Sáp nhập tỉnh, cán bộ tỉnh Bình Phước đi đường nào sang Đồng Nai?

Tỉnh Đồng Nai và Bình Phước có khoảng 160 km giáp ranh nhưng chưa có tuyến đường giao thông kết nối trực tiếp.​


HĐND tỉnh Đồng Nai, HĐND tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết đề án sáp nhập 2 tỉnh lấy đơn vị hành chính là tỉnh Đồng Nai.

Trong kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Nai cũng ban hành Nghị quyết về việc đầu tư xây dựng xây dựng cầu Mã Đà kết nối giao thông tỉnh Đồng Nai với Bình Phước với tổng mức đầu tư hơn 230 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh Đồng Nai. Cầu Mã Đà nối tuyến đường ĐT 753 (huyện Đồng Phú, Bình Phước) và điểm cuối kết nối đường dẫn từ cầu Mã Đà đến đường Vành đai 4 TP.HCM.

Cán bộ Bình Phước đi đến Đồng Nai thế nào?

Theo báo cáo sơ bộ, có khoảng 1.600 cán bộ công chức từ Bình Phước về tỉnh Đồng Nai làm việc khi sáp nhập tỉnh. Do đó, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các sở ngành rà soát các dự án nhà ở xã hội, cải tạo sửa chữa trụ sở để làm nhà ở công vụ cho những cán bộ này.

 Giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước có khoảng 160 km đất giáp ranh nhưng gần như chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp. Ảnh: VH.

Giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước có khoảng 160 km đất giáp ranh nhưng gần như chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp. Ảnh: VH.

Hiện nay, giữa Đồng Nai và Bình Phước có khoảng 160 km đất giáp ranh nhưng gần như chưa có tuyến đường kết nối trực tiếp. Tuyến kết nối trực tiếp duy nhất là ĐT753 (Bình Phước) qua cầu Mã Đà đến ĐT761 (Đồng Nai). Tuy nhiên, cầu Mã Đà đã bị đánh sập trong chiến tranh, đến nay vẫn chưa được khôi phục.

Vì vậy, người dân từ Bình Phước đi qua Đồng Nai hoặc ngược lại phải vòng qua Bình Dương, Lâm Đồng, một số xe máy đi qua khu vực dân sinh băng rừng, vượt sông.

Phía tỉnh Bình Phước cũng nhiều lần đề xuất khôi phục cầu Mã Đà để nối hai tuyến đường ĐT 753 (Bình Phước) với ĐT 761 (Đồng Nai). Tuy nhiên, do tuyến đường này đi qua Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, có nhiều ý kiến lo ngại về việc tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng nên đang được xem xét.

Trong thời gian chờ cầu Mã Đà hoàn thành và đưa vào sử dụng, nâng cấp tuyến đường kết nối 2 tỉnh, người dân muốn đi từ Bình Phước về trung tâm TP Biên Hòa phải qua nhiều tuyến đường của tỉnh Bình Dương đến cầu Hóa An, cầu Thủ Biên (nối huyện Vĩnh Cửu với TP Tân Uyên), phà Bà Miêu hoặc qua một số phà, đò kết nối giữa Đồng Nai và Bình Dương rất khó khăn.

Ngay cả khu vực gần cầu Mã Đà, người dân ở Bình Phước muốn qua khu vực phía Tây Bắc, phía Bắc tỉnh Đồng Nai như các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú thì cũng phải đi qua tỉnh Lâm Đồng.

Gấp rút khởi công cầu, đường

Để thuận lợi cho việc đi lại của người dân, UBND tỉnh Đồng Nai đang nhanh chóng triển khai khởi công xây dựng cầu Mã Đà Bình Phước trong tháng 6-2025, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay với tổng vốn đầu tư 220 tỉ đồng.

 Cầu Mã Đà sẽ được tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng trong tháng 6-2025 để kết nối 2 tỉnh. Ảnh: VŨ HỘI.

Cầu Mã Đà sẽ được tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng trong tháng 6-2025 để kết nối 2 tỉnh. Ảnh: VŨ HỘI.

Về việc xây dựng đường kết nối giao thông trong tương lai, hiện tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đưa ra 2 phương án.

Cụ thể, phương án 1 sẽ mở ra con đường huyết mạch giữa hai tỉnh như xây dựng tuyến đường nối từ cầu Mã Đà đến Vành đai 4 TP.HCM tổng chiều dài khoảng 76 km. Tuyến đường sẽ có chiều dài 44 km, xuyên qua Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ đầu tư quy mô 4 làn xe, tổng vốn khoảng 10.800 tỉ đồng.

Phương án 2 sẽ nâng cấp tuyến ĐT 753 từ TP Đồng Xoài về suối Mã Đà mở rộng ĐT 761, ĐT 767 (Đồng Nai) được quy hoạch 8 làn xe, giải phóng mặt bằng một lần, với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỉ đồng.

HĐND tỉnh Đồng Nai và HĐND tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính 2 tỉnh thành tỉnh Đồng Nai. Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) hiện nay. Sau sắp xếp, sáp nhập tỉnh Đồng Nai có diện tích hơn 12.700 km² , quy mô dân số hơn 4,2 triệu người và có 95 đơn vị hành chính cấp xã.
 
Đậu, vậy mấy đứa làm đề án sáp nhập éo nhìn bản đồ ah?
Tụi nó nhìn rồi.
Thực ra tụi Bình Phước muốn làm cái cầu mã đà này lắm rồi
Nối quốc lộ 14 với sân bay Long Thành
Nhưng thằng Đồng Nai đéo chịu lý do là bảo vệ rừng Cát Tiên
Bây giờ nó sáp nhập cả hai vô là bắt buộc phải làm.
Nghĩa là cầu mã đà bắt buộc phải làm
Sáp nhập để coi như là đồng nai hết có ý kiến phản đối
 
Tụi nó nhìn rồi.
Thực ra tụi Bình Phước muốn làm cái cầu mã đà này lắm rồi
Nối quốc lộ 14 với sân bay Long Thành
Nhưng thằng Đồng Nai đéo chịu lý do là bảo vệ rừng Cát Tiên
Bây giờ nó sáp nhập cả hai vô là bắt buộc phải làm.
Nghĩa là cầu mã đà bắt buộc phải làm
Sáp nhập để coi như là đồng nai hết có ý kiến phản đối
Tháng 03 Đồng Nai gửi công văn xin dùng ngân sách tỉnh để xây cầu 220 tỷ rồi
Cầu Mã Đà có tổng mức đầu tư khoảng 220 tỉ đồng đầu tư bằng ngân sách tỉnh Đồng Nai.

Còn tuyến đường kết nối từ cầu Mã Đà đến đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng mức đầu tư khoảng 10.800 tỉ đồng (bao gồm khoảng 5km cầu cạn đi qua khu vực rừng tự nhiên). Đồng Nai kiến nghị trung ương hỗ trợ ngân sách cho tỉnh đầu tư tuyến đường này.
Bú đậm thế
 
Cái chỗ đường thông qua cầu mã đà ở xóm suối bà hào năm xưa tụi tao vô cắm trại gặp ma nhiều vcl . Toàn bọn vici chết đói hành quân
Tao đi đường mã đà này cách đây 7 năm.
Đi xe máy cùng thằng bạn tao từ đồng phú sang Đồng nai ăn đám cưới
Phải đi thuyền qua suối mã đà và chạy xuyên rừng Cát Tiên đi ngang thủy điện Trị An
 
cắt luôn Cát Tiên với Đạ Tẻ của Lâm Đồng nhập vào luôn, là có trục đường qua rồi
Cắt Phú Giáo với Bắc tân uyên qua cho ĐN luôn, từ ĐX đi theo DT741 xuống bắc tân uyên rồi qua Vĩnh Cữu. Băng rừng làm cc gì

Cái chỗ đường thông qua cầu mã đà ở xóm suối bà hào năm xưa tụi tao vô cắm trại gặp ma nhiều vcl . Toàn bọn vici chết đói hành quân
Có bị ma thông đít không
 

Có thể bạn quan tâm

Top