
Trong bài viết mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cần lấy thực tiễn làm mảnh đất phát triển khoa học công nghệ (KHCN), từ nhu cầu của thực tiễn mà đặt ra bài toán cho KHCN.
Tự lực, tự cường về khoa học và công nghệ không chỉ là khát vọng, mà là con đường tất yếu để Việt Nam vươn tới hưng thịnh. Trong bối cảnh thế giới đang biến đổi nhanh chóng nhờ những đột phá công nghệ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: hiện đại hóa đất nước phải lấy KH&CN làm nền tảng, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực. Kiên trì tự lực, tự cường về KHCN, làm chủ công nghệ chiến lược, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo toàn dân - đó chính là cách Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
KHCN gồm khoa học (KH) và công nghệ (CN). KH là lấy được tri thức của Trời, là tìm ra cái đã có sẵn trong Trời, không phải sáng tạo ra. CN là sáng tạo ra công cụ dựa trên tri thức của Trời, là con người sáng tạo ra, không phải là cái đã có sẵn ở Trời. Vậy, KH và CN là khác nhau, cần cách tiếp cận, cách làm khác nhau. KH là tìm ra cái đã có sẵn trong Trời Đất, là bí mật của Trời Đất. CN là sáng tạo ra cái mới chưa có trong Trời Đất. Vì thế, phát triển CN là không gian của con người, sự sáng tạo ở đây là vô hạn.
Về bối cảnh thế giới. KH&CN phát triển nhanh chưa từng có. Nhiều CN đột phá, thay đổi cuộc chơi, phá huỷ các hệ thống, tư duy cũ, thay đổi cách phát triển, cách cạnh tranh. Cạnh tranh công nghệ thành mặt trận cạnh tranh chính, sẽ làm thay đổi trật tự toàn cầu. Không tự cường là phụ thuộc và thu lợi rất ít. Cạnh tranh gốc vẫn phải quay về nghiên cứu cơ bản, nhưng với những nước đang phát triển thì cần lộ trình phù hợp.
KH&CN mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh.
KHCN mà mạnh thì quốc gia mới mạnh. KHCN không phải vì KHCN mà phải vì sự hưng thịnh quốc gia, đóng góp cho nhân loại. Một quốc gia muốn trở thành cường quốc thì phải là cường quốc KHCN. Một quốc gia muốn trở thành nước phát triển thì phải là một quốc gia có KHCN phát triển.
Hiện đại hoá Việt Nam phải dựa vào hiện đại hoá KHCN làm nền tảng. Phát triển chất lượng cao phải dựa vào KHCN. Phát triển 2 con số phải dựa vào KHCN. Bởi vậy, KHCN là cái nền quốc gia.
m.genk.vn
Tự lực, tự cường về khoa học và công nghệ không chỉ là khát vọng, mà là con đường tất yếu để Việt Nam vươn tới hưng thịnh. Trong bối cảnh thế giới đang biến đổi nhanh chóng nhờ những đột phá công nghệ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: hiện đại hóa đất nước phải lấy KH&CN làm nền tảng, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực. Kiên trì tự lực, tự cường về KHCN, làm chủ công nghệ chiến lược, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo toàn dân - đó chính là cách Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

KHCN gồm khoa học (KH) và công nghệ (CN). KH là lấy được tri thức của Trời, là tìm ra cái đã có sẵn trong Trời, không phải sáng tạo ra. CN là sáng tạo ra công cụ dựa trên tri thức của Trời, là con người sáng tạo ra, không phải là cái đã có sẵn ở Trời. Vậy, KH và CN là khác nhau, cần cách tiếp cận, cách làm khác nhau. KH là tìm ra cái đã có sẵn trong Trời Đất, là bí mật của Trời Đất. CN là sáng tạo ra cái mới chưa có trong Trời Đất. Vì thế, phát triển CN là không gian của con người, sự sáng tạo ở đây là vô hạn.
Về bối cảnh thế giới. KH&CN phát triển nhanh chưa từng có. Nhiều CN đột phá, thay đổi cuộc chơi, phá huỷ các hệ thống, tư duy cũ, thay đổi cách phát triển, cách cạnh tranh. Cạnh tranh công nghệ thành mặt trận cạnh tranh chính, sẽ làm thay đổi trật tự toàn cầu. Không tự cường là phụ thuộc và thu lợi rất ít. Cạnh tranh gốc vẫn phải quay về nghiên cứu cơ bản, nhưng với những nước đang phát triển thì cần lộ trình phù hợp.
KH&CN mà hưng thịnh thì quốc gia mới hưng thịnh.
KHCN mà mạnh thì quốc gia mới mạnh. KHCN không phải vì KHCN mà phải vì sự hưng thịnh quốc gia, đóng góp cho nhân loại. Một quốc gia muốn trở thành cường quốc thì phải là cường quốc KHCN. Một quốc gia muốn trở thành nước phát triển thì phải là một quốc gia có KHCN phát triển.
Hiện đại hoá Việt Nam phải dựa vào hiện đại hoá KHCN làm nền tảng. Phát triển chất lượng cao phải dựa vào KHCN. Phát triển 2 con số phải dựa vào KHCN. Bởi vậy, KHCN là cái nền quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Khoa học công nghệ không chỉ đi từ trên Trời xuống dưới Đất, mà chủ yếu là đi từ dưới Đất lên Trời
Trong bài viết mới đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cần lấy thực tiễn làm mảnh đất phát triển khoa học công nghệ (KHCN), từ nhu cầu của thực tiễn mà đặt ra bài toán cho KHCN.
