Nga cảnh báo Armenia “thiệt đơn thiệt kép” nếu gia nhập EU

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
18:47, Thứ bảy, 22/03/2025 (GMT+7)

Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergey Shoigu, nếu Armenia gia nhập EU và sau đó rút khỏi Liên minh kinh tế Á-Âu, nước này sẽ mất một số đặc quyền và GDP sụt giảm khoảng 30-40%.​

Ngày 21/3, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thư kí Hội đồng An ninh Nga, Sergey Shoigu, cảnh báo những hệ quả nghiêm trọng nếu Armenia, cựu thành viên Liên Xô và thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo, gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, nếu Armenia gia nhập EU và sau đó rút khỏi Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), nước này sẽ mất đi một số đặc quyền.

“Theo ước tính thận trọng, việc rời khỏi Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ khiến Armenia mất 30-40% GDP. Điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước, trong khi sản lượng giảm, thị trường lao động thu hẹp, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát gia tăng sẽ dẫn đến mức sống giảm mạnh. Trong khi đó, xét đến tình hình kinh tế châu Âu, Yerevan không nên mong đợi nhận được bất kì khoản trợ cấp hào phóng nào từ EU.”, ông Shoigu cảnh báo.

Theo Thư kí Hội đồng An ninh Nga, để đổi lấy triển vọng hội nhập châu Âu, công dân Armenia sẽ phải từ bỏ các đặc quyền mà thị trường lao động chung của Liên minh kinh tế Á-Âu mang lại, bao gồm: việc làm không cần giấy phép, đăng kí dễ dàng, chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí cùng nhiều ưu đãi khác nữa.
johanna-geron-afp-getty.jpg
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (ngoài cùng bên trái) trong cuộc họp báo chung sau hội nghị cấp cao 3 bên với Mỹ và EU tháng 5/2024. ảnh trên: Johanna Geron/ AFP/ Getty

ô
ng Shoigu lưu ý, số tiền chuyển từ Nga vào Armenia hàng năm chiếm khoảng 15% GDP của nước này.

“Một phần đáng kể là các khoản Kiều hối từ công dân Armenia làm việc tại Nga chuyển về. Dựa trên thực tế là, nhiều lao động trong số họ sẽ phải hồi hương và họ không được chào đón ở châu Âu, chúng ta có thể chắc rằng, dòng tiền chảy vào nền kinh tế Armenia từ nước ngoài sẽ sụt giảm trông thấy.”, ông Shoigu nói, cho biết, trong tình huống như vậy, Armenia cần phải nhanh chóng tạo ra việc làm mới, nhưng nước này không có đủ nguồn lực đầu tư cần thiết cho việc này.

Hơn nữa, Armenia sẽ phải tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn và chứng chỉ của mình để phù hợp với các yêu cầu của EU.

Armenia cũng sẽ phải rút khỏi khu vực thương mại tự do Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), trong khi tổng kim ngạch thương mại của Armenia với các nước EAEU rất đáng kể, đạt 12,7 tỉ đô la vào năm 2024, so với các nước EU chỉ đạt 2,3 tỉ đô la.

Ngoài ra, theo ông Shoigu, Armenia sẽ khó thể chuyển đổi thị trường xuất khẩu của mình, vì hàng hóa của Armenia không được ưa chuộng ở châu Âu.

“Để hàng hóa thâm nhập và có chỗ đứng ở các thị trường phương Tây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do các yêu cầu rất cao về kiểm dịch thực vật, thú y và các yêu cầu khác.”, ông Shoigu giải thích.
armenpress-am.jpg
Thủ tướng Armenia và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ bên lề một sự kiện ở Granada, Tây Ban Nha đầu tháng 10/2023. ảnh trên: armenpress.am

những năm gần đây, Armenia có xu thế xích gần và hội nhập với EU, nhất là kể từ cuối năm 2023, sau khi nước này thất bại trong cuộc xung đột với nước láng giềng Azerbaijan ở vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh.

Tại hội nghị cấp cao ba bên (EU-Mỹ-Armenia) tại Brussles, Bỉ đầu tháng 5/2024, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, EU sẽ phân bổ 270 triệu euro để hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp tại quốc gia Nam Kavkaz trong 4 năm như một phần của chương trình nghị sự hợp tác mới đầy tham vọng giữa hai bên.

Tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, bà von der Leyen cho biết, EU sẽ đầu tư để giúp củng cố nền kinh tế Armenia trở nên mạnh mẽ và ổn định hơn trước những cú sốc tiềm năng.

Trong khi phát biểu bên lề cuộc gặp, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU lúc bấy giờ, Josep Borrell, bày tỏ “hoan nghênh những nỗ lực của Armenia theo hướng dân chủ, chống tham nhũng và thiết lập pháp quyền”.

Armenia cũng công khai quan điểm ủng hộ Kyiv trong cuộc xung đột Ukraine và đã có những hỗ trợ nhất định cho nước này.
 
18:47, Thứ bảy, 22/03/2025 (GMT+7)

Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergey Shoigu, nếu Armenia gia nhập EU và sau đó rút khỏi Liên minh kinh tế Á-Âu, nước này sẽ mất một số đặc quyền và GDP sụt giảm khoảng 30-40%.​

Ngày 21/3, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thư kí Hội đồng An ninh Nga, Sergey Shoigu, cảnh báo những hệ quả nghiêm trọng nếu Armenia, cựu thành viên Liên Xô và thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) do Nga lãnh đạo, gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, nếu Armenia gia nhập EU và sau đó rút khỏi Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), nước này sẽ mất đi một số đặc quyền.

“Theo ước tính thận trọng, việc rời khỏi Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ khiến Armenia mất 30-40% GDP. Điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước, trong khi sản lượng giảm, thị trường lao động thu hẹp, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát gia tăng sẽ dẫn đến mức sống giảm mạnh. Trong khi đó, xét đến tình hình kinh tế châu Âu, Yerevan không nên mong đợi nhận được bất kì khoản trợ cấp hào phóng nào từ EU.”, ông Shoigu cảnh báo.

Theo Thư kí Hội đồng An ninh Nga, để đổi lấy triển vọng hội nhập châu Âu, công dân Armenia sẽ phải từ bỏ các đặc quyền mà thị trường lao động chung của Liên minh kinh tế Á-Âu mang lại, bao gồm: việc làm không cần giấy phép, đăng kí dễ dàng, chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí cùng nhiều ưu đãi khác nữa.
johanna-geron-afp-getty.jpg
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (ngoài cùng bên trái) trong cuộc họp báo chung sau hội nghị cấp cao 3 bên với Mỹ và EU tháng 5/2024. ảnh trên: Johanna Geron/ AFP/ Getty


ô

ng Shoigu lưu ý, số tiền chuyển từ Nga vào Armenia hàng năm chiếm khoảng 15% GDP của nước này.

“Một phần đáng kể là các khoản Kiều hối từ công dân Armenia làm việc tại Nga chuyển về. Dựa trên thực tế là, nhiều lao động trong số họ sẽ phải hồi hương và họ không được chào đón ở châu Âu, chúng ta có thể chắc rằng, dòng tiền chảy vào nền kinh tế Armenia từ nước ngoài sẽ sụt giảm trông thấy.”, ông Shoigu nói, cho biết, trong tình huống như vậy, Armenia cần phải nhanh chóng tạo ra việc làm mới, nhưng nước này không có đủ nguồn lực đầu tư cần thiết cho việc này.

Hơn nữa, Armenia sẽ phải tái cấu trúc toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn và chứng chỉ của mình để phù hợp với các yêu cầu của EU.

Armenia cũng sẽ phải rút khỏi khu vực thương mại tự do Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), trong khi tổng kim ngạch thương mại của Armenia với các nước EAEU rất đáng kể, đạt 12,7 tỉ đô la vào năm 2024, so với các nước EU chỉ đạt 2,3 tỉ đô la.

Ngoài ra, theo ông Shoigu, Armenia sẽ khó thể chuyển đổi thị trường xuất khẩu của mình, vì hàng hóa của Armenia không được ưa chuộng ở châu Âu.

“Để hàng hóa thâm nhập và có chỗ đứng ở các thị trường phương Tây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, do các yêu cầu rất cao về kiểm dịch thực vật, thú y và các yêu cầu khác.”, ông Shoigu giải thích.
armenpress-am.jpg
Thủ tướng Armenia và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ bên lề một sự kiện ở Granada, Tây Ban Nha đầu tháng 10/2023. ảnh trên: armenpress.am

những năm gần đây, Armenia có xu thế xích gần và hội nhập với EU, nhất là kể từ cuối năm 2023, sau khi nước này thất bại trong cuộc xung đột với nước láng giềng Azerbaijan ở vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh.

Tại hội nghị cấp cao ba bên (EU-Mỹ-Armenia) tại Brussles, Bỉ đầu tháng 5/2024, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, EU sẽ phân bổ 270 triệu euro để hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp tại quốc gia Nam Kavkaz trong 4 năm như một phần của chương trình nghị sự hợp tác mới đầy tham vọng giữa hai bên.

Tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, bà von der Leyen cho biết, EU sẽ đầu tư để giúp củng cố nền kinh tế Armenia trở nên mạnh mẽ và ổn định hơn trước những cú sốc tiềm năng.

Trong khi phát biểu bên lề cuộc gặp, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU lúc bấy giờ, Josep Borrell, bày tỏ “hoan nghênh những nỗ lực của Armenia theo hướng dân chủ, chống tham nhũng và thiết lập pháp quyền”.

Armenia cũng công khai quan điểm ủng hộ Kyiv trong cuộc xung đột Ukraine và đã có những hỗ trợ nhất định cho nước này.

Đất nước thì bé con con, người có một nhúm ngồi yên phận đéo muốn cứ thích cuốn theo trành giành của đám Nga, Trung và Mỹ thì chỉ có nát!

+ theo đám EU & Mỹ thì Nga nó có cớ băm, làm đá lót đường, làm chó cho chúng nó xong chúng nó lại bắt tay với Nga chia đất nước mình ra + thêm đống nợ nần

+ theo thằng Nga thì được yên ổn phía Nga nhưng đám Mỹ nó phá, sống cũng khó khăn, kích động chia rẽ nội bộ ..

Kinh nghiệm lịch sử từ Việt Nam, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab saudi, Cuba, Velezuela, Ukraine... cho thấy đất nước Armenia muốn tồn tại vững thì chỉ có một và chỉ một hướng đi đó là:

+ Phải có một chính quyền TW tập quyền đủ mạnh, không có đối lập. Mục đích là để Nga, Mỹ, TQ,...có chơi thì chơi với một chính quyền, đéo có lựa chọn thứ 2;

+ muốn có chỉ một chính quyền tw mạnh thì hình thức này hay hình thức khác thì phải có toàn trị. Toàn trị để có thời gian dài chuẩn bị nguồn lực, tích lũy nguồn lực.

Khi ông hứa với các ông chủ nước ngoài thời gian đầu tư dự án 20-30 năm mà ông chỉ tại vị được 5-10 năm thì lời hứa của ông là giấy chùi, không ai nghe theo ông cả.

Cho dù có tin ông đầu tư thì họ cũng tính thu hồi vốn trong ngắn hạn, đẩy hết vào giá => quốc gia không có lợi thế cạnh tranh, thua mẹ ngay từ đầu rồi, không bao giờ thịnh vượng được.

+ khi đất nước tích lũy được nguồn lực trong 30-50 năm lúc đó súng ống, quân đội, hệ thống phòng thủ...đều ngon đéo thằng nào dám động. Và khi đất nước ông là có lợi ích cho nước khác thì người ta chả dại gì mà phá ông.

+ Vì vậy, muốn tích lũy nguồn lực và muốn được yên ổn làm ăn mà lại nghiêng hẳn về một phe thì chỉ là suy nghĩ của một đứa trẻ con.
 
Đất nước thì bé con con, người có một nhúm ngồi yên phận đéo muốn cứ thích cuốn theo trành giành của đám Nga, Trung và Mỹ thì chỉ có nát!

+ theo đám EU & Mỹ thì Nga nó có cớ băm, làm đá lót đường, làm chó cho chúng nó xong chúng nó lại bắt tay với Nga chia đất nước mình ra + thêm đống nợ nần

+ theo thằng Nga thì được yên ổn phía Nga nhưng đám Mỹ nó phá, sống cũng khó khăn, kích động chia rẽ nội bộ ..

Kinh nghiệm lịch sử từ Việt Nam, Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab saudi, Cuba, Velezuela, Ukraine... cho thấy đất nước Armenia muốn tồn tại vững thì chỉ có một và chỉ một hướng đi đó là:

+ Phải có một chính quyền TW tập quyền đủ mạnh, không có đối lập. Mục đích là để Nga, Mỹ, TQ,...có chơi thì chơi với một chính quyền, đéo có lựa chọn thứ 2;

+ muốn có chỉ một chính quyền tw mạnh thì hình thức này hay hình thức khác thì phải có toàn trị. Toàn trị để có thời gian dài chuẩn bị nguồn lực, tích lũy nguồn lực.

Khi ông hứa với các ông chủ nước ngoài thời gian đầu tư dự án 20-30 năm mà ông chỉ tại vị được 5-10 năm thì lời hứa của ông là giấy chùi, không ai nghe theo ông cả.

Cho dù có tin ông đầu tư thì họ cũng tính thu hồi vốn trong ngắn hạn, đẩy hết vào giá => quốc gia không có lợi thế cạnh tranh, thua mẹ ngay từ đầu rồi, không bao giờ thịnh vượng được.

+ khi đất nước tích lũy được nguồn lực trong 30-50 năm lúc đó súng ống, quân đội, hệ thống phòng thủ...đều ngon đéo thằng nào dám động. Và khi đất nước ông là có lợi ích cho nước khác thì người ta chả dại gì mà phá ông.

+ Vì vậy, muốn tích lũy nguồn lực và muốn được yên ổn làm ăn mà lại nghiêng hẳn về một phe thì chỉ là suy nghĩ của một đứa trẻ con.
Thằng nào cũng muốn phát triển

Cứ bám mãi và lệ thuộc vào thằng Nga nghèo thì bao giờ đất nước mới phát triển được hơn hả mày (?)
 
Thằng nào cũng muốn phát triển

Cứ bám mãi và lệ thuộc vào thằng Nga nghèo thì bao giờ đất nước mới phát triển được hơn hả mày (?)
k thấy nga nói à. gia nhập eu thì armenia sẽ mất nhiều quyền lợi. mà nga cũng muốn sút con chó này lắm r. thà nga đầu tư hẳn điện hạt nhân cho vn còn có lợi hơn
 

Có thể bạn quan tâm

Top