đất nước chúng ta, bởi nó đã chạm vào quy luật tình cảm của con người, mà con người, dù ở đâu trên thế gian này đều có những tình cảm cơ bản giống nhau.
Vợ đẹp khó giữ, chồng say khó chiều!
Hãy luôn tỉnh táo và yêu thương vợ hết lòng hỡi những anh chàng có vợ đẹp.
Ở trên đời, có ai không muốn lấy vợ đẹp?
Vợ đẹp khó giữ, đương nhiên. Với những anh chàng rượu chè tối ngày lại càng… biết nói thế nào nhỉ?
Có nhà thơ dân gian đã nói hộ ta qua “Bốn đêm say”:
Một tối nọ tôi về nhà muộn
Say, say, say thật là say
Và thấy có ngựa ai đang đứng
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày
Tôi hỏi vợ tôi, vợ tôi xinh đẹp
“Bà ơi bà, bà nói tôi hay
Ngựa của ai, ngựa của ai đứng đấy
Nơi tôi cột ngựa hàng ngày?”
“Này ông ngốc, ông mù không thấy
Ông say, say quá mất rồi
Đó chẳng qua là con bò cái
Bà già vừa mới cho tôi”
Rồi đêm thứ hai, anh chàng có vợ đẹp lại say xỉn này lại thấy mũ ai treo trước cửa, hỏi vợ, vợ bảo đó là cái xô đựng nước. Đêm thứ ba anh chàng thấy quần của ai vắt trên lưng ghế, bà vợ nói đó là cái giẻ lau! Đêm thứ tư thì…
Bài thơ là một cuộc đối thoại cười ra nước mắt.
Hình ảnh ông chồng say xỉn hiện ra thật sinh động. Bà vợ đẹp lẳng lơ, đáo để cũng không kém. Trong anh chồng say này luôn có hai con người. Con người say xỉn và con người tỉnh táo. Thực ra, đó là hai bản thể trong một con người. Cái con người say tưởng nhìn Gà hóa Cuốc nhưng cũng không phải. Cái điệp khúc:
Thế giới này tôi đã đi nghìn dặm…
… Quả là tôi chưa thấy bao giờ…
Càng làm tăng thêm tính bi hài của câu chuyện, của cuộc đời, của lòng người… Thực hư, hư thực… Người đàn ông say xỉn đáng trách kia hay cái giả dối đến thô thiển, trắng trợn trong người đàn bà ăn phải bả tình hình như là bi hài kịch của muôn đời.
Thơ dân gian theo cách dân gian, vừa dễ hiểu lại vừa thâm thúy, sâu xa hài hước như chính cuộc đời. Nó đi vào lòng người và trường tồn với thời gian dù ở xứ Âu, Mỹ xa xôi hay trên đất nước chúng ta, bởi nó đã chạm vào quy luật tình cảm của con người, mà con người, dù ở đâu trên thế gian này đều có những tình cảm cơ bản giống nhau.
Vợ đẹp khó giữ, chồng say khó chiều!
Hãy luôn tỉnh táo và yêu thương vợ hết lòng hỡi những anh chàng có vợ đẹp.