Vấn đề ở đây không chỉ là so sánh về sao vạch.
Mà bên quân đội chỉ huy các cấp từ tiểu đoàn -> sư đoàn chẳng hạn nhiệm vụ và yêu cầu chiến thuật sẽ có khác nhau, do đó muốn chỉ huy 1 lực lượng lớn hơn sẽ phải đi học. Cũng giống như cổ đại thì giảng võ đường nó phân cấp dạy.
Còn bên CA sao vạch thì bằng nhau, nhưng tao chưa nghe sư đoàn CA nào cả. Do đó việc học viện CA nó có cấp sau ĐH là một chuyện, nhưng bên CA tao thấy các lớp là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nó vẫn khác về bản chất so với các lớp của bên quân đội.
Như thằng ở trên đã nói cổ đại quân ngũ nó cũng chia làm đội > đô > dinh > sương > vệ chẳng hạn, giống với tiểu đội > trung đội > đại đội>tiểu đoàn > trung đoàn> sư đoàn...
Các cấp trong quân đội thì so với quân đội thôi. Chứ giáo viên dạy lính trơn thì cũng như nhau, dạy đến cấp chỉ huy của CA cũng như quân đội à ?
nói rõ hơn là giáo đầu cấm quân ít dạy võ thuật cho cấm quân, cấm quân triều Tống là lính chuyên nghiệp, có thi thố đầu vào. Ngoài cấm quân thì có sương quân (sung quân - thằng Xung lúc bị đi đày Thương Châu thì bị chuyển sang binh chủng này, không còn ở cấm quân nữa) và hương quân (thổ binh)
Hiểu nôm na cấm quân = lính tổng trừ bị, trực thuộc bộ tổng tham mưu (vua), chia thành 3 - 4 sư đoàn trong cả nước, trấn thủ các thành phố quan trọng
Sương quân / sung quân: lính nghĩa vụ quân sự, phân bổ ở các tỉnh lẻ. Đại Việt thời Trần oánh nhau chính là với lực lượng này. Lúc đánh trại của thằng Hoa Vinh thì Hoàng Tín với Tần Minh dẫn bọn của nợ này từ phủ Thanh Châu đi đánh.
Hương binh / thổ binh: DQTV, CAX như bây giờ. Bọn Võ tòng, Lôi Hoành, Chu Đồng đô đâu các thứ là quản lý bọn này. Ngay cả lính trong trại của Hoa Vinh và thằng Lưu Cao cũng là bọn này.
Vậy cho nên cùng là quản 1 đội khoảng 100 binh nhưng thằng Hoàng Tín là Đô Giám, còn thằng Lôi Hoành là Đô Đầu.
Về cách xưng hô thì Hoa Vinh gọi Hoàng Tín là "Hoàng Đô Giám", không gọi bằng "đô giám đại nhân"

nên có thể hiểu về cấp bậc Hoàng Tín thấp hơn Hoa Vinh nhưng về line báo cáo thì Hoàng Tín báo cáo lên phủ, là line cao hơn line Hoa Vinh nên Hoa Vinh phải nể mà gọi bằng chức danh như người ngang hàng
Quay về Job của thằng Xung ở Đông Kinh, nó là giáo đầu trong truyện không nói rõ dạy cái khỉ gì, nhưng
Trong Đại Nội có “Giảng Vũ điện” dùng cho các hoạt động truyền dụ mệnh lệnh. Phía Tây Khai Phong có “Giảng vũ đường” dùng làm nơi huấn luyện binh pháp và võ thuật, Cạnh “Giảng vũ đường” lại có bãi “giáo trường” ( sau gọi là “thao trường”) rộng mỗi chiều mấy mươi dặm để cho cấm quân luyện tập. Trước “Giảng vũ đường” lại có đào một cái ao rộng dùng để họp các đội thuyền nhằm luyện tập thuỷ chiến, gọi là “giáo thuyền trì” ( năm 973 trở đi, đổi gọi là “Giảng vũ trì”). Từ đời Tống Thái Tổ đã cho đóng trong ao 100 chiếc lâu thuyền 3 tầng lầu để quân lính luyện tập. Đến Tống Thái Tông, số thuyền còn nhiều hơn. Năm 977, lại cho dựng thêm “Giảng vũ đài” ở đất Dương Đồn phía nam kinh thành, dùng làm nơi luyện tập sử dụng các loại máy bắn đá, bắn nỏ,…
Theo chế độ quân binh nhà Tống, hàng năm các tướng lĩnh cấm quân phải về “Giảng vũ đường” để dự tập quân, học chương trình huấn luyện quân sĩ và nghe vua giảng dụ. Tống Thái Tổ dù rất bận việc triều chính, nhưng vẫn thường xuyên đến đây để úy lạo tướng sĩ và nhắc nhở việc luyện tập. Vua cũng hay đến “Giảng vũ trì” để xem xét việc tập luyện thuỷ chiến ở đây Một trong các nội dung cơ bản khi huấn luyện binh sĩ là làm quen với hiệu lệnh bằng tiếng trống hoặc chiêng; làm quen với đội hình, đội ngũ…hành quân và các bài tập thể lực khác. Các bài tập vũ khí bao gồm thương, đao, kiếm, cung nỏ, thời kỳ sau có thêm luyện tập hỏa khí. Kỵ binh và bộ binh luyện tập cùng nhau để có thể phối hợp tác chiến tốt hơn.
có thể đoán được việc chính của Xung nhi nếu là dạy thương pháp cho thì cũng đéo phải cái được quân đội chú trọng.
Về sau Xung nhi đóng góp cho Lương Sơn giống như 1 chiến tướng xung phong công thành hãm trận nhiều hơn là góc độ đại tướng chiến thuật, điều binh.