Live Vì sao ra nông nỗi này

dhtbomay

Thích phó đà
Myanmar
Tôi từng nghĩ làm dev là chân ái.
Là cái nghề không bao giờ chết.
Là nơi dùng đầu óc, tư duy logic, giải quyết bài toán lớn.
Là build ra thứ gì đó mà người khác phải gật gù.
Là sự nghiệp có giá trị.

Giờ thì sao?

Tôi ngồi nhìn cái màn hình VSCode.
Code một cái microservice đơn giản – đăng ký user, validate data, lưu DB, gửi email.
Tôi làm gần 4 tiếng. GPT-4 nó làm… chưa tới 10 giây. Có test case đàng hoàng.
Nó còn explain tại sao mock cái này, stub cái kia.

Tôi refactor code cũ, muốn theo clean architecture.
Nó cũng làm được. Chuẩn hơn tôi. Không mệt. Không lười. Không sai convention.

Tôi nhìn lại mấy công việc mình từng nghĩ “khó”:
• Figma export gần ra code.
• Copilot viết gần hết UI component.
• Spring Boot? GPT hiểu luôn. Generate được cả repository, service, mapping, DTO.
• Unit test nó cũng viết.
• Doc nó summarize.
• PR review nó suggest những thứ mình nhìn cả buổi mới ra.

Ờ, thì… tụi mình đang làm gì vậy?

Đừng nói cái câu “AI chỉ hỗ trợ, chứ vẫn cần dev tư duy.”
Nghe đúng kiểu mấy ông thời xưa bảo “máy hơi chỉ hỗ trợ, vẫn cần người kéo xe ngựa”.

Sự thật là gì?
Là giờ công ty build app nhỏ, đâu cần 5-10 dev nữa.
Một thằng biết prompt ngon là đủ.
Còn lại… tối ưu chi phí.

Tôi nhìn quanh:
Nhiều đứa dev junior mới học, giờ cạnh tranh không phải với dev khác – mà với AI.
Bạn tôi nghỉ code, đi làm nghề khác.
Công ty thì cắt giảm. Tụi nó không nói thẳng “vì AI” đâu – chỉ bảo “có công cụ hỗ trợ rồi”.

Tôi hỏi thẳng tech lead, “AI có thay mình không anh?”
Ảnh cười. Bảo: “Không thay hết. Nhưng nó làm 5 phần công việc với 1/10 chi phí. Em thấy sao?”

Tôi không thấy gì luôn. Cạn lời.

Tôi cũng từng máu lắm.
Muốn học hệ thống phân tán, Kafka, CQRS, scaling bằng Redis, Docker, K8s, các thứ…
Nhưng giờ nhìn lại.
Mấy thứ đó… prompt vài dòng là GPT nó viết hết.
Nó không phải “sẽ” thay dev.
Nó “đã” thay rồi. Chỉ là chưa ai dám công nhận.

Tôi tính nghỉ. Không phải vì tôi yếu.
Mà vì tôi hiểu, mình không còn vai trò gì trong cái thị trường này nữa.
AI không cần nghỉ trưa. Không bị burnout. Không bắt bug ngớ ngẩn.
Mình thua.

Ai còn đam mê thì cứ cố. Nhưng đừng ảo tưởng nữa.
Dev không còn là nghề “ổn định” hay “khó thay thế”.
Nó từng vậy thôi. Giờ thì không.

Thôi. Tôi đóng VSCode lại đã. Mệt!!!
 
images
 
Đồ hộp, đồ ăn liền do AI sản xuất sẽ giết chết mấy người đó.
cái đám Nhật nó sáng tạo đồ hộp/vending machine thiếu điều là đỉnh của thế giới, AI lúc đó chỉ là cái đbgr, mà nó có thói quen ăn 3 cái thứ đó đâu,
Đó là chỉ lựa chọn trong tình huống tệ nhất thôi
 
1 năm có cả 50k sv IT nhập học, rồi cả 10 ngàn đứa trái ngành nhẩy vào. Giờ toàn intern 0 lương 6 tháng 1 năm, fresher nhưng yêu cầu trên trời mức lương 6 7 củ
 
cũng may tao làm trong một ngành kỹ thuật vẫn cần phải con người thao tác chứ không thì cũng suy nghĩ bạc cả đầu. thằng em tao đang làm IT mới ra trường, nó thì giỏi, thuộc dạng top của khóa nó ở FPT nhưng cũng phải suy nghĩ và tính kế lâu dài, có khi 5 năm hoặc lâu là 10 năm nữa sẽ bị đào thải
 
Tao hỏi : thế giờ tỉ lệ sinh viên ra trường chập chững là thua AI à, thất nghiệp à mày

ChatGPT nói:​

Không đến mức tuyệt vọng vậy, nhưng mà khó hơn nhiều so với mấy năm trước.

Nếu chỉ code CRUD, fix bug, viết test case… thì đúng, AI làm nhanh hơn, rẻ hơn. Doanh nghiệp cần tối ưu chi phí, họ sẽ cắt giảm. Junior giờ không còn đường dễ nữa.

Nhưng nói thẳng, mấy ông sinh viên bây giờ có lợi thế hơn thế hệ trước một chút:

  • AI giúp học nhanh hơn, tiếp cận kiến thức dễ hơn.
  • Dev giỏi thì có thể dùng AI làm đòn bẩy, thay vì bị nó thay thế.
Chuyện thất nghiệp hay không là do cách tiếp cận. Nếu chỉ chăm chăm học code theo kiểu cũ, thì sớm muộn cũng bị đào thải. Nhưng nếu biết kết hợp AI vào workflow, học cách tư duy bài bản, tập trung vào phần AI chưa thay được (giải quyết bài toán thực tế, tư duy hệ thống, tối ưu hiệu suất, bảo mật, v.v.) thì vẫn có chỗ đứng.

Tóm lại: Junior mà chỉ code như thợ thì thua. Junior mà biết tận dụng AI thì sống.
.....

Bạn đã nói:​

mà sinh viên ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm làm junior mà lên đc vị trí đó

ChatGPT đã nói:​

Đúng! Sinh viên ra trường thì thường còn ở mức fresher, chưa có kinh nghiệm làm dự án thực tế nên khó cạnh tranh với AI lắm.

Hồi xưa, fresher có thể vào công ty, làm việc lặp đi lặp lại để học dần. Nhưng bây giờ, mấy việc lặp đó AI làm hết rồi, nên công ty không muốn tuyển người chưa làm được gì. Vậy nên sinh viên ra trường bây giờ phải có một trong hai thứ này để không bị đào thải ngay từ đầu:

  1. Dự án thực tế (Real-world Projects):
    • Tự làm sản phẩm riêng (app, website, tool AI...)
    • Tham gia open-source, hackathon, freelance
    • Đóng góp dự án có giá trị, chứ không chỉ "học để biết"
  2. Skill vượt AI (AI-proof Skills):
    • Hiểu sâu về hệ thống (scalability, performance, security...)
    • Tư duy logic, giải quyết bài toán kinh doanh
    • Biết dùng AI thay vì để AI thay mình
Cái quan trọng là đừng nghĩ chỉ cần học code là đủ. Giờ muốn vào ngành thì phải có gì đó đáng tuyển ngay từ ngày đầu. Chứ kiểu "mới ra trường, học nhanh, sẵn sàng học hỏi" là bị bỏ qua hết.
 
chuẩn bị nổi dậy để chiến đấu với AI giành chính quyền để tạo công ăn việc làm thôi ae, trại súc vật này nó muốn đàn áp con người đến độ súc vật luôn rồi ,tao sẽ bắt đầu với việc với việc nghiên cứu để xử lý đám T72B3M hiệu quả, ae mỗi người chia 1 việc đi, súng ống thì dễ rồi có công nghệ In 3D hàng handmade bắn ổn tuy nhiên độ bền thì ko ngon bằng hàng đúc bằng thép với gỗ, nhưng mà vẫn gọi là xài ngon ,
 
công nghệ phát triển, công cụ làm được nhiều việc hơn, những nghề nghiệp bị máy móc thay thế thì sẽ phát sinh ra những nghề mới, con người thì cũng phải sống tiếp thôi, phải tìm chuyện gì khác làm để sống

xem những nghề bị máy móc thay thế dưới đây, con người có vì thất nghiệp mà chết đói bớt đâu? dân số thế giới vẫn tăng

rồi nghề dev cũng sẽ chết, mày ngồi đó rầu rĩ thì ảnh hưởng xấu cho tâm trạng & sức khỏe của mày thôi, cứ chăm lo ăn ngủ đụ ỉa cho đều, kiếm múi mít mà chơi cho khuây khỏa, chuyện gì đến sẽ đến

Trong vòng 200 năm qua, sự tiến bộ của máy móc và công nghệ đã thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, khiến nhiều nghề thủ công và lao động truyền thống bị thay thế. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:
  • Người dệt vải thủ công
    Trước khi cách mạng công nghiệp bùng nổ, việc dệt vải hoàn toàn dựa vào tay nghề của thợ dệt. Sau đó, máy dệt tự động và các nhà máy dệt đã thay thế phần lớn công việc này, giúp sản xuất hàng loạt với tốc độ nhanh hơn.
  • Thợ xay bột bằng cối đá
    Trước đây, bột mì được xay bằng cối đá do con người điều khiển. Ngày nay, các máy xay công nghiệp đã tự động hóa quá trình xay bột, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Thợ may truyền thống
    Việc may đo và may vá bằng tay, vốn đòi hỏi thời gian và kỹ năng cao, đã dần được thay thế bởi máy may công nghiệp. Máy may tự động cho phép sản xuất quần áo với số lượng lớn và đồng đều hơn.
  • Người điều khiển điện thoại (switchboard operator)
    Trong những năm đầu của ngành viễn thông, các nhân viên điều khiển cuộc gọi qua máy chuyển mạch bằng tay rất phổ biến. Hệ thống chuyển mạch tự động và kỹ thuật số hiện nay đã loại bỏ hầu hết những vị trí này.
  • Người vận hành thang máy
    Trước khi thang máy tự động ra đời, người vận hành thang máy chịu trách nhiệm điều khiển việc di chuyển. Giờ đây, hầu hết các tòa nhà đều trang bị thang máy tự động, giúp tiết kiệm nhân lực và tối ưu hóa quá trình vận hành.
 
nó không ngáo. nó là thằng giỏi và có bản lĩnh đấy. giỏi hơn rất nhiều thằng hèn đéo dám thừa nhận giá trị hiện tại của bản thân.

AI sẽ không thay thế được con người cho tới khi nó có năng lực tư duy nội tại.

Nhưng, tất cả các vấn đề, công việc liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, con số để kiến tạo, nó sẽ làm được hết với tốc độ và khối lượng siêu khủng và chi phí tí hon.

Như tao làm về dữ liệu. ngày xưa phải mò công cụ này kia. Giờ tao chỉ cần nhìn vào đống dữ liệu, cần tìm cái gì , theo hướng nào. hỏi AI, nó sẽ cho tao các thuật toán, phương pháp để chạy thử. Chạy chưa đúng ý thì sửa. thời gian chỉ còn 1/20 ngày xưa.

giờ là thời đại của : đưa ra ý tưởng, phương hướng -> AI sẽ cho mày cách thức và các mẫu thử -> chọn -> sửa -> tối ưu và chốt .

Chúng ta, thật sự không cần thợ gõ phím nữa rồi.
 

Có thể bạn quan tâm

Top