8Lake
Chịu khó la liếm
Những thằng Nam-kỳ ngu ngục.
Hôm bữa tui có đọc một bài của " nhà phê bình văn hóa, điện ảnh, văn học, ẩm thực, phong tục....", nói chung cái gì dính đến Nam-kỳ là bạn này soi mói kỹ lắm. Để nói cho sướng miệng, bạn này sẵn sàng lôi mấy ông nhà văn Nam-kỳ ra để bảo chứng cho nội dung bài viết.
Các vị Hồ-Biểu-Chánh, Sơn-Nam, Trần-Bảo-Định... không phải là các nhà sử học, họ là nhà văn, nhà thơ... khi muốn bưi móc lịch-sử ra thì nên lấy các dẫn chứng của những nhà chuyên môn, và phải kể chi tiết đầy đủ, không thể cắt xén ý tứ rồi chọt vô kiểu đâm bang. Nay tui nói vụ Lê-văn-Khôi.
Năm Gia-Long thứ 15, các tỉnh phía Bắc nổi lên bọn giặc, vua sai Tả-quân Lê-văn-Duyệt đi dẹp.
Tánh ngài Tả-quân quảng đại, hay ân xá bọn giặc bị bắt, nhứt là những kẻ chịu ra đầu hàng, với điều kiện là chúng phải hứa là không sanh tâm phản loạn phá hoại nhà Nguyễn.
Trong số bọn ra đầu có Lê-văn-Khôi, tên thiệt là Nguyễn-Hữu-Khôi, người Cao-Bằng. Khôi có sức mạnh hơn người, giỏi võ nghệ, ngoài ra còn có 1 người tên Hoành, xuất thân tú tài, 1 người tên Trấm cũng giỏi võ. Ngài Tả-quân thâu dụng và cho theo ngài đánh giặc lập công.
Khi về Nam-kỳ ngài cho về theo làm tâm phúc, hộ vệ ngài, thậm chí cho nắm quân binh. Tả-quân rất thương Khôi, ngài phong cho Khôi làm Minh-nghĩa vệ Chánh vệ-úy. Hoành với Trấm làm Phó vệ-úy, điều 3 người lên Tây-Ninh khai mở rừng miệt Trảng-Bàng, lấy gỗ về cất đồn-lũy, chiến-thuyền phòng giặc Xiêm.
Bỏ qua các chi tiết râu ria, chúng ta đi vô nội dung chánh bài viết, đó là sau khi ngài Tả-quân mất thì vua Minh-Mạng đã truy tặng ông, trích Đại Nam thực lục" Truy tặng ông là Tả vận công thần, đặc tiến Tráng Võ tướng quân, Tả quân Đô Thống Phủ, Chưởng phủ sự, Thái Bảo, Quận công, thụy Uy Nghị, ban cho 10 cây gấm mầu, 10 tấm nhiễu mầu, 3000 quan tiền, trước hãy ban một tuần( 10 ngày) tế, đến ngày an táng lại cho một tuần tế nửa"( hết trích).
Trước đó vua Minh-Mạng còn ban cho Tả-quân đai ngọc để đeo, vinh dự này các hoàng-tử, hoàng-thân quốc-thích còn chưa có được, và trong lần bổ nhiệm thứ hai cho ngài Tả-quân về làm Tổng-trấn Gia-Định thì vua Minh Mạng đã phải dùng lời an ủi thì ngài Tả-quân mới nhận lãnh.
Thậm chí năm 1824 chính ngài Tả-quân cùng ngài Hậu-quân( Lê-Chất) tấu trình lên vua xin giải sự vụ hai trấn Bắc-thành và Gia-Định, lui về kinh thành phụng thị nhà vua.
Uy quyền, thế lực của Tổng-trấn Gia-Định lớn hơn hết thẩy, có thể thay mặt nhà vua giao thiệp lân bang, bảo hộ Cao-Miên, đón nhận tàu Tây dương vô giao-thương, có thể phong chức tước cho quan đến bậc Tam-phẩm...
Vua Minh-Mạng hỏi: " trẫm đang trọng dụng hai khanh, sao lại buông lời xin như vậy? Hay là việc của hai trấn có điều chi khó lắm?"
Duyệt chỉ khóc, không nói chi hết, tạ vua trở ra.
Vài ngày sau, vua sai sứ tới dinh, an ủi dạy Duyệt trở về Gia-Định lo việc Tổng-trấn. Tiếp đó vua ban cho phẩm vật rất hậu và dụ rằng: " khanh ra đi trọng nhậm nơi biên trấn, lòng trẫm rất lấy làm quyến luyến. Vậy khanh phải giữ gìn lấy thân làm trọng, cẩn thận trong mọi hành động, đừng để mối lo gì cho trẫm".
Năm 1827 chính nhờ tài ứng phó khéo léo của ngài Tả-quân mà chúng ta tránh được việc binh đao với Xiêm mà cũng giữ được bờ cõi cho Ai-Lao, vua Minh-Mạng hết lời khen Tả-quân.
Kể ra những việc này để thấy rằng lúc sanh thời, ngài Tả-quân không có mưu đồ soán đoạt, chỉ biết tận tụy phò tá quân vương, thậm chí còn chủ động rút lui đặng cho vua dễ bề cai trị. Ngược lợi vua Minh-Mạng cũng hết lời khen ngợi, tin tưởng và ban nhiều đặc ân cho Tả-quân. Khúc mắc giữa hai người là ở chỗ liên quan Thiên-chúa giáo và giao thương với phương Tây.
Nhiều người chê trách nhà Nguyễn về vấn đề tôn-giáo, hãy tìm hiểu cho kỹ rồi có lời đánh giá xác đáng, nên nhớ ông Minh Mạng chỉ cấm đạo quyết liệt sau khi ngài Tả-quân qua đời cả năm, và nhứt là sau loạn của giặc Khôi.
Như trên tui đã dẫn ra, vua Minh-Mạng ban tặng tước phẩm cho ngài Tả-quân khi mất, vậy thì việc tước hết chức phẩm, đục bia, xiềng mả chỉ diễn ra sau khi Khôi làm loạn.
Nói đi cũng nói lợi, vua có ý" dằn mặt Tả-quân" khi ông đã mất, có sai đám Bạch-Xuân-Nguyên vô điều tra sổ sách( không phải vua sai thì đố cha Bạch-Xuân-Nguyên dám vuốt râu hùm), trong quá trình làm việc, tên Nguyên xưng tên ngài Tả quân là Duyệt này Duyệt kia... Khôi thấy chủ bị nhục mạ, cũng dùng ngôn từ nặng nề đối lợi. Cả nhóm Khôi bị Bố-chánh Bạch-Xuân-Nguyên tống giam.
Khi bị giam, Khôi kết nghĩa với đám lính Hồi-lương là dân Bắc-kỳ và Trung-kỳ làm loạn bị phát phối vô Nam. Bọn này có 27 tên.
Đêm 18/5/1833 Khôi phá ngục cùng đám đồng đảng tấn công dinh Bố-chánh, trước giết được Tổng-đốc Nguyễn-văn-Quế, sau giết luôn cả nhà Bạch-Xuân-Nguyên. Khôi kéo cờ khởi binh dấy loạn, tự phong là Nguyên-soái, hô hào là trả thù cho cha nuôi, phế truất Minh-Mạng, tôn Hoàng-tử Đán( con Hoàng-tử Cảnh) lên ngôi.
Đừng cắt xén rồi lôi kéo dân Nam-kỳ vô cuộc làm loạn này, hãy chỉ ra lý do để dân Nam-kỳ dấy loạn, vua Minh-Mạng đã làm gì để dân Nam-kỳ phải lật vua?
Khôi lôi kéo người Công-giáo vô việc này, thậm chí nhờ đám Xiêm, Chơn-Lạp vô giúp Khôi. Các giáo-dân lưu-vong ở Lào, Cao-Miên, Xiêm, Miến-Điện cũng tham gia theo lời kêu gọi của Khôi. Khôi gởi thơ cho Đức cha Taberd Từ đang ở bên Xiêm hãy trở về Gia-Định... Chiếc thuyền của đoàn Công-giáo đi liên lạc bị bắt tại Hà-Tiên, bức thơ bị tịch thâu, số Giáo-dân đi theo bị giết. Minh-Mạng rất tức giận vì các Thừa-sai đã giúp cho cuộc nổi loạn.
Như vậy ta hiểu vì sao sau khi dẹp xong giặc Khôi thì Minh-Mạng đã rất quyết liệt cấm đạo.
Nói tiếp về giặc Khôi.
Khôi mở lao ngục thả tù-nhơn, giết trâu bò đãi binh sĩ, số người bị Khôi lôi kéo theo rất đông như trên đã nói, họ chỉ nghĩ là " trả thù cho Tả-quân", đặc biệt rất đông dân Bình-Thuận, riêng họ đạo do cha Marchand Du( gọi là cố Du, hoặc cha Mã Song) có 7000 tín hữu.
Tin Khôi làm loạn lan tới Biên-Hòa, quan Tuần-phủ cấp báo về trào đình. Vua truyền lịnh cho Tổng-đốc Định-Tường, Lãnh-binh Bình-Định, Lãnh-binh Bình-Thuận, mỗi tỉnh đem 300 quân, cùng với Phú-Yên, Khánh-Hòa mỗi tỉnh 200 quân dưới sự chỉ huy của hai ông Phan-văn-Thúy và Trương-Minh-Giảng chia ra làm bốn mặt, theo hướng Biên-Hòa tiến vô quyết đánh lấy lợi thành Phiên-An bắt sống cả bọn Khôi.
Quân binh kéo chưa tới Biên-Hòa thì đã nhận tin Khôi chiếm luôn được Biên-Hòa, quân trào đình bị cản giữa đường, không sao tấn tới, đành rút lui.
Vua hay tin thì lo sợ, lịnh cho Tổng-đốc An-Hà lấy quân Nghĩa-dõng đi theo đường sông, hiệp cùng quân Vĩnh-Long, Định-Tường chia làm hai đạo, cùng Lục-quân Biên-Hòa áp chiến.
Khôi cho quân chặn mấy chỗ hiểm yếu, trên bờ thì đại bác bắn xuống, dưới sông thì dùng hỏa công đánh tới. Quân trào đình đại bại, chết vô số, thuyền bè võ khí bị Khôi thâu hết.
Giặc Khôi đuổi đánh quân trào đình tới Định-Tường, chiếm luôn tỉnh này. Sẵn đà Khôi lấy luôn An-Giang, Vĩnh-Long, Hà-Tiên, Hậu-Giang lọt vô tay Khôi chưa đầy một tháng.
Minh-Mạng kinh hồn, phái đại binh với súng đại bác, voi, ngựa, thuyền chiến... sai Đô-thống Tống-Phước-Lương đem hơn 3000 quân hiệp cùng quân Võ-Duật chia làm 3 mặt đánh với Khôi.
Hai bên giáp chiến cả năm không phân được thắng bại.
Thiên bất dung gian, xui khiến sao tướng sĩ phản bội, Trung-quân Thái-Công-Triều là tướng giỏi, thình lình bỏ Khôi hàng trào đình, một đứa con nuôi tâm phúc cũng bỏ Khôi ra hàng. Rồi Khôi bịnh chết.
Con trai của Khôi là Cu-Lớn được tôn lên thay cha, nhưng bất tài không chống nổi quân trào đình, lần hồi bị mất hết các tỉnh về tay quân trào đình.
Năm 1835 Nguyễn-Tri-Phương thống-lãnh quân binh dẹp tan giặc Khôi. Nam-kỳ dứt khói lửa chiến tranh.
Mả của Khôi bị đào lên lấy thủ cấp bỏ vô củi đem về Kinh đô bêu ngoài chợ 3 ngày răn chúng, rồi nghiền xương đổ xuống sông. Vợ con, tướng lãnh cũng bị lụy theo, chém sạch.
Sử chép có cả thẩy 554 người bị chết tại trận, bao gồm vợ con Khôi, 1278 người bị bắt, trừ 6 người bị giải về kinh, còn lợi chém hết, thây đổ xuống một cái hố, đấp đất lợi, tục kêu là Mả ngụy, phía trên có bia đề " Nghịch tặc biền tru xử". Vị trí ngày nay là ngay chỗ bùng binh 3/2- CMTT-LCT-VTS...
Khôi làm loạn không chỉ làm hại đến người thân mà còn kéo theo cái chết hàng ngàn người vô tội, gây cảnh binh đao mấy năm trời, tổn hao xương máu, tiền của nước nhà vô chuyện phi nghĩa, mượn danh đức ngài Tả-quân rồi lôi kéo ngoại-bang, dụ dỗ giáo dân... hại dân Nam-kỳ máu chảy thành sông, hà cớ gì mà phải ca tụng hắn? Thiệt là ngu ngốc cho kẻ có học mà viết bài bậy bạ, cắt xén câu chữ còn thêm cái ngu nửa là lấy ông Hồ-Biểu-Chánh ra đặng bảo chứng cho bài viết. Ông Hồ-Biểu-Chánh là người viết sử?
Cũng vì tên Khôi mà các tên quan trào đình có cớ bẩm tấu lên vua Minh-Mạng, chẳng hạn như: Hoàng-Quýnh, Nguyễn-Tri-Phương, Hà-Tông( Tôn)-Quyền dâng sàm tấu lên vua: " Duyệt ấp ủ loài giặc gây nên sự biến, nó bao chứa mầm họa, không phải là một ngày, nay tìm ra những điều từ trước bày vào chương sớ có hình tích bội nghịch 6 điều... Vua nghe cho, đến lúc đình thần nghị án dâng lên, chỉ ra những lời nói việc làm bội nghịch đáng làm tội xử trảm 7 điều... Nay sai Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả đắp, san ra làm đất bằng, lại dựng bia đá lên trên, viết khắc to 8 chữ: Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ, để tỏ tội danh, khi đã chết và rõ phép nước vào đời sau, cho những đứa quyền gian vạn năm răn sợ".
Phải đến 13 năm sau nổi oan của đức Tả-quân mới được gột rửa, thời vua Tự-Đức.
Như vậy thì từ đầu đến cuối, Khôi làm gì cho dân Nam-kỳ mà đem hắn ra để ca ngợi? Hắn nổi lên làm loạn vì cái gì? Mượn danh cha nuôi. Máu dân Nam-kỳ vì hắn mà chảy thành sông, tội bằm ra ngàn mảnh còn chưa hả giận, hà cớ gì phải ca tụng?
Bởi vậy tui lấy cái tựa đề bài viết là để dành cho thằng viết bài ca ngợi Khôi.
Rất mong nhận được bài phản biện của nhà " văn hóa" tào lao, tức nhiên kèm nguồn dẫn chứng, nói bừa rồi trích dẫn bá láp chỉ là phá hoại văn-hóa, lịch-sử Nam-kỳ thôi.
Tài liệu tham khảo:
Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục, Nam kỳ danh nhân, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam... và một số tài liệu khác.
Hôm bữa tui có đọc một bài của " nhà phê bình văn hóa, điện ảnh, văn học, ẩm thực, phong tục....", nói chung cái gì dính đến Nam-kỳ là bạn này soi mói kỹ lắm. Để nói cho sướng miệng, bạn này sẵn sàng lôi mấy ông nhà văn Nam-kỳ ra để bảo chứng cho nội dung bài viết.
Các vị Hồ-Biểu-Chánh, Sơn-Nam, Trần-Bảo-Định... không phải là các nhà sử học, họ là nhà văn, nhà thơ... khi muốn bưi móc lịch-sử ra thì nên lấy các dẫn chứng của những nhà chuyên môn, và phải kể chi tiết đầy đủ, không thể cắt xén ý tứ rồi chọt vô kiểu đâm bang. Nay tui nói vụ Lê-văn-Khôi.
Năm Gia-Long thứ 15, các tỉnh phía Bắc nổi lên bọn giặc, vua sai Tả-quân Lê-văn-Duyệt đi dẹp.
Tánh ngài Tả-quân quảng đại, hay ân xá bọn giặc bị bắt, nhứt là những kẻ chịu ra đầu hàng, với điều kiện là chúng phải hứa là không sanh tâm phản loạn phá hoại nhà Nguyễn.
Trong số bọn ra đầu có Lê-văn-Khôi, tên thiệt là Nguyễn-Hữu-Khôi, người Cao-Bằng. Khôi có sức mạnh hơn người, giỏi võ nghệ, ngoài ra còn có 1 người tên Hoành, xuất thân tú tài, 1 người tên Trấm cũng giỏi võ. Ngài Tả-quân thâu dụng và cho theo ngài đánh giặc lập công.
Khi về Nam-kỳ ngài cho về theo làm tâm phúc, hộ vệ ngài, thậm chí cho nắm quân binh. Tả-quân rất thương Khôi, ngài phong cho Khôi làm Minh-nghĩa vệ Chánh vệ-úy. Hoành với Trấm làm Phó vệ-úy, điều 3 người lên Tây-Ninh khai mở rừng miệt Trảng-Bàng, lấy gỗ về cất đồn-lũy, chiến-thuyền phòng giặc Xiêm.
Bỏ qua các chi tiết râu ria, chúng ta đi vô nội dung chánh bài viết, đó là sau khi ngài Tả-quân mất thì vua Minh-Mạng đã truy tặng ông, trích Đại Nam thực lục" Truy tặng ông là Tả vận công thần, đặc tiến Tráng Võ tướng quân, Tả quân Đô Thống Phủ, Chưởng phủ sự, Thái Bảo, Quận công, thụy Uy Nghị, ban cho 10 cây gấm mầu, 10 tấm nhiễu mầu, 3000 quan tiền, trước hãy ban một tuần( 10 ngày) tế, đến ngày an táng lại cho một tuần tế nửa"( hết trích).
Trước đó vua Minh-Mạng còn ban cho Tả-quân đai ngọc để đeo, vinh dự này các hoàng-tử, hoàng-thân quốc-thích còn chưa có được, và trong lần bổ nhiệm thứ hai cho ngài Tả-quân về làm Tổng-trấn Gia-Định thì vua Minh Mạng đã phải dùng lời an ủi thì ngài Tả-quân mới nhận lãnh.
Thậm chí năm 1824 chính ngài Tả-quân cùng ngài Hậu-quân( Lê-Chất) tấu trình lên vua xin giải sự vụ hai trấn Bắc-thành và Gia-Định, lui về kinh thành phụng thị nhà vua.
Uy quyền, thế lực của Tổng-trấn Gia-Định lớn hơn hết thẩy, có thể thay mặt nhà vua giao thiệp lân bang, bảo hộ Cao-Miên, đón nhận tàu Tây dương vô giao-thương, có thể phong chức tước cho quan đến bậc Tam-phẩm...
Vua Minh-Mạng hỏi: " trẫm đang trọng dụng hai khanh, sao lại buông lời xin như vậy? Hay là việc của hai trấn có điều chi khó lắm?"
Duyệt chỉ khóc, không nói chi hết, tạ vua trở ra.
Vài ngày sau, vua sai sứ tới dinh, an ủi dạy Duyệt trở về Gia-Định lo việc Tổng-trấn. Tiếp đó vua ban cho phẩm vật rất hậu và dụ rằng: " khanh ra đi trọng nhậm nơi biên trấn, lòng trẫm rất lấy làm quyến luyến. Vậy khanh phải giữ gìn lấy thân làm trọng, cẩn thận trong mọi hành động, đừng để mối lo gì cho trẫm".
Năm 1827 chính nhờ tài ứng phó khéo léo của ngài Tả-quân mà chúng ta tránh được việc binh đao với Xiêm mà cũng giữ được bờ cõi cho Ai-Lao, vua Minh-Mạng hết lời khen Tả-quân.
Kể ra những việc này để thấy rằng lúc sanh thời, ngài Tả-quân không có mưu đồ soán đoạt, chỉ biết tận tụy phò tá quân vương, thậm chí còn chủ động rút lui đặng cho vua dễ bề cai trị. Ngược lợi vua Minh-Mạng cũng hết lời khen ngợi, tin tưởng và ban nhiều đặc ân cho Tả-quân. Khúc mắc giữa hai người là ở chỗ liên quan Thiên-chúa giáo và giao thương với phương Tây.
Nhiều người chê trách nhà Nguyễn về vấn đề tôn-giáo, hãy tìm hiểu cho kỹ rồi có lời đánh giá xác đáng, nên nhớ ông Minh Mạng chỉ cấm đạo quyết liệt sau khi ngài Tả-quân qua đời cả năm, và nhứt là sau loạn của giặc Khôi.
Như trên tui đã dẫn ra, vua Minh-Mạng ban tặng tước phẩm cho ngài Tả-quân khi mất, vậy thì việc tước hết chức phẩm, đục bia, xiềng mả chỉ diễn ra sau khi Khôi làm loạn.
Nói đi cũng nói lợi, vua có ý" dằn mặt Tả-quân" khi ông đã mất, có sai đám Bạch-Xuân-Nguyên vô điều tra sổ sách( không phải vua sai thì đố cha Bạch-Xuân-Nguyên dám vuốt râu hùm), trong quá trình làm việc, tên Nguyên xưng tên ngài Tả quân là Duyệt này Duyệt kia... Khôi thấy chủ bị nhục mạ, cũng dùng ngôn từ nặng nề đối lợi. Cả nhóm Khôi bị Bố-chánh Bạch-Xuân-Nguyên tống giam.
Khi bị giam, Khôi kết nghĩa với đám lính Hồi-lương là dân Bắc-kỳ và Trung-kỳ làm loạn bị phát phối vô Nam. Bọn này có 27 tên.
Đêm 18/5/1833 Khôi phá ngục cùng đám đồng đảng tấn công dinh Bố-chánh, trước giết được Tổng-đốc Nguyễn-văn-Quế, sau giết luôn cả nhà Bạch-Xuân-Nguyên. Khôi kéo cờ khởi binh dấy loạn, tự phong là Nguyên-soái, hô hào là trả thù cho cha nuôi, phế truất Minh-Mạng, tôn Hoàng-tử Đán( con Hoàng-tử Cảnh) lên ngôi.
Đừng cắt xén rồi lôi kéo dân Nam-kỳ vô cuộc làm loạn này, hãy chỉ ra lý do để dân Nam-kỳ dấy loạn, vua Minh-Mạng đã làm gì để dân Nam-kỳ phải lật vua?
Khôi lôi kéo người Công-giáo vô việc này, thậm chí nhờ đám Xiêm, Chơn-Lạp vô giúp Khôi. Các giáo-dân lưu-vong ở Lào, Cao-Miên, Xiêm, Miến-Điện cũng tham gia theo lời kêu gọi của Khôi. Khôi gởi thơ cho Đức cha Taberd Từ đang ở bên Xiêm hãy trở về Gia-Định... Chiếc thuyền của đoàn Công-giáo đi liên lạc bị bắt tại Hà-Tiên, bức thơ bị tịch thâu, số Giáo-dân đi theo bị giết. Minh-Mạng rất tức giận vì các Thừa-sai đã giúp cho cuộc nổi loạn.
Như vậy ta hiểu vì sao sau khi dẹp xong giặc Khôi thì Minh-Mạng đã rất quyết liệt cấm đạo.
Nói tiếp về giặc Khôi.
Khôi mở lao ngục thả tù-nhơn, giết trâu bò đãi binh sĩ, số người bị Khôi lôi kéo theo rất đông như trên đã nói, họ chỉ nghĩ là " trả thù cho Tả-quân", đặc biệt rất đông dân Bình-Thuận, riêng họ đạo do cha Marchand Du( gọi là cố Du, hoặc cha Mã Song) có 7000 tín hữu.
Tin Khôi làm loạn lan tới Biên-Hòa, quan Tuần-phủ cấp báo về trào đình. Vua truyền lịnh cho Tổng-đốc Định-Tường, Lãnh-binh Bình-Định, Lãnh-binh Bình-Thuận, mỗi tỉnh đem 300 quân, cùng với Phú-Yên, Khánh-Hòa mỗi tỉnh 200 quân dưới sự chỉ huy của hai ông Phan-văn-Thúy và Trương-Minh-Giảng chia ra làm bốn mặt, theo hướng Biên-Hòa tiến vô quyết đánh lấy lợi thành Phiên-An bắt sống cả bọn Khôi.
Quân binh kéo chưa tới Biên-Hòa thì đã nhận tin Khôi chiếm luôn được Biên-Hòa, quân trào đình bị cản giữa đường, không sao tấn tới, đành rút lui.
Vua hay tin thì lo sợ, lịnh cho Tổng-đốc An-Hà lấy quân Nghĩa-dõng đi theo đường sông, hiệp cùng quân Vĩnh-Long, Định-Tường chia làm hai đạo, cùng Lục-quân Biên-Hòa áp chiến.
Khôi cho quân chặn mấy chỗ hiểm yếu, trên bờ thì đại bác bắn xuống, dưới sông thì dùng hỏa công đánh tới. Quân trào đình đại bại, chết vô số, thuyền bè võ khí bị Khôi thâu hết.
Giặc Khôi đuổi đánh quân trào đình tới Định-Tường, chiếm luôn tỉnh này. Sẵn đà Khôi lấy luôn An-Giang, Vĩnh-Long, Hà-Tiên, Hậu-Giang lọt vô tay Khôi chưa đầy một tháng.
Minh-Mạng kinh hồn, phái đại binh với súng đại bác, voi, ngựa, thuyền chiến... sai Đô-thống Tống-Phước-Lương đem hơn 3000 quân hiệp cùng quân Võ-Duật chia làm 3 mặt đánh với Khôi.
Hai bên giáp chiến cả năm không phân được thắng bại.
Thiên bất dung gian, xui khiến sao tướng sĩ phản bội, Trung-quân Thái-Công-Triều là tướng giỏi, thình lình bỏ Khôi hàng trào đình, một đứa con nuôi tâm phúc cũng bỏ Khôi ra hàng. Rồi Khôi bịnh chết.
Con trai của Khôi là Cu-Lớn được tôn lên thay cha, nhưng bất tài không chống nổi quân trào đình, lần hồi bị mất hết các tỉnh về tay quân trào đình.
Năm 1835 Nguyễn-Tri-Phương thống-lãnh quân binh dẹp tan giặc Khôi. Nam-kỳ dứt khói lửa chiến tranh.
Mả của Khôi bị đào lên lấy thủ cấp bỏ vô củi đem về Kinh đô bêu ngoài chợ 3 ngày răn chúng, rồi nghiền xương đổ xuống sông. Vợ con, tướng lãnh cũng bị lụy theo, chém sạch.
Sử chép có cả thẩy 554 người bị chết tại trận, bao gồm vợ con Khôi, 1278 người bị bắt, trừ 6 người bị giải về kinh, còn lợi chém hết, thây đổ xuống một cái hố, đấp đất lợi, tục kêu là Mả ngụy, phía trên có bia đề " Nghịch tặc biền tru xử". Vị trí ngày nay là ngay chỗ bùng binh 3/2- CMTT-LCT-VTS...
Khôi làm loạn không chỉ làm hại đến người thân mà còn kéo theo cái chết hàng ngàn người vô tội, gây cảnh binh đao mấy năm trời, tổn hao xương máu, tiền của nước nhà vô chuyện phi nghĩa, mượn danh đức ngài Tả-quân rồi lôi kéo ngoại-bang, dụ dỗ giáo dân... hại dân Nam-kỳ máu chảy thành sông, hà cớ gì mà phải ca tụng hắn? Thiệt là ngu ngốc cho kẻ có học mà viết bài bậy bạ, cắt xén câu chữ còn thêm cái ngu nửa là lấy ông Hồ-Biểu-Chánh ra đặng bảo chứng cho bài viết. Ông Hồ-Biểu-Chánh là người viết sử?
Cũng vì tên Khôi mà các tên quan trào đình có cớ bẩm tấu lên vua Minh-Mạng, chẳng hạn như: Hoàng-Quýnh, Nguyễn-Tri-Phương, Hà-Tông( Tôn)-Quyền dâng sàm tấu lên vua: " Duyệt ấp ủ loài giặc gây nên sự biến, nó bao chứa mầm họa, không phải là một ngày, nay tìm ra những điều từ trước bày vào chương sớ có hình tích bội nghịch 6 điều... Vua nghe cho, đến lúc đình thần nghị án dâng lên, chỉ ra những lời nói việc làm bội nghịch đáng làm tội xử trảm 7 điều... Nay sai Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả đắp, san ra làm đất bằng, lại dựng bia đá lên trên, viết khắc to 8 chữ: Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ, để tỏ tội danh, khi đã chết và rõ phép nước vào đời sau, cho những đứa quyền gian vạn năm răn sợ".
Phải đến 13 năm sau nổi oan của đức Tả-quân mới được gột rửa, thời vua Tự-Đức.
Như vậy thì từ đầu đến cuối, Khôi làm gì cho dân Nam-kỳ mà đem hắn ra để ca ngợi? Hắn nổi lên làm loạn vì cái gì? Mượn danh cha nuôi. Máu dân Nam-kỳ vì hắn mà chảy thành sông, tội bằm ra ngàn mảnh còn chưa hả giận, hà cớ gì phải ca tụng?
Bởi vậy tui lấy cái tựa đề bài viết là để dành cho thằng viết bài ca ngợi Khôi.
Rất mong nhận được bài phản biện của nhà " văn hóa" tào lao, tức nhiên kèm nguồn dẫn chứng, nói bừa rồi trích dẫn bá láp chỉ là phá hoại văn-hóa, lịch-sử Nam-kỳ thôi.
Tài liệu tham khảo:
Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục, Nam kỳ danh nhân, Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam... và một số tài liệu khác.