Trích:
"Cơ quan chức năng xác định đây là hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm, có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ và người bệnh.
Tuy nhiên, vụ việc cho thấy một lỗ hổng lớn trong quản lý nhà nước, khi không có cơ quan nào chịu trách nhiệm trực tiếp.
• Bộ Công Thương khẳng định không có thẩm quyền quản lý hai công ty trên, cũng không được phép thanh tra, hậu kiểm nếu không phát hiện dấu hiệu vi phạm.
• Bộ Y tế cho biết phần lớn thực phẩm chỉ cần tự công bố, không phải xin phép trước khi đưa ra thị trường, và việc xác nhận quảng cáo do UBND cấp tỉnh quản lý.
• Việc hậu kiểm chỉ diễn ra theo kế hoạch định kỳ hoặc khi phát hiện vi phạm.
Trong bối cảnh thị trường có hơn 130.000 sản phẩm thực phẩm lưu hành, Bộ Y tế đang đề xuất sửa đổi Nghị định 15/2018 và Luật An toàn thực phẩm, yêu cầu áp dụng GMP, HACCP, ISO 22000 với các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt như sữa công thức, nhằm siết chặt tiêu chuẩn an toàn và tăng cường hậu kiểm. Bộ Công an cũng đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự để nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm."
(Dân trí) - 573 nhãn hiệu sữa bột cho người bị tiểu đường, trẻ sinh non, thiếu tháng, phụ nữ có thai... bị Bộ Công an phát hiện có chất lượng đạt dưới 70% mức công bố. Vậy cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm?
dantri.com.vn