
Bà Trương Mỹ Hoa cho biết đối với những người tù chính trị, sự đấu tranh gay gắt, dai dẳng và sâu sắc nhất đó là việc chọn lựa giữa cha mẹ và lý tưởng. Bởi, không ít lần địch dùng gia đình, mà trực tiếp là cha mẹ của những người tù chính trị để tác động vào tâm lý của họ.
"Có khi bị địch đánh đau mà không sợ bằng việc địch chiêu dụ gia đình để có tiếng nói đối với mình" - bà Trương Mỹ Hoa nhớ lại.
Điều thứ 2 là người tù chính trị phải xác định rất rõ sự hy sinh của mình trong cuộc đấu tranh gian khổ, không cân sức với kẻ thù. Theo bà Trương Mỹ Hoa, khi chiến đấu ở Sài Gòn là chiến đấu trong lòng địch. Nhưng khi đã vào tù thì đó là "chiến đấu trong lòng của trong lòng kẻ thù".
Khi rơi vào tay kẻ thù, những người tù chính trị không có một tấc sắt trong tay, chỉ có ý chí quyết tâm và lòng căm thù đối với địch. Họ xác định rằng dù khó mấy, gian khổ mấy, khi đối mặt với kẻ thù cũng sẽ chấp nhận hy sinh để bảo vệ khí tiết, bảo vệ sinh mạng chính trị của mình.
Kẻ địch bắt người tù chính trị phải chào cờ, ĐMCS, học tố cộng… Trước những yêu cầu này, người tù chính trị nhất quyết chống lại. Đây cũng là sự gian khổ, một mất một còn. "Khi chúng tôi chống lại thì bị địch giam cầm, đày đọa và không có ngày về. Địch xác định rằng chúng tôi là loại cứng đầu, cứng cổ. Như tôi, bị kết án 18 tháng nhưng rồi phải đi tù suốt 11 năm" - bà Trương Mỹ Hoa kể.
"Có khi bị địch đánh đau mà không sợ bằng việc địch chiêu dụ gia đình để có tiếng nói đối với mình" - bà Trương Mỹ Hoa nhớ lại.
Điều thứ 2 là người tù chính trị phải xác định rất rõ sự hy sinh của mình trong cuộc đấu tranh gian khổ, không cân sức với kẻ thù. Theo bà Trương Mỹ Hoa, khi chiến đấu ở Sài Gòn là chiến đấu trong lòng địch. Nhưng khi đã vào tù thì đó là "chiến đấu trong lòng của trong lòng kẻ thù".

Khi rơi vào tay kẻ thù, những người tù chính trị không có một tấc sắt trong tay, chỉ có ý chí quyết tâm và lòng căm thù đối với địch. Họ xác định rằng dù khó mấy, gian khổ mấy, khi đối mặt với kẻ thù cũng sẽ chấp nhận hy sinh để bảo vệ khí tiết, bảo vệ sinh mạng chính trị của mình.
Kẻ địch bắt người tù chính trị phải chào cờ, ĐMCS, học tố cộng… Trước những yêu cầu này, người tù chính trị nhất quyết chống lại. Đây cũng là sự gian khổ, một mất một còn. "Khi chúng tôi chống lại thì bị địch giam cầm, đày đọa và không có ngày về. Địch xác định rằng chúng tôi là loại cứng đầu, cứng cổ. Như tôi, bị kết án 18 tháng nhưng rồi phải đi tù suốt 11 năm" - bà Trương Mỹ Hoa kể.