Uh, Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San đấy
Tao thích xem bản 1996 hơn vì nó sát nguyên tác hơn, ko chế cháo ra mấy trận kiểu Nhậm-Nhạc như bản 2001
Tao thì nhớ Lâm Viễn Đồ có tên này trước vì đây là tên ở trần tục, sau khi xuất gia Thiếu Lâm đc đặt pháp hiệu Độ Nguyên. Lúc hoàn tục lấy lại tên cũ Lâm Viễn Đồ. Truyện kể lại, khi lên Hoa Sơn gặp 2 thằng đọc trộm sách đc chúng nó nhờ chỉ điểm, nhưng ko ngờ đây cũng mới là lần đầu Độ Nguyên hòa thượng đc đọc Quỳ Hoa bảo điển. Càng đọc càng thấy hay, được mời ở lại Hoa Sơn mấy hôm luận kiếm phổ, sau khi từ biệt 2 anh em Hoa Sơn thì ko về Thiếu Lâm mà tìm 1 hang núi vắng vẻ, ghi lại bí kíp vào tay áo cà sa. Vì quá ham mê bí kíp võ công nên ở trên núi luyện võ luôn. Còn ko về từ biệt sư phụ là Hồng Diệp thiền sư... Tức là ông này có bí kíp luyện ngay, ko kiềm chế đc giống Lâm Bình Chi.
Sau này thành danh khi đánh thắng Trương Thanh Tử (trưởng môn phái Thanh Thành, sư tổ của Dư Thương Hải) thì uy trấn giang hồ. Tiếp đó mở Phúc Oai tiêu cục... có tiền rồi mới mua vợ con để che mắt thiên hạ.
-Hồng Diệp biết đc tin trên giang hồ xuất hiện 1 tay kiếm cự phách, đoán ngay đó là đệ tử ruột Độ Nguyên. Ông xuống núi tìm và căn dặn từ nay hãy làm nhiều việc tốt để tích đức, dùng võ công để giúp đời. Chính vì vậy, Phúc Oai tiêu cục sau này nổi tiếng trên giang hồ, đc hắc bạch lưỡng đạo cùng nể trọng vì hay giúp đỡ người khác.
Nhưng LVĐ cũng biết tịch tà nguy hiểm nên ko truyền lại cho con cháu vì tiệt nòi giống. Nhưng lại nhắc Lâm Chấn Nam cất kĩ bảo vật của dòng họ ở ngôi nhà thờ tổ...