Live Thích Huyền Diệu - hé lộ thêm về "cuộc đời và công đức".

sami88

Thanh niên Ngõ chợ
Thích Huyền Diệu - hé lộ thêm về "cuộc đời và công đức".

Sau bài viết, "Thích Huyền Diệu - tu sĩ nằm vùng dưới thời VNCH", thì có hai bạn đọc đã gởi cho tôi câu hỏi như sau:
"Nếu Thích Huyền Diệu chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam, vào năm 1967, vậy ông qua Pháp du học bằng con đường nào? Có phải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đưa đi, giống như Thích Trí Quảng, hay không?"

Thêm câu hỏi khác là: "Những bê bối liên quan đến việc xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự ở Nepal, mà Blog Nguyễn Phú Nepal đăng tải, thực hư thế nào? Thích Huyền Diệu có vợ con ở Pháp?"

Trước hết, tôi xin cảm ơn hai bạn đã đặt câu hỏi. Đặc biệt rất trân trọng cách đặt câu hỏi thứ nhất, cho thấy tư duy của người hỏi biết cách làm sáng tỏ vấn đề.

Trong câu hỏi này, có nhắc đến Thích Trí Quảng - tức đương kim Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà những người biết chuyện vẫn hay gọi ông ta là "Kẻ phản bội".

"Kẻ phản bội" bởi vì đúng là các bậc trưởng bối của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trước năm 1975, đã cưu mang, tạo điều kiện, đưa ông ta đi du học. Nhưng sau năm 1975, không phụng sự chúng sanh, lại cúc cung xu nịnh, làm tay sai thế quyền, mà chắc cho đến chết, vẫn không chịu "buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật".

Trong khi đó, GHPGVNTN không đưa Thích Huyền Diệu đi du học. Lí do chính, thầy Diệu học hành lơ đễnh, Phật học tầm thường, thế học kém cỏi. Đây là hai sự khác biệt lớn giữa thầy Quảng và thầy Diệu. Nhưng cả hai thầy có một điểm chung, đều là sư đỏ.

Có thể sự học của thầy Diệu bị chi phối vì thầy mãi lo "hoạt động cho thành phần thứ ba". Nên, sau khi thầy Diệu bị lộ, đã trốn thoát khỏi sự truy bắt của cảnh sát VNCH, thì đào tẩu bằng đường bộ sang Thái Lan.

Tại đây, một gia đình người Pháp nhận làm con nuôi, và sang Pháp theo diện này. Lúc bấy giờ, người ta tin rằng, việc này có bàn tay đạo diễn bí mật từ Đảng ******** Pháp.

Chỉ dấu rõ ràng nhất, cùng năm 1967, Hòa thượng Thích Thiện Châu (đã viên tịch) đang ở Anh quốc, được triệu hồi qua Pháp quốc dưới danh nghĩa "hướng dẫn Phật tử tu học".

Hòa thượng Thích Thiện Châu chính là người lập ngôi chùa đỏ Trúc Lâm Paris vào năm 1976, hoàn thành vào năm 1990. Mở ngoặc nói thêm, trong thời gian khoảng 10 năm, sau năm 1975, GHPGVNTN chưa thể xây thêm chùa ở hải ngoại.

Trúc Lâm Paris tức Trúc Lâm thiền viện tọa lạc tại số 9 Rue de Neuchâtel 91140 Villebon-sur-Yvette, ngoại ô thành phố Paris, Pháp. Thiền viện này, cách trung tâm Paris khoảng 20 km.

Kế nhiệm thầy Châu là Hòa thượng Thích Phước Đường. Hiện nay, sư đỏ Thích Tâm Huy nắm quyền. Một vị giáo sư (đã mất), vốn là Phát ngôn viên Viện Hóa đạo GHPGVNTN (hải ngoại) từng nhiều năm sống gần thiền viện Trúc Lâm này.

Trở lại chuyện "cuộc đời và công đức" của thầy Diệu, hầu như chúng ta không thể tìm thấy thông tin về hai vị thân sinh ra thầy Diệu. Bản thân thầy Diệu cũng không nhắc đến tên tuổi của họ.

Điều này, dường như không hợp lẽ, đối với những bậc chân tu, thường bậc sinh thành, ít ra sẽ được Phật tử nhắc đến rất trân trọng, như một cách tri ân công sinh thành dưỡng dục vậy.

Thầy Diệu có 3 người em cùng mẹ khác cha. Trong đó, có người tên là Nguyễn Hoàng Phụng tức Phật tử - Huynh trưởng Đức Quảng, Ủy viên Nghiên huấn Gia đình Phật tử miền Quảng Đức - GHPGVNTN, nay cũng đã mất.

Ba người em cùng mẹ khác cha này, là kết quả của mối lương duyên giữa mẹ của thầy Diệu và người chồng sau, một nhân viên công lực dưới chế độ VNCH, khi bà rời quê hương Ba Tri (Bến Tre), lên Saigon mưu sinh.

Câu hỏi thứ hai, chúng ta có thể tham khảo đường link đính kèm bài viết này, của Nguyễn Phú Nepal nói về những bê bối của thầy Diệu, liên quan đến chuyện xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự.

Vấn đề thầy Diệu có vợ con ở Pháp, hay không? Thiết nghĩ rằng, câu hỏi này xin được gởi đến thầy Diệu, cho dù chúng tôi có thể có cả hình ảnh, những người được cho là có quan hệ phu thê, phụ tử tình thâm với thầy Diệu.

Một tu sĩ có vợ con, không là cái tội, thậm chí hoàn tục. Tuy nhiên, nếu không công khai thừa nhận, thì đó là câu chuyện khác, thuộc về phạm trù đạo đức, phẩm giá của một con người, huống hồ còn là người đang khoác áo cà sa.

Link Blog Nguyễn Phú Nepal:

https://nguyenphunepal.************...pGc_tSlR_gePYA_aem_I1kYYjMzjQEzEysMyZaPlg&m=1
 
Thích Huyền Diệu - hé lộ thêm về "cuộc đời và công đức".

Sau bài viết, "Thích Huyền Diệu - tu sĩ nằm vùng dưới thời VNCH", thì có hai bạn đọc đã gởi cho tôi câu hỏi như sau:
"Nếu Thích Huyền Diệu chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam, vào năm 1967, vậy ông qua Pháp du học bằng con đường nào? Có phải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đưa đi, giống như Thích Trí Quảng, hay không?"

Thêm câu hỏi khác là: "Những bê bối liên quan đến việc xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự ở Nepal, mà Blog Nguyễn Phú Nepal đăng tải, thực hư thế nào? Thích Huyền Diệu có vợ con ở Pháp?"

Trước hết, tôi xin cảm ơn hai bạn đã đặt câu hỏi. Đặc biệt rất trân trọng cách đặt câu hỏi thứ nhất, cho thấy tư duy của người hỏi biết cách làm sáng tỏ vấn đề.

Trong câu hỏi này, có nhắc đến Thích Trí Quảng - tức đương kim Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà những người biết chuyện vẫn hay gọi ông ta là "Kẻ phản bội".

"Kẻ phản bội" bởi vì đúng là các bậc trưởng bối của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trước năm 1975, đã cưu mang, tạo điều kiện, đưa ông ta đi du học. Nhưng sau năm 1975, không phụng sự chúng sanh, lại cúc cung xu nịnh, làm tay sai thế quyền, mà chắc cho đến chết, vẫn không chịu "buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật".

Trong khi đó, GHPGVNTN không đưa Thích Huyền Diệu đi du học. Lí do chính, thầy Diệu học hành lơ đễnh, Phật học tầm thường, thế học kém cỏi. Đây là hai sự khác biệt lớn giữa thầy Quảng và thầy Diệu. Nhưng cả hai thầy có một điểm chung, đều là sư đỏ.

Có thể sự học của thầy Diệu bị chi phối vì thầy mãi lo "hoạt động cho thành phần thứ ba". Nên, sau khi thầy Diệu bị lộ, đã trốn thoát khỏi sự truy bắt của cảnh sát VNCH, thì đào tẩu bằng đường bộ sang Thái Lan.

Tại đây, một gia đình người Pháp nhận làm con nuôi, và sang Pháp theo diện này. Lúc bấy giờ, người ta tin rằng, việc này có bàn tay đạo diễn bí mật từ Đảng ******** Pháp.

Chỉ dấu rõ ràng nhất, cùng năm 1967, Hòa thượng Thích Thiện Châu (đã viên tịch) đang ở Anh quốc, được triệu hồi qua Pháp quốc dưới danh nghĩa "hướng dẫn Phật tử tu học".

Hòa thượng Thích Thiện Châu chính là người lập ngôi chùa đỏ Trúc Lâm Paris vào năm 1976, hoàn thành vào năm 1990. Mở ngoặc nói thêm, trong thời gian khoảng 10 năm, sau năm 1975, GHPGVNTN chưa thể xây thêm chùa ở hải ngoại.

Trúc Lâm Paris tức Trúc Lâm thiền viện tọa lạc tại số 9 Rue de Neuchâtel 91140 Villebon-sur-Yvette, ngoại ô thành phố Paris, Pháp. Thiền viện này, cách trung tâm Paris khoảng 20 km.

Kế nhiệm thầy Châu là Hòa thượng Thích Phước Đường. Hiện nay, sư đỏ Thích Tâm Huy nắm quyền. Một vị giáo sư (đã mất), vốn là Phát ngôn viên Viện Hóa đạo GHPGVNTN (hải ngoại) từng nhiều năm sống gần thiền viện Trúc Lâm này.

Trở lại chuyện "cuộc đời và công đức" của thầy Diệu, hầu như chúng ta không thể tìm thấy thông tin về hai vị thân sinh ra thầy Diệu. Bản thân thầy Diệu cũng không nhắc đến tên tuổi của họ.

Điều này, dường như không hợp lẽ, đối với những bậc chân tu, thường bậc sinh thành, ít ra sẽ được Phật tử nhắc đến rất trân trọng, như một cách tri ân công sinh thành dưỡng dục vậy.

Thầy Diệu có 3 người em cùng mẹ khác cha. Trong đó, có người tên là Nguyễn Hoàng Phụng tức Phật tử - Huynh trưởng Đức Quảng, Ủy viên Nghiên huấn Gia đình Phật tử miền Quảng Đức - GHPGVNTN, nay cũng đã mất.

Ba người em cùng mẹ khác cha này, là kết quả của mối lương duyên giữa mẹ của thầy Diệu và người chồng sau, một nhân viên công lực dưới chế độ VNCH, khi bà rời quê hương Ba Tri (Bến Tre), lên Saigon mưu sinh.

Câu hỏi thứ hai, chúng ta có thể tham khảo đường link đính kèm bài viết này, của Nguyễn Phú Nepal nói về những bê bối của thầy Diệu, liên quan đến chuyện xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự.

Vấn đề thầy Diệu có vợ con ở Pháp, hay không? Thiết nghĩ rằng, câu hỏi này xin được gởi đến thầy Diệu, cho dù chúng tôi có thể có cả hình ảnh, những người được cho là có quan hệ phu thê, phụ tử tình thâm với thầy Diệu.

Một tu sĩ có vợ con, không là cái tội, thậm chí hoàn tục. Tuy nhiên, nếu không công khai thừa nhận, thì đó là câu chuyện khác, thuộc về phạm trù đạo đức, phẩm giá của một con người, huống hồ còn là người đang khoác áo cà sa.

Link Blog Nguyễn Phú Nepal:



Ok t cũng Thích Huyền Diệu
 

Có thể bạn quan tâm

Top