Thích_Yến_Trân
Sinh lý yếu


Nắm bắt tâm tư người dân, huyện ủy họp gấp đổi tên xã mới từ số 1, 2, 3... sang tên có bản sắc
Quá trình lấy ý kiến, nhiều người có nguyện vọng đặt tên xã mới có bản sắc nên Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong họp khẩn, quyết định thay tên xã mới từ số sang chữ.
Quá trình lấy ý kiến, nhiều người có nguyện vọng đặt tên xã mới có bản sắc nên Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong họp khẩn, quyết định thay tên xã mới từ số sang chữ.

Huyện Triệu Phong lựa chọn tên Ái Tử đặt cho một xã mới vì đây là nơi chúa Nguyễn Hoàng dựng nghiệp 400 năm trước - Ảnh: HOÀNG TÁO
Sáng 20-4, ông Phan Văn Linh - chủ tịch UBND huyện Triệu Phong (Quảng Trị) - xác nhận huyện này vừa thay đổi phương án đặt tên xã mới theo nguyện vọng của nhân dân.
Trước đó, ngày 18-4, Sở Nội vụ Quảng Trị công bố quyết định lấy ý kiến người dân về sắp xếp địa giới hành chính cấp tỉnh và cấp xã. Theo đó huyện Triệu Phong được sắp xếp thành 5 xã mới có tên đánh số, từ Triệu Phong 1 đến Triệu Phong 5.
"Quá trình lấy ý kiến, tham khảo người dân, thấy cần đặt tên mang bản sắc nên huyện quyết định đổi phương án đặt tên.
Chiều 19-4, Ban Thường vụ Huyện ủy họp và thống nhất đổi tên từ đánh số sang đặt tên chữ", ông Linh cho hay.
Tên xã Triệu Phong được chọn vì có ý nghĩa lịch sử gắn liền với tên huyện Triệu Phong, giúp giữ gìn bản sắc địa phương và tạo sự đồng thuận. Tên xã Ái Tử được chọn do nơi đây là dinh Ái Tử, thủ phủ đầu tiên của chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỷ XVI.
Trong khi đó, tên Nam Cửa Việt vì địa danh này được đặt tên vào thời chúa Nguyễn Hoàng, khẳng định chủ quyền biển của người Việt, cửa biển của người Việt. Trong quá trình lịch sử, Cửa Việt gắn liền với nhiều sự kiện và những chiến thắng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2 tên xã còn lại đều là tên đã có trong lịch sử.
Trước đó người dân cho rằng việc sử dụng các tên gọi mang tính "đánh số cơ học, cứng nhắc" như Triệu Phong 1, 2, 3, 4, 5 là khô khan, thiếu đặc thù về địa lý và không thể hiện được chiều sâu lịch sử, văn hóa của vùng đất.
Người dân lo ngại việc đặt tên như vậy sẽ khiến con cháu khó lòng tìm về cội nguồn, khi mà tên gọi không còn gắn liền với những địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức qua nhiều thế hệ.
Người dân mong muốn những tên gọi mới sẽ kế thừa và phát huy giá trị của các địa danh lịch sử, văn hóa, giữ gìn hồn cốt quê hương.

Phương án đặt tên các xã mới của huyện Triệu Phong