Thủ đô mới Hưng Yên muốn phục dựng Phố Hiến cổ với kinh phí hơn 47.000 tỷ đồng

Don Jong Un

Chúa tể đa cấp
United-Nations

Tỉnh Hưng Yên vừa đề xuất thực hiện Đề án "Xây dựng và Phục dựng Phố Hiến cổ" với tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng trên diện tích hơn 1.700ha, nhằm khôi phục không gian đô thị cổ nơi đây.​

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, Phố Hiến - thương cảng từng sầm uất bậc nhất Việt Nam thế kỷ 16-17 - là minh chứng cho một thời kỳ phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động lịch sử, di sản quý giá này đang đứng trước nguy cơ mai một.

Việc phục dựng Phố Hiến là yêu cầu cấp thiết để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và mở ra hướng phát triển bền vững cho tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên muốn phục dựng Phố Hiến cổ với kinh phí hơn 47.000 tỷ đồng - 1

Phố Hiến cổ của tỉnh Hưng Yên (Ảnh Tư liệu: UBND tỉnh Hưng Yên).

UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, dự án sẽ triển khai trên địa bàn các phường Minh Khai, Hiến Nam, Lam Sơn, Hồng Châu và các xã Quảng Châu, Hoàng Hanh, Tân Hưng (TP Hưng Yên) với tổng diện tích hơn 1.700ha.

Dự án không chỉ bảo tồn các di tích hiện hữu như đình, đền, chùa, nhà thờ cổ..., mà còn phục dựng không gian đô thị cổ mang đậm dấu ấn giao thương quốc tế - nơi từng có sự hiện diện của thương nhân đến từ 12 quốc gia. Thương cảng Xích Đằng, các khu nhà cổ và kiến trúc mang phong cách giao thoa văn hóa Đông - Tây sẽ được tái hiện, kết hợp hài hòa giữa không gian truyền thống và đời sống hiện đại
Hưng Yên muốn phục dựng Phố Hiến cổ với kinh phí hơn 47.000 tỷ đồng - 2

Phố Hiến của tỉnh Hưng Yên ngày nay (Ảnh: Nguyễn Dương).

Với vị trí địa lý thuận lợi - chỉ cách Hà Nội chưa đầy 70km, thuộc trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng - Phố Hiến có tiềm năng lớn trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đây được xem là cơ hội vàng để Hưng Yên bứt phá, khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia, sánh vai cùng các điểm đến nổi tiếng như Hội An, Huế hay Hà Nội.

Sau khi hoàn thành, Phố Hiến cổ được kỳ vọng trở thành điểm đến văn hóa - lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Tỉnh Hưng Yên đang hướng tới việc đề nghị UNESCO công nhận Phố Hiến là Di sản Văn hóa Thế giới, từ đó nâng tầm giá trị và thu hút sự quan tâm quốc tế.

Dự án còn được kỳ vọng tạo ra công ăn việc làm ổn định cho ít nhất 10.000 lao động địa phương, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng sống và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua nguồn thu từ du lịch và các hoạt động kinh tế phụ trợ.

Đầu tháng 4 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2844 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể về việc triển khai dự án
Hưng Yên muốn phục dựng Phố Hiến cổ với kinh phí hơn 47.000 tỷ đồng - 3

Một vòng xuyến giao thông của thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cũng ghi chữ "Nhất kinh kỳ - Nhì phố Hiến" (Ảnh: Nguyễn Dương).

Các Bộ Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường và Tư pháp được yêu cầu nghiên cứu các kiến nghị của Hưng Yên liên quan đến nguồn vốn đầu tư, ưu đãi, giải pháp bảo vệ môi trường và phòng chống ngập lụt, tiến độ giải phóng mặt bằng…, đảm bảo đúng chức năng quản lý Nhà nước

 
HY thuộc dạng nói ít làm nhiều và làm cũng hiệu quả đấy, đường xá làm nhanh vl. Việc xác nhập t nghĩ HY cũng mưu đồ tính toán nhiều năm nay rồi, bằng việc thu ngân sách bỗng dưng tăng vọt, trục đường Tân Phúc - Võng Phan kết nối Thái Bình dài hơn 30km mới giải phóng mặt bằng tháng 4 năm ngoái giờ cũng gần xong rồi
 

Có thể bạn quan tâm

Top