Chủ động phá thì tao không biết, vì có tính toán, chứ bị động thì nó như domino ấy, có cái là thằng trên dội xuống thằng dưới tích lũy thế năng, tới thằng cuối cùng thì nó như quả bom nguyên tử.
Tao nhiều lần post bài chê cái thủy điện vì nó rất nguy hiểm, đặc biệt là trong tình hình thời tiết cực đoan cang ngày càng tăng cường, vì thủy điện sẽ ưu tiên công suất phát điện, có nghĩa là ưu tiên duy trì độ cao mực nước trong hồ để đảm bảo áp lực cho turbine, đồng nghĩa với việc khả năng chứa thêm của hồ chỉ là phần chênh lệch giữa độ cao tối thiểu để phát điện - độ cao tối đa của đập, 1 khoảng rất nhỉ so với nhu cầu điều tiết. Thằng trên chạy turbine xả xuống thằng dưới chạy turbine rồi xả xuống thằng dưới nữa, duy trì mức như nhau. Thằng trên xả đáy thì thằng dưới cũng phải xả, thằng trên vỡ thằng dưới vỡ theo.
Cách vận hành đập thủy điện khác với đập thủy lợi, đập thủy lợi sẽ xả nước tối đa vào mùa khô để hạ lưu bớt hạn, đồng thời chuẩn bị dung lượng chứa tối đa khi vào mùa lũ. Nhưng làm như vậy thì không sinh tiền cho doanh nghiệp đầu tư.
Đâu là chưa kể những hệ lụy về chặn dòng chảy, chặn phù sa, phát nhiệt, chặn đường di chuyển của thủy sinh vật ......