Thương chiến bùng nổ: Khách hàng Mỹ "quay xe", thành phố nhỏ của Trung Quốc gánh đòn lớn

Vozlitisme

Địt Bùng Đạo Tổ
Vietnam

Thành phố nhỏ của Trung Quốc gánh đòn​

Vào mỗi mùa Giáng sinh, hình ảnh tuyết rơi, âm nhạc rộn ràng và những ngôi nhà lung linh ánh đèn và cây thông Noel rực rỡ là khung cảnh quen thuộc tại hàng triệu gia đình Mỹ. Song, ít ai ngờ rằng phần lớn những món đồ trang trí mang đậm không khí lễ hội ấy lại được sản xuất cách đó nửa vòng trái đất, tại một thành phố nhỏ ở Trung Quốc có tên Nghĩa Ô.

Nằm ở tỉnh Chiết Giang, Nghĩa Ô từ lâu đã được mệnh danh là “Thành phố Giáng sinh” của thế giới. Gần 90% hàng trang trí Giáng sinh tiêu thụ tại Mỹ xuất phát từ đây. Trái tim thương mại của thành phố là chợ Nghĩa Ô – khu chợ bán buôn lớn nhất thế giới.

Đây là một khu phức hợp rộng hơn 4 triệu m2, tương đương với khoảng 750 sân bóng đá. Bên trong, khách hàng đi qua những hành lang hẹp tràn ngập hàng hóa, từ búp bê ông già Noel chơi đàn piano đến cây thông Noel giả — cũng như vô số mặt hàng khác dành cho các hộ gia đình Mỹ, bao gồm mũ "Make America Great Again", súng massage và ghế cắm trại gấp.

Thương chiến bùng nổ: Khách hàng Mỹ quay xe, thành phố nhỏ của Trung Quốc gánh đòn lớn - Ảnh 1.
Nghĩa Ô, thành phố Trung Quốc được gọi là "Thành phố Giáng sinh" vì nơi đây cung cấp khoảng 90% tổng số đồ trang trí Giáng sinh được sử dụng ở Mỹ. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, những ngày này, bầu không khí kinh doanh tại Nghĩa Ô đang trở nên ảm đạm. Nhiều nhà cung cấp tại đây đang phải vật lộn với mức thuế quan ba chữ số do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt.

Tổng mức thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc hiện đã vượt quá con số đáng kinh ngạc là 145%, mức thuế thương mại cao nhất mà Mỹ áp dụng trong gần một thế kỷ.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cho biết họ đã mất đi khách hàng, doanh thu giảm mạnh và buộc phải chuyển hướng kinh doanh để thích nghi.

Ran Hongyan, 43 tuổi, người đã bán đồ trang trí Giáng sinh trong 15 năm, cho biết: "Một số khách hàng lâu năm đã ngừng giao dịch với chúng tôi và tất cả chúng tôi đều rất buồn".

Sau khi mức thuế bổ sung được áp dụng, Ran đã cố gắng giảm giá cho khách hàng người Mỹ để cứu vãn mối quan hệ nhưng không hiệu quả. Ran cho biết tám trong số mười người đã hủy hợp đồng trong năm nay, gây thiệt hại hơn 135.000 USD.

Ran cho biết xuất khẩu Mỹ chỉ chiếm một phần trong tổng số khách hàng của cô nhưng họ không chỉ là những con số trên màn hình hoặc sổ kế toán. Nhiều người là đối tác lâu năm. Ran đã gặp một khách hàng người Mỹ tại một hội chợ thương mại ở Trung Quốc cách đây nhiều năm và họ đã làm việc cùng nhau trong gần một thập kỷ; khách hàng đó thậm chí còn đi đến thăm nhà máy của Ran.

Nhưng giờ, họ buộc phải hủy hợp đồng vì không thể chịu nổi mức thuế cao như vậy. "Chúng tôi đã làm việc cùng nhau trong một thời gian dài", Ran nói.

Cú sốc thuế quan​

Dù chỉ có quy mô dân số khoảng hai triệu người – khá khiêm tốn so với mặt bằng chung ở Trung Quốc – Nghĩa Ô vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2023, thành phố xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 81 tỷ USD, trong đó 11,5 tỷ USD được chuyển đến thị trường Mỹ.

Thương chiến bùng nổ: Khách hàng Mỹ quay xe, thành phố nhỏ của Trung Quốc gánh đòn lớn - Ảnh 2.
Chợ bán buôn Nghĩa Ô thường được coi là lớn nhất thế giới, trải dài nhiều dãy phố. Ảnh: CNN

Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Tại chợ Nghĩa Ô, nhiều tiểu thương cho biết họ không còn thấy bóng dáng khách hàng Mỹ.

Li Xinyao đã làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh hoa giả của gia đình tại chợ Nghĩa Ô kể từ khi năm 1993, bán những bó hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cúc nhựa và nhiều loại khác. Hiện tại họ không có khách hàng người Mỹ nào và doanh thu của họ đã bị ảnh hưởng kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra.

"Mỹ vẫn là quốc gia giàu nhất", cô nói. "Người Mỹ luôn tác động đến thế giới. Khi họ bắt đầu chiến tranh thương mại, tất cả mọi người sẽ lo lắng về điều đó...".

Cô cho biết nền kinh tế toàn cầu bất ổn cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của cô vì đồ trang trí, như hoa giả, có thể là mặt hàng đầu tiên bị cắt giảm khi khách hàng cần cắt giảm chi tiêu.

Trung Quốc xoay trục​

Trong bối cảnh căng thẳng kéo dài, Trung Quốc đã và đang điều chỉnh chiến lược thương mại. Từ năm 2018, Bắc Kinh đã chủ động đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ. Nếu như năm 2018, Mỹ chiếm 19,2% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc, thì đến năm 2024, con số này chỉ còn 14,7%.

  • Thương chiến bùng nổ: Khách hàng Mỹ quay xe, thành phố nhỏ của Trung Quốc gánh đòn lớn - Ảnh 3.

Nie Ziqin, kinh doanh đồ trang trí Halloween, cũng đang chuyển hướng. "Trước đây, một nửa lượng hàng của tôi được bán sang Mỹ. Giờ đây, tôi đang chuyển tất cả hàng hóa bị khách hàng Mỹ từ chối sang tuyến EU", Nie cho biết.

Cô cũng đầu tư thêm vào thương mại điện tử xuyên biên giới và thị trường nội địa. "Năm ngoái, chúng tôi đã bắt đầu thiết kế các sản phẩm mà chúng tôi có thể bán cho thị trường nội địa Trung Quốc".

Sự thay đổi không chỉ diễn ra ở khâu sản xuất hay xuất khẩu. Người tiêu dùng Trung Quốc cũng trở nên dè dặt hơn với hàng hóa có nguồn gốc từ Mỹ. Ran thẳng thắn: "Khi mua sắm hàng ngày, nếu chúng tôi muốn mua một chiếc túi hoặc một số đồ dùng thiết yếu hàng ngày, chúng tôi sẽ bắt đầu cân nhắc xem những sản phẩm này có được nhập khẩu từ Mỹ hay không”.

Và nếu những hàng hóa đó được sản xuất tại Mỹ, cô khẳng định: "Tôi chắc chắn sẽ không mua chúng".
 
Sau khi mức thuế bổ sung được áp dụng, Ran đã cố gắng giảm giá cho khách hàng người Mỹ để cứu vãn mối quan hệ nhưng không hiệu quả.

Vậy mà người ta nói thuế tăng thì mấy thằng chủ doanh nghiệp Tàu phải chịu 1 phần, còn 1 phần mấy hãng vận chuyển chịu thì Tàu nô lại giãy đành đạch lên
 
Bác Tập chiến thắng trong lòng người Tàu khựa :nosebleed:
Đéo thể hiểu được luôn, mấy thằng chủ Tàu đẻ ra phong trào làm ko công, làm ko lời cũng sẵn sàng nhận đơn.

Rồi còn thêm đám chính quyền đéo cho đóng cửa, bắt phải làm ko công cho ông chủ Mĩ.
 
Đéo thể hiểu được luôn, mấy thằng chủ Tàu đẻ ra phong trào làm ko công, làm ko lời cũng sẵn sàng nhận đơn.

Rồi còn thêm đám chính quyền đéo cho đóng cửa, bắt phải làm ko công cho ông chủ Mĩ.
Bởi vì thà rằng như thế cũng có việc để làm. Nếu không như vậy thì không có việc làm = “nhàn cư vi bất thiện”= kết quả? Không dám nói
 
Thằng tàu nô nào cũng bảo tàu ko sao. Có cc mà ko sao. Mày thấy thằng mẽo chửi ầm lên vì nó tự do, nó ẻ vào mặt trump đc, chứ thằng tàu cẩu nào đấy thử chửi tập xem :vozvn (19):
Làm sx mà hàng ko bán đc, còn thằng cần mua ko mua đc mà cứ hả hê thắng. Thắng cl
DN Mỹ sản xuất tại TQ xuất về Mỹ chịu thuế ~200%. Xuất lại thị trường tỷ dân chịu thuế 180%.
1 là bỏ thị trường tỷ dân khả năng tiêu thụ cao, chỉ riêng khả năng tiêu thụ của TQ đã lớn hơn cả EU. 2 là quay trở về Mỹ chịu giá nhân công, đầu vào sx cao. Nếu là mày thì mày chọn cái nào?
Câu hỏi đặt ra là đã có DN Mỹ nào bỏ TQ chưa? :vozvn (8): Và thị trường nào thay thế đc TQ về mọi mặt từ nhân công cho đến nguyên liệu đầu vào?
 
Thương chiến thì ban đầu có đéo thằng nào thắng đâu, lúc đầu thằng nào cũng chịu thiệt cả. Đây là cuộc chiến tiêu hao về lâu dài, TQ ko bán cho Mỹ thì có thể làm thị trường khác, tất nhiên là lợi nhuận sẽ giảm. Mỹ thì cũng phải chịu mua giá cao hơn, vì có thằng đéo nào sản xuất rẻ hơn TQ đâu.

Mỹ chắc chắn sẽ tìm nguồn hàng khác, dịch chuyển sản xuất và tăng cường sản xuất nội địa.
TQ thì đẩy mạnh đầu tư công, kích thích tăng tiêu dùng nội địa, tìm thị trường mới thay thế. Hàng Tàu chắc chắn sắp tới tràn ngập VN, bọn doanh nghiệp sản xuất nội địa VN sẽ gặp khó.

TQ hay Mỹ thắng thì còn lâu mới biết được
 
Thương chiến thì ban đầu có đéo thằng nào thắng đâu, lúc đầu thằng nào cũng chịu thiệt cả. Đây là cuộc chiến tiêu hao về lâu dài, TQ ko bán cho Mỹ thì có thể làm thị trường khác, tất nhiên là lợi nhuận sẽ giảm. Mỹ thì cũng phải chịu mua giá cao hơn, vì có thằng đéo nào sản xuất rẻ hơn TQ đâu.

TQ hay Mỹ thắng thì còn lâu mới biết được
Đang có tin hiệu Mỹ xuống thang rồi kìa. Từ hàng điện tử ko chịu thuế quan mới cho đến hôm nay Trump tuyên bố sẽ giảm thuế toàn bộ mặt hàng xuất xứ TQ. Chỉ có thằng đần độn mới nghĩ có thể thay thế dễ dàng đc thị trường TQ. Tất cả là nhờ công cái chiến lược xoay trục sang châu á TBD của Obama =))))
 
Thương chiến thì ban đầu có đéo thằng nào thắng đâu, lúc đầu thằng nào cũng chịu thiệt cả. Đây là cuộc chiến tiêu hao về lâu dài, TQ ko bán cho Mỹ thì có thể làm thị trường khác, tất nhiên là lợi nhuận sẽ giảm. Mỹ thì cũng phải chịu mua giá cao hơn, vì có thằng đéo nào sản xuất rẻ hơn TQ đâu.

TQ hay Mỹ thắng thì còn lâu mới biết được
Tình hình hiện tại Mĩ vẫn chưa thiệt hại gì nhiều nhưng Tàu đang hỗn loạn rồi.

Trước mắt tụi chủ đóng cửa nhà máy, gom tiền chạy sạch qua HongKong vì HongKong ko bị áp thuế đối ứng.
 
Tình hình hiện tại Mĩ vẫn chưa thiệt hại gì nhiều nhưng Tàu đang hỗn loạn rồi.

Trước mắt tụi chủ đóng cửa nhà máy, gom tiền chạy sạch qua HongKong vì HongKong ko bị áp thuế đối ứng.
Ờ TQ sẽ bị ảnh hưởng trước, vì nó là xuất khẩu. Mỹ sẽ loạn sau vì còn hàng tồn kho , nhưng khi hết hàng tồn rồi khi giá cả mọi thứ tăng cao, cũng bắt đầu loạn theo một kiểu khác
 
Thương chiến thì ban đầu có đéo thằng nào thắng đâu, lúc đầu thằng nào cũng chịu thiệt cả. Đây là cuộc chiến tiêu hao về lâu dài, TQ ko bán cho Mỹ thì có thể làm thị trường khác, tất nhiên là lợi nhuận sẽ giảm. Mỹ thì cũng phải chịu mua giá cao hơn, vì có thằng đéo nào sản xuất rẻ hơn TQ đâu.

Mỹ chắc chắn sẽ tìm nguồn hàng khác, dịch chuyển sản xuất và tăng cường sản xuất nội địa.
TQ thì đẩy mạnh đầu tư công, kích thích tăng tiêu dùng nội địa, tìm thị trường mới thay thế. Hàng Tàu chắc chắn sắp tới tràn ngập VN, bọn doanh nghiệp sản xuất nội địa VN sẽ gặp khó.

TQ hay Mỹ thắng thì còn lâu mới biết được
Cơ bản thì tất cả sẽ phải thích nghi.
Chẳng qua bọn ngu chỉ nhìn thấy cái trật tự cũ.
 
DN Mỹ sản xuất tại TQ xuất về Mỹ chịu thuế ~200%. Xuất lại thị trường tỷ dân chịu thuế 180%.
1 là bỏ thị trường tỷ dân khả năng tiêu thụ cao, chỉ riêng khả năng tiêu thụ của TQ đã lớn hơn cả EU. 2 là quay trở về Mỹ chịu giá nhân công, đầu vào sx cao. Nếu là mày thì mày chọn cái nào?
Câu hỏi đặt ra là đã có DN Mỹ nào bỏ TQ chưa? :vozvn (8): Và thị trường nào thay thế đc TQ về mọi mặt từ nhân công cho đến nguyên liệu đầu vào?
Thằng này rửa xe trên sao Hỏa hay sao mà ko biết đám công nghệ nó thi nhau rời Tàu mấy năm nay rồi,
 
Đéo thể hiểu được luôn, mấy thằng chủ Tàu đẻ ra phong trào làm ko công, làm ko lời cũng sẵn sàng nhận đơn.

Rồi còn thêm đám chính quyền đéo cho đóng cửa, bắt phải làm ko công cho ông chủ Mĩ.
Khẩu quyết là giữ được khách hàng, không cho nước khác có cơ hội thay thế.
Quan trọng là gồng được bao lâu.
 
Tình hình hiện tại Mĩ vẫn chưa thiệt hại gì nhiều nhưng Tàu đang hỗn loạn rồi.

Trước mắt tụi chủ đóng cửa nhà máy, gom tiền chạy sạch qua HongKong vì HongKong ko bị áp thuế đối ứng.
Lưỡng Quảng và Hồ Nam, những vùng canh tác lương thực của Tàu đang hứng chịu đợt hạn hán chưa từng có trong 60 năm gần đây. Đcm, tao cũng hy vọng Tàu đánh thuế thật nặng lương thực nhập khẩu từ Mỹ.
 
Đang có tin hiệu Mỹ xuống thang rồi kìa. Từ hàng điện tử ko chịu thuế quan mới cho đến hôm nay Trump tuyên bố sẽ giảm thuế toàn bộ mặt hàng xuất xứ TQ. Chỉ có thằng đần độn mới nghĩ có thể thay thế dễ dàng đc thị trường TQ. Tất cả là nhờ công cái chiến lược xoay trục sang châu á TBD của Obama =))))
Xuống mà được, lần này coi chừng Tập tiếp tục đánh thuế tiếp - Y chang 3X và T nhà ta. Chỉ cần Tập sống lâu hơn và tại chức lâu hơn nhiệm kỳ của Trump thì xem như TQ thắng Mẽo. Nước Mẽo sẽ suy tàn.
 
Lưỡng Quảng và Hồ Nam, những vùng canh tác lương thực của Tàu đang hứng chịu đợt hạn hán chưa từng có trong 60 năm gần đây. Đcm, tao cũng hy vọng Tàu đánh thuế thật nặng lương thực nhập khẩu từ Mỹ.
tình hình hạn hán nghiêm trọng tại Lưỡng Quảng (Quảng Đông – Quảng Tây) và Hồ Nam, các khu vực canh tác lương thực trọng điểm của Trung Quốc, kèm theo dữ liệu nền, tác động, nguyên nhân và hệ quả địa–kinh tế tiềm ẩn.
I. Bối cảnh và tầm quan trọng của Lưỡng Quảng và Hồ Nam trong chuỗi an ninh lương thực Trung Quốc

1.1 Lưỡng Quảng: Quảng Đông và Quảng Tây
  • Quảng Tây: Được xem là một trong những vùng trồng lúa chính của miền Nam Trung Quốc. Hệ thống canh tác chủ yếu dựa vào nước mặt và mưa mùa.
  • Quảng Đông: Dù là trung tâm công nghiệp hóa, nhưng khu vực phía Tây và Bắc tỉnh này vẫn có diện tích lớn dành cho lúa nước, rau màu và trái cây nhiệt đới.
1.2 Hồ Nam:
  • Được mệnh danh là “vựa lúa” miền Nam, Hồ Nam chiếm hơn 10% sản lượng lúa gạo cả nước, nhờ hệ thống thủy lợi trải dài theo sông Tương Giang và các chi lưu sông Dương Tử.
  • Hệ sinh thái nông nghiệp Hồ Nam phụ thuộc vào lượng mưa ổn định và nguồn nước từ lòng hồ Động Đình.
II. Hạn hán nghiêm trọng 2024–2025: Thực trạng và dữ liệu

2.1 Quy mô hạn hán
  • Theo số liệu từ Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA), mùa xuân 2025 ghi nhận lượng mưa giảm từ 40–60% so với trung bình 60 năm.
  • Hồ Nam: Mực nước tại nhiều chi lưu của hồ Động Đình giảm dưới mức cảnh báo, khô hạn nghiêm trọng tại Trường Sa, Hành Dương, Ích Dương.
  • Quảng Tây: Các huyện miền núi như Bách Sắc, Hà Trì báo cáo tình trạng nước ngầm tụt sâu kỷ lục, nông dân phải khoan giếng sâu hoặc bỏ hoang ruộng.
  • Quảng Đông: Đồng bằng Châu Giang, nơi từng có hai vụ lúa, nay chỉ còn tiềm năng duy trì một vụ mùa.
2.2 Tác động sản xuất nông nghiệp
  • Thiệt hại sơ bộ (Quý 1/2025):
    • Giảm 25–30% sản lượng lúa vụ Đông – Xuân.
    • Nguy cơ mất trắng vụ lúa mùa (tháng 6–8) nếu hạn tiếp diễn.
    • Các loại cây ngắn ngày (rau, đậu, mía…) giảm năng suất 30–40%.
III. Nguyên nhân chính của hạn hán

3.1 Biến đổi khí hậu toàn cầu
  • Tác động từ hiện tượng El Niño kéo dài, dẫn đến dịch chuyển khí áp và cường độ mưa không đều trên toàn vùng châu Á.
  • Trung Quốc đang ấm lên nhanh gấp đôi mức trung bình toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến vòng tuần hoàn nước.
3.2 Khai thác và chuyển hướng dòng chảy
  • Dự án Nam Thuỷ Bắc Điều chuyển nước từ Hồ Nam, Hồ Bắc ra phía Bắc, khiến các chi lưu sông Dương Tử ở hạ lưu cạn kiệt thêm.
  • Đập thủy điện nhỏ lẻ quá mức, làm giảm khả năng điều tiết nước mùa khô tại các huyện miền núi và trung du.
IV. Tác động địa–kinh tế và chiến lược

4.1 An ninh lương thực nội địa
  • Trung Quốc vốn tự cung hơn 90% nhu cầu gạo nội địa, nhưng nếu sản lượng lúa ở Hồ Nam và Lưỡng Quảng suy giảm, Bắc Kinh có thể buộc phải nhập khẩu gạo nhiều hơn từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar.
  • Tình trạng này sẽ gây áp lực lên giá cả lương thực trong nước và đẩy CPI tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2025.
4.2 Tác động lan tỏa ra khu vực
  • Đầu cơ nông sản tăng cường tại thị trường ASEAN.
  • Trung Quốc có thể tăng mua gạo, bắp, đậu nành và mía từ ASEAN, dẫn đến căng thẳng cung cầu khu vực.
4.3 Chiến lược thích ứng của Trung Quốc
  • Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng bị ảnh hưởng sang cây cần ít nước.
  • Mở rộng hệ thống trạm bơm, khoan giếng sâu và tăng ngân sách chống hạn nông nghiệp lên mức cao nhất từ trước đến nay.
  • Gia tăng đầu tư vào công nghệ canh tác chính xác (precision agriculture) để tối ưu hóa lượng nước sử dụng.
V. Dự báo & khuyến nghị

5.1 Dự báo
  • Nếu tình trạng hạn hán kéo dài đến tháng 7/2025, Trung Quốc có thể mất từ 5–7 triệu tấn lúa/năm, tương đương 5% tổng sản lượng quốc gia.
  • Các vùng khác như Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Vân Nam có thể chịu ảnh hưởng dây chuyền do dòng chảy liên kết.
5.2 Khuyến nghị
  • Đối với Việt Nam và ASEAN:
    • Chuẩn bị kịch bản ứng phó giá gạo tăng do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc.
    • Cân nhắc thiết lập quota xuất khẩu gạo và kho dự trữ chiến lược để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
  • Đối với giới đầu tư:
    • Theo dõi cơ hội trong ngành nông nghiệp kỹ thuật số, tiết kiệm nước và chuỗi cung ứng nông sản xuyên biên giới.
 
Xuống mà được, lần này coi chừng Tập tiếp tục đánh thuế tiếp - Y chang 3X và T nhà ta. Chỉ cần Tập sống lâu hơn và tại chức lâu hơn nhiệm kỳ của Trump thì xem như TQ thắng Mẽo. Nước Mẽo sẽ suy tàn.
Bọn Mỹ đúng là có bất lợi vì tư duy nhiệm kỳ của Trump chỉ có 4 năm nữa, lúc đấy thằng khác làm tổng thống mọi thứ sẽ khác
 
Bọn Mỹ đúng là có bất lợi vì tư duy nhiệm kỳ của Trump chỉ có 4 năm nữa, lúc đấy thằng khác làm tổng thống mọi thứ sẽ khác
Giống như Biden sẽ giảm thuế cho TQ sau khi thế Trump vậy đó.
Àh, mà Biden có giảm thuế không nhể?
 

Có thể bạn quan tâm

Top