Từ năm 2021 đến nay lực lượng thanh tra, Quản lý thị trường Hà Nội chưa thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty sản xuất, buôn bán sữa giả.
Sở Công Thương Hà Nội nói gì về vụ sữa giả?
Đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn, có doanh thu gần 500 tỉ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Đường dây này sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa giả với số lượng lớn tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Vụ việc này khiến người tiêu dùng lo lắng vì số lượng gần 600 loại sữa bột giả tiêu thụ hơn 4 năm qua vô cùng lớn. Trong đó có nhiều loại sữa dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Do đó, dư luận cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng khi cấp phép cho sữa giả lưu thông trên thị trường.
Ngày 18.4, Sở Công Thương TP Hà Nội cho biết, theo quy định tại Nghị định số 15/2018 ngày 2.2.2018 của Chính phủ, trách nhiệm quản lý Nhà nước về sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.
Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhóm sản phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng - bao gồm việc tiếp nhận tự công bố, xác nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
Bộ Công Thương phụ trách nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường (không bao gồm sữa bổ sung vi chất hoặc thực phẩm chức năng).
Đối với các sản phẩm sữa do Công ty CP Dược phẩm Quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, Sở Công Thương Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm; Thanh tra Sở và lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội cũng chưa tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm với hai công ty này từ năm 2021 đến nay do không thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành.
Sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, theo quy định hiện hành, ngành Y tế là đơn vị có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ và hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm thực phẩm của hai doanh nghiệp nêu trên. Lực lượng Quản lý thị trường chỉ được kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Việc đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sản phẩm sữa giả được sản xuất. Ảnh: VTV
Tăng cường giám sát, xử lý vi phạm
Sở Công Thương Hà Nội cho hay, trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Sở Công Thương Hà Nội.
Từ năm 2021 đến nay, Sở Công Thương đã kiểm tra, hậu kiểm chuyên ngành với 289 doanh nghiệp, xử phạt hành chính 47 đơn vị với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. Riêng lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã xử lý 2.256 vụ vi phạm liên quan đến ATTP, phạt hành chính hơn 31,6 tỉ đồng, buộc tiêu huỷ hàng vi phạm trị giá gần 56,7 tỉ đồng.
Đối với mặt hàng sữa, đã kiểm tra, xử phạt 53 vụ vi phạm, thu phạt 546 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 5.853 đơn vị sản phẩm sữa trị giá hơn 200 triệu đồng. Trong năm 2024, đã phát hiện và chuyển 2 vụ việc nghiêm trọng sang cơ quan điều tra:
Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Công an huyện Gia Lâm và Cục Cảnh sát môi trường, tạm giữ 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, một số mẫu có thành phần dinh dưỡng chỉ đạt dưới 70% so với công bố.
Quản lý thị trường Hà Nội cũng kiểm tra một doanh nghiệp tại huyện Đông Anh, phát hiện hơn 123.600 đơn vị sản phẩm liên quan đến sữa có dấu hiệu tẩy xoá, sửa hạn sử dụng, chất lượng dưới 70% tiêu chuẩn công bố. Cả hai vụ việc đã được chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Liên quan vụ án sữa giả, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hà Nội ngày 17.4 đã công bố kết quả rà soát hồ sơ công bố sản phẩm của hai doanh nghiệp: Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Theo đó, chỉ có 71 trong tổng số gần 600 nhãn sữa bột giả được phát hiện là sản phẩm từng được công bố tại Hà Nội, chiếm khoảng 12%.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hà Nội cho hay, từ năm 2021 đến nay, Chi cục đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố thực phẩm cho 67 sản phẩm của Rance Pharma và 4 sản phẩm của Hacofood Group. Phần lớn trong số này là các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng.
Đáng chú ý, không có sản phẩm nào trong số 71 hồ sơ được công bố có đối tượng sử dụng là người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng hay phụ nữ có thai - những nhóm đối tượng mà các nhãn mác giả ghi trên bao bì. Gần 90% số sản phẩm còn lại được công bố tại các tỉnh, thành khác.
Sở Công Thương Hà Nội nói gì về vụ sữa giả?
Đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn, có doanh thu gần 500 tỉ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Đường dây này sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa giả với số lượng lớn tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Vụ việc này khiến người tiêu dùng lo lắng vì số lượng gần 600 loại sữa bột giả tiêu thụ hơn 4 năm qua vô cùng lớn. Trong đó có nhiều loại sữa dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Do đó, dư luận cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng khi cấp phép cho sữa giả lưu thông trên thị trường.
Ngày 18.4, Sở Công Thương TP Hà Nội cho biết, theo quy định tại Nghị định số 15/2018 ngày 2.2.2018 của Chính phủ, trách nhiệm quản lý Nhà nước về sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.
Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhóm sản phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng - bao gồm việc tiếp nhận tự công bố, xác nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.
Bộ Công Thương phụ trách nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường (không bao gồm sữa bổ sung vi chất hoặc thực phẩm chức năng).
Đối với các sản phẩm sữa do Công ty CP Dược phẩm Quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, Sở Công Thương Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm; Thanh tra Sở và lực lượng Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội cũng chưa tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm với hai công ty này từ năm 2021 đến nay do không thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành.
Sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, theo quy định hiện hành, ngành Y tế là đơn vị có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ và hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm thực phẩm của hai doanh nghiệp nêu trên. Lực lượng Quản lý thị trường chỉ được kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Việc đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Sản phẩm sữa giả được sản xuất. Ảnh: VTV
Tăng cường giám sát, xử lý vi phạm
Sở Công Thương Hà Nội cho hay, trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Sở Công Thương Hà Nội.
Từ năm 2021 đến nay, Sở Công Thương đã kiểm tra, hậu kiểm chuyên ngành với 289 doanh nghiệp, xử phạt hành chính 47 đơn vị với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. Riêng lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã xử lý 2.256 vụ vi phạm liên quan đến ATTP, phạt hành chính hơn 31,6 tỉ đồng, buộc tiêu huỷ hàng vi phạm trị giá gần 56,7 tỉ đồng.
Đối với mặt hàng sữa, đã kiểm tra, xử phạt 53 vụ vi phạm, thu phạt 546 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 5.853 đơn vị sản phẩm sữa trị giá hơn 200 triệu đồng. Trong năm 2024, đã phát hiện và chuyển 2 vụ việc nghiêm trọng sang cơ quan điều tra:
Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Công an huyện Gia Lâm và Cục Cảnh sát môi trường, tạm giữ 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, một số mẫu có thành phần dinh dưỡng chỉ đạt dưới 70% so với công bố.
Quản lý thị trường Hà Nội cũng kiểm tra một doanh nghiệp tại huyện Đông Anh, phát hiện hơn 123.600 đơn vị sản phẩm liên quan đến sữa có dấu hiệu tẩy xoá, sửa hạn sử dụng, chất lượng dưới 70% tiêu chuẩn công bố. Cả hai vụ việc đã được chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Liên quan vụ án sữa giả, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hà Nội ngày 17.4 đã công bố kết quả rà soát hồ sơ công bố sản phẩm của hai doanh nghiệp: Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Theo đó, chỉ có 71 trong tổng số gần 600 nhãn sữa bột giả được phát hiện là sản phẩm từng được công bố tại Hà Nội, chiếm khoảng 12%.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hà Nội cho hay, từ năm 2021 đến nay, Chi cục đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố thực phẩm cho 67 sản phẩm của Rance Pharma và 4 sản phẩm của Hacofood Group. Phần lớn trong số này là các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng.
Đáng chú ý, không có sản phẩm nào trong số 71 hồ sơ được công bố có đối tượng sử dụng là người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng hay phụ nữ có thai - những nhóm đối tượng mà các nhãn mác giả ghi trên bao bì. Gần 90% số sản phẩm còn lại được công bố tại các tỉnh, thành khác.