Don Jong Un
Chúa tể đa cấp

Chính quyền Donald Trump vừa yêu cầu các nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ ở Việt Nam không tham dự các sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc chiến tranh, báo The New York Times đưa tin sáng Thứ Ba, 22 Tháng Tư. “Washington gần đây đã chỉ thị các nhà ngoại giao cao cấp – kể cả Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper – tránh xa các hoạt động liên quan tới kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư,” phóng viên Damien Cave, trưởng văn phòng The New York Times tại Sài Gòn, tường thuật.
Được biết, kỷ niệm 50 năm ngày chiếm được miền Nam Việt Nam, chính quyền ******** sẽ tổ chức một buổi tiệc tiếp đãi các quan chức cao cấp và ngoại giao đoàn vào ngày 29 Tháng Tư và một cuộc duyệt binh, diễn hành vào ngày 30 Tháng Tư tại Sài Gòn. Đặc biệt cuộc duyệt binh năm nay có sự tham gia của đại diện quân đội các nước Trung Quốc, Lào và Cambodia. Ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, nhà cầm quyền cũng tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao để tuyên truyền cho “thắng lợi vĩ đại” của đảng ******** trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn nửa thế kỷ trước.
Bộ Ngoại Giao Mỹ tại thủ đô Washington và giới chức Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên nhưng ngày 30 Tháng Tư cũng là cột mốc đánh dấu 100 ngày đầu tiên cầm quyền nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Thống Donald Trump. Theo bài báo, lãnh đạo Bộ Ngoại Giao e ngại làm xao lãng sự chú ý vào cột mốc đó bằng một sự kiện tô đậm thất bại của Mỹ trong một cuộc chiến tranh mà ông Trump cố né tránh.
“Dù lý do mà Washington rút khỏi các sự kiện 50 năm là gì, thì nó cũng giáng thêm một đòn nữa vào nhiều thập niên ngoại giao cần mẫn của các chính phủ Dân Chủ và Cộng Hòa nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng một mối quan hệ chiến lược đối phó với Trung Quốc,” tờ báo viết.
Quan hệ Việt Nam-Mỹ đã được nâng lên mức cao nhất, mức “đối tác chiến lược toàn diện” – ngang với Nga, Trung Quốc và một số nước khác – vào Tháng Chín, 2023 dưới thời Tổng Thống Joe Biden.
Tuy vậy, chúng tôi cho rằng quyết định của chính phủ Mỹ không tham gia các sự kiện 50 năm ở Sài Gòn là có thể hiểu được, vào lúc chính quyền ******** Việt Nam vẫn tiếp tục “ăn mày dĩ vãng,” tiếp tục từ chối hòa giải, tiếp tục khơi sâu vết thương trong lòng dân tộc để biện minh cho sự cai trị cực quyền, chuyên chế và phản dân chủ của đảng ********. Một nhà ngoại giao Mỹ chắc chắn sẽ không thoải mái khi ngồi trên khán đài xem cảnh quân đội các nước ******** phô trương sức mạnh của khối quân sự đã từng liên kết “chống Mỹ cứu nước” nửa thế kỷ trước. Từ chối tham dự là một cách phản ứng, một cách tỏ thái độ.
Hơn thế nữa, việc Việt Nam mời quân đội Trung Quốc tham gia duyệt binh đã gửi đi một thông điệp rõ ràng về lựa chọn đồng minh của Hà Nội. Trung Quốc đã đóng góp 300,000 binh sĩ và vô số vũ khí, quân trang cho quân đội ******** trong cuộc nội chiến 50 năm trước, nhưng cũng là nước kiên trì xâm chiếm bờ cõi Việt Nam và hai bên đã có những vụ xung đột đẫm máu ở Hoàng Sa năm 1974, ở toàn tuyến biên giới Việt-Trung 1979-1989 và ở Trường Sa 1988. Sự xuất hiện của quân đội Trung Quốc trên đường phố Sài Gòn phải chăng để nhấn mạnh rằng, dù có bất đồng, hai nước đều do đảng ******** lãnh đạo này vẫn là những đồng minh “cùng chia sẻ tương lai” không thể nào chia cách được.
***
Thái độ của người Mỹ và lựa chọn của Hà Nội càng đáng chú ý vào lúc Việt Nam đang bị kẹt giữa hai lằn đạn trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung ngày càng quyết liệt. Mỹ là thị trường nhập cảng lớn nhất, tiêu thụ đến một phần ba lượng hàng xuất cảng của Việt Nam trong khi Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng cho các nhà máy trong nước. Chỉ cần một trong hai bạn hàng lớn này quay lưng thì nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ trong nháy mắt.
Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đã khéo léo “đu dây” giữa hai siêu cường và Hà Nội tỏ ra khá thành công trong đường lối ngoại giao “cây tre” uốn éo để thủ lợi. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn buộc chặt Việt Nam trong quỹ đạo của mình, không cho phép Hà Nội cải cách chính trị để trở thành một quốc gia dân chủ tự do, trong khi Mỹ vẫn hy vọng lôi kéo Việt Nam thành một đối tác tin cậy, cùng ngăn chặn ảnh hưởng chính trị và quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Nhưng tình thế đã đến lúc phải chọn lựa, và những chính sách gần đây của chính quyền Trump đang góp phần đẩy Hà Nội lún sâu hơn vào quỹ đạo Trung Quốc, mang lại một thắng lợi đáng kể cho Bắc Kinh. Nhật báo Nikkei Asia Review (Nhật) nhận định: “Đáng chú ý là sự ấm lên rõ ràng của Việt Nam đối với Trung Quốc dưới thời chính quyền Tô Lâm [tổng bí thư đảng CSVN] trùng hợp với sự thay đổi đáng kể trong chính trường Mỹ, đáng chú ý nhất là sự trở lại của Donald Trump.” Tờ báo này cho rằng, trước đây Việt Nam mong muốn thắt chặt quan hệ với Washington nhưng giờ đây họ coi Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy do chính quyền Trump không còn coi Việt Nam là ưu tiên chiến lược của Mỹ như chính quyền Biden tiền nhiệm.
Quyết định của ông Trump đánh thuế 46% lên hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam công bố ngày 2 Tháng Tư vừa qua gây sốc lớn ở Hà Nội dù Việt Nam đã đoán trước được xu hướng và đã có những hành động phòng ngừa như tăng nhập cảng hàng hóa Mỹ từ khí đốt đến máy bay, tạo điều kiện cho Trump Organization – công ty gia đình của ông Trump – đầu tư khu nghỉ dưỡng ở Hưng Yên, cho phép thí điểm mạng Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Ngay sau khi mức thuế 46% được công bố, ông Tô Lâm đã lập tức gọi điện thoại và gửi thư cho ông Trump, cam kết xóa bỏ thuế quan với hàng hóa Mỹ, cử đặc phái viên sang Washington thương lượng giảm thuế và chỉ thị các cơ quan trong nước siết chặt kiểm tra xuất xứ để ngăn chặn tình trạng hàng hóa Trung Quốc “dán nhãn” Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ. Thông tin mới nhất là Hà Nội đã đạt được thỏa thuận mua 24 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, trị giá nhiều tỷ đô la, nhằm cân bằng phần nào thương mại giữa hai nước.
Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào xuất cảng, tổng giá trị xuất nhập cảng chiếm đến 156% GDP của nước này và hơn 30% hàng xuất cảng được bán sang Mỹ cho nên bằng mọi giá Việt Nam phải duy trì được chỗ đứng ở thị trường khổng lồ này.
Mức thuế 46% – đã tạm đình hoãn 90 ngày – có thể là đòn mặc cả để ép Việt Nam phải bớt giao thương với Trung Quốc, phải bít lỗ hổng mà thương nhân Trung Quốc lợi dụng để tuồn hàng vào Mỹ, để buộc các công ty đa quốc gia phải từ bỏ Việt Nam, chuyển cơ sở sản xuất về Mỹ và cũng có thể đi xa hơn là buộc Việt Nam phải ký kết một hiệp định thương mại song phương theo điều kiện của Washington.
***
Tuy vậy, đòn thuế quan (tariff) của ông Trump không chắc thành công vì Việt Nam lệ thuộc quá nặng vào kinh tế Trung Quốc. Mất thị trường tiêu thụ ở Mỹ, Việt Nam có thể tìm cách bán hàng sang các nước khác, song mất nguồn cung cấp từ Trung Quốc, vô số nhà máy ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa, hàng triệu người lao động sẽ mất việc dẫn tới bất ổn xã hội. “Nếu muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với Trung Quốc,” báo Nikkei dẫn một nguồn tin ngoại giao nhận xét.
Trước khi ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đến Hà Nội ngày 12 Tháng Tư vừa qua và chứng kiến việc ký kết 45 thỏa thuận hợp tác, Hà Nội đã đồng ý vay vốn Trung Quốc để xây dựng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đáng chú ý nhất là ba tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Đồng Đăng – Hà Nội và Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng. Tuy không nói ra nhưng những công trình này là bộ phận của đại dự án Vành Đai và Con Đường (BRI) của Bắc Kinh, có vai trò mở đường ra biển cho hàng hóa các tỉnh nội địa Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây trong khi lợi ích cho phía Việt Nam hầu như không đáng kể.
Chuyến đi của ông Tập còn có mục đích lớn hơn là nhằm tập hợp các nước nhỏ, đang bị ông Trump đánh thuế nặng (Việt Nam 46%, Cambodia 49% và Malaysia 32%) để cùng chống Mỹ và cuộc chiến thuế quan của ông Trump. Trong chuyến tuần du phương Nam, ông Tập luôn nhấn mạnh Trung Quốc là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm của hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ trong khi Mỹ là quốc gia gian giảo đang phá hoại hệ thống đó. Chính sách thương mại thất thường của ông Trump càng làm cho lời nói của ông Tập thêm có sức thuyết phục.
Diễn biến mới nhất là Bắc Kinh cảnh cáo các quốc gia đang làm ăn với Trung Quốc đừng nhân nhượng các áp lực của Mỹ nhằm cô lập Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Tư, phát ngôn viên Bộ Thương Mại Trung Quốc đe nẹt: “Trung Quốc kiên quyết phản đối các bên thông đồng với nhau và gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc. Nếu chuyện này xảy ra, Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn và kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó.”
Cây gậy và củ cà rốt đang được Bắc Kinh tận dụng tối đa để lôi kéo đồng minh chống lại chính sách thương mại của ông Trump. Không chỉ Việt Nam mà cả các đối tác của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia đều rất khó xử trong việc cân bằng quan hệ với hai siêu cường của thế giới và đã có dấu hiệu khu vực này sắp có một trật tự mới, không còn phụ thuộc vào sự hiện diện của Mỹ cả về kinh tế và quân sự.
Năm mươi năm sau chiến tranh, Việt Nam đã dần dần xích lại gần Mỹ nhưng hiện nay có vẻ như xu thế đó đang chậm lại hoặc đảo ngược; Hà Nội ngày càng phụ thuộc về kinh tế và chiến lược vào Trung Quốc, cường quốc mà Mỹ xác định là đối thủ hàng đầu. Chuyển biến đó là do bản chất chuyên chế của giới cầm quyền ******** ở Hà Nội nhưng cũng có phần đóng góp không nhỏ của chính quyền Donald Trump
Được biết, kỷ niệm 50 năm ngày chiếm được miền Nam Việt Nam, chính quyền ******** sẽ tổ chức một buổi tiệc tiếp đãi các quan chức cao cấp và ngoại giao đoàn vào ngày 29 Tháng Tư và một cuộc duyệt binh, diễn hành vào ngày 30 Tháng Tư tại Sài Gòn. Đặc biệt cuộc duyệt binh năm nay có sự tham gia của đại diện quân đội các nước Trung Quốc, Lào và Cambodia. Ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, nhà cầm quyền cũng tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao để tuyên truyền cho “thắng lợi vĩ đại” của đảng ******** trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn nửa thế kỷ trước.
Bộ Ngoại Giao Mỹ tại thủ đô Washington và giới chức Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên nhưng ngày 30 Tháng Tư cũng là cột mốc đánh dấu 100 ngày đầu tiên cầm quyền nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Thống Donald Trump. Theo bài báo, lãnh đạo Bộ Ngoại Giao e ngại làm xao lãng sự chú ý vào cột mốc đó bằng một sự kiện tô đậm thất bại của Mỹ trong một cuộc chiến tranh mà ông Trump cố né tránh.
“Dù lý do mà Washington rút khỏi các sự kiện 50 năm là gì, thì nó cũng giáng thêm một đòn nữa vào nhiều thập niên ngoại giao cần mẫn của các chính phủ Dân Chủ và Cộng Hòa nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng một mối quan hệ chiến lược đối phó với Trung Quốc,” tờ báo viết.
Quan hệ Việt Nam-Mỹ đã được nâng lên mức cao nhất, mức “đối tác chiến lược toàn diện” – ngang với Nga, Trung Quốc và một số nước khác – vào Tháng Chín, 2023 dưới thời Tổng Thống Joe Biden.
Tuy vậy, chúng tôi cho rằng quyết định của chính phủ Mỹ không tham gia các sự kiện 50 năm ở Sài Gòn là có thể hiểu được, vào lúc chính quyền ******** Việt Nam vẫn tiếp tục “ăn mày dĩ vãng,” tiếp tục từ chối hòa giải, tiếp tục khơi sâu vết thương trong lòng dân tộc để biện minh cho sự cai trị cực quyền, chuyên chế và phản dân chủ của đảng ********. Một nhà ngoại giao Mỹ chắc chắn sẽ không thoải mái khi ngồi trên khán đài xem cảnh quân đội các nước ******** phô trương sức mạnh của khối quân sự đã từng liên kết “chống Mỹ cứu nước” nửa thế kỷ trước. Từ chối tham dự là một cách phản ứng, một cách tỏ thái độ.
Hơn thế nữa, việc Việt Nam mời quân đội Trung Quốc tham gia duyệt binh đã gửi đi một thông điệp rõ ràng về lựa chọn đồng minh của Hà Nội. Trung Quốc đã đóng góp 300,000 binh sĩ và vô số vũ khí, quân trang cho quân đội ******** trong cuộc nội chiến 50 năm trước, nhưng cũng là nước kiên trì xâm chiếm bờ cõi Việt Nam và hai bên đã có những vụ xung đột đẫm máu ở Hoàng Sa năm 1974, ở toàn tuyến biên giới Việt-Trung 1979-1989 và ở Trường Sa 1988. Sự xuất hiện của quân đội Trung Quốc trên đường phố Sài Gòn phải chăng để nhấn mạnh rằng, dù có bất đồng, hai nước đều do đảng ******** lãnh đạo này vẫn là những đồng minh “cùng chia sẻ tương lai” không thể nào chia cách được.
***
Thái độ của người Mỹ và lựa chọn của Hà Nội càng đáng chú ý vào lúc Việt Nam đang bị kẹt giữa hai lằn đạn trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung ngày càng quyết liệt. Mỹ là thị trường nhập cảng lớn nhất, tiêu thụ đến một phần ba lượng hàng xuất cảng của Việt Nam trong khi Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng cho các nhà máy trong nước. Chỉ cần một trong hai bạn hàng lớn này quay lưng thì nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ trong nháy mắt.
Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đã khéo léo “đu dây” giữa hai siêu cường và Hà Nội tỏ ra khá thành công trong đường lối ngoại giao “cây tre” uốn éo để thủ lợi. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn buộc chặt Việt Nam trong quỹ đạo của mình, không cho phép Hà Nội cải cách chính trị để trở thành một quốc gia dân chủ tự do, trong khi Mỹ vẫn hy vọng lôi kéo Việt Nam thành một đối tác tin cậy, cùng ngăn chặn ảnh hưởng chính trị và quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Nhưng tình thế đã đến lúc phải chọn lựa, và những chính sách gần đây của chính quyền Trump đang góp phần đẩy Hà Nội lún sâu hơn vào quỹ đạo Trung Quốc, mang lại một thắng lợi đáng kể cho Bắc Kinh. Nhật báo Nikkei Asia Review (Nhật) nhận định: “Đáng chú ý là sự ấm lên rõ ràng của Việt Nam đối với Trung Quốc dưới thời chính quyền Tô Lâm [tổng bí thư đảng CSVN] trùng hợp với sự thay đổi đáng kể trong chính trường Mỹ, đáng chú ý nhất là sự trở lại của Donald Trump.” Tờ báo này cho rằng, trước đây Việt Nam mong muốn thắt chặt quan hệ với Washington nhưng giờ đây họ coi Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy do chính quyền Trump không còn coi Việt Nam là ưu tiên chiến lược của Mỹ như chính quyền Biden tiền nhiệm.
Quyết định của ông Trump đánh thuế 46% lên hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam công bố ngày 2 Tháng Tư vừa qua gây sốc lớn ở Hà Nội dù Việt Nam đã đoán trước được xu hướng và đã có những hành động phòng ngừa như tăng nhập cảng hàng hóa Mỹ từ khí đốt đến máy bay, tạo điều kiện cho Trump Organization – công ty gia đình của ông Trump – đầu tư khu nghỉ dưỡng ở Hưng Yên, cho phép thí điểm mạng Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Ngay sau khi mức thuế 46% được công bố, ông Tô Lâm đã lập tức gọi điện thoại và gửi thư cho ông Trump, cam kết xóa bỏ thuế quan với hàng hóa Mỹ, cử đặc phái viên sang Washington thương lượng giảm thuế và chỉ thị các cơ quan trong nước siết chặt kiểm tra xuất xứ để ngăn chặn tình trạng hàng hóa Trung Quốc “dán nhãn” Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ. Thông tin mới nhất là Hà Nội đã đạt được thỏa thuận mua 24 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, trị giá nhiều tỷ đô la, nhằm cân bằng phần nào thương mại giữa hai nước.
Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào xuất cảng, tổng giá trị xuất nhập cảng chiếm đến 156% GDP của nước này và hơn 30% hàng xuất cảng được bán sang Mỹ cho nên bằng mọi giá Việt Nam phải duy trì được chỗ đứng ở thị trường khổng lồ này.
Mức thuế 46% – đã tạm đình hoãn 90 ngày – có thể là đòn mặc cả để ép Việt Nam phải bớt giao thương với Trung Quốc, phải bít lỗ hổng mà thương nhân Trung Quốc lợi dụng để tuồn hàng vào Mỹ, để buộc các công ty đa quốc gia phải từ bỏ Việt Nam, chuyển cơ sở sản xuất về Mỹ và cũng có thể đi xa hơn là buộc Việt Nam phải ký kết một hiệp định thương mại song phương theo điều kiện của Washington.
***
Tuy vậy, đòn thuế quan (tariff) của ông Trump không chắc thành công vì Việt Nam lệ thuộc quá nặng vào kinh tế Trung Quốc. Mất thị trường tiêu thụ ở Mỹ, Việt Nam có thể tìm cách bán hàng sang các nước khác, song mất nguồn cung cấp từ Trung Quốc, vô số nhà máy ở Việt Nam sẽ phải đóng cửa, hàng triệu người lao động sẽ mất việc dẫn tới bất ổn xã hội. “Nếu muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với Trung Quốc,” báo Nikkei dẫn một nguồn tin ngoại giao nhận xét.
Trước khi ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đến Hà Nội ngày 12 Tháng Tư vừa qua và chứng kiến việc ký kết 45 thỏa thuận hợp tác, Hà Nội đã đồng ý vay vốn Trung Quốc để xây dựng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đáng chú ý nhất là ba tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Đồng Đăng – Hà Nội và Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng. Tuy không nói ra nhưng những công trình này là bộ phận của đại dự án Vành Đai và Con Đường (BRI) của Bắc Kinh, có vai trò mở đường ra biển cho hàng hóa các tỉnh nội địa Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây trong khi lợi ích cho phía Việt Nam hầu như không đáng kể.
Chuyến đi của ông Tập còn có mục đích lớn hơn là nhằm tập hợp các nước nhỏ, đang bị ông Trump đánh thuế nặng (Việt Nam 46%, Cambodia 49% và Malaysia 32%) để cùng chống Mỹ và cuộc chiến thuế quan của ông Trump. Trong chuyến tuần du phương Nam, ông Tập luôn nhấn mạnh Trung Quốc là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm của hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ trong khi Mỹ là quốc gia gian giảo đang phá hoại hệ thống đó. Chính sách thương mại thất thường của ông Trump càng làm cho lời nói của ông Tập thêm có sức thuyết phục.
Diễn biến mới nhất là Bắc Kinh cảnh cáo các quốc gia đang làm ăn với Trung Quốc đừng nhân nhượng các áp lực của Mỹ nhằm cô lập Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Tư, phát ngôn viên Bộ Thương Mại Trung Quốc đe nẹt: “Trung Quốc kiên quyết phản đối các bên thông đồng với nhau và gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc. Nếu chuyện này xảy ra, Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn và kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó.”
Cây gậy và củ cà rốt đang được Bắc Kinh tận dụng tối đa để lôi kéo đồng minh chống lại chính sách thương mại của ông Trump. Không chỉ Việt Nam mà cả các đối tác của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia đều rất khó xử trong việc cân bằng quan hệ với hai siêu cường của thế giới và đã có dấu hiệu khu vực này sắp có một trật tự mới, không còn phụ thuộc vào sự hiện diện của Mỹ cả về kinh tế và quân sự.
Năm mươi năm sau chiến tranh, Việt Nam đã dần dần xích lại gần Mỹ nhưng hiện nay có vẻ như xu thế đó đang chậm lại hoặc đảo ngược; Hà Nội ngày càng phụ thuộc về kinh tế và chiến lược vào Trung Quốc, cường quốc mà Mỹ xác định là đối thủ hàng đầu. Chuyển biến đó là do bản chất chuyên chế của giới cầm quyền ******** ở Hà Nội nhưng cũng có phần đóng góp không nhỏ của chính quyền Donald Trump