
Ông Nguyễn Minh Tuấn bắt đầu quá trình công tác năm 1990 ở vị trí Kế toán trưởng hợp tác xã nông nghiệp tại một huyện ngoại thành Hà Nội. Năm 2006, ông chuyển sang công tác tại UBND xã, đảm nhận vị trí kế toán ngân sách. Đến năm 2008, ông chính thức được tuyển vào công chức. Trải qua nhiều vị trí, ông Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND xã và đảm nhận công việc này suốt 10 năm qua.
"Theo quy định, sau hai nhiệm kỳ, tôi sẽ phải luân chuyển sang vị trí công tác khác. Tuy nhiên, đầu năm nay, xã tôi sáp nhập với một xã khác, tôi tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND xã mới.
Sắp tới, địa phương lại chuẩn bị bước vào cuộc sáp nhập lần hai. Tương lai của tôi thế nào chưa rõ", ông Tuấn kể.
Ngồi kế bên, ông Đặng Đình Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, lần sáp nhập này có nhiều điểm khác biệt so với hồi đầu năm. Khi đó, hầu hết cán bộ đều được giữ nguyên sau sáp nhập. Một số cán bộ chuyên trách như Bí thư đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ... đủ điều kiện đã chuyển sang làm công chức hành chính.
"Lần sáp nhập 5 tháng trước phải nói là "được nhiều", cán bộ, nhân dân đồng thuận rất cao. Việc sắp xếp vị trí lãnh đạo các cơ quan cũng thuận lợi, bởi một số người chuyển được sang công chức hành chính nên chủ động rút lui.
Đợt sáp nhập chuẩn bị làm, kết quả lấy ý kiến đến giờ cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận tới 99,8%. Giờ chúng tôi chỉ còn suy nghĩ, tính toán về công tác cán bộ sao cho thuận", ông Thịnh bộc bạch.
Theo vị lãnh đạo xã, không phải ai viết đơn xin nghỉ theo chế độ của Nghị định 178 và Nghị định 67 cũng được chấp thuận. Đây thực sự là điều trăn trở với anh em cán bộ, công chức, và cả những lãnh đạo chủ chốt như ông.
"Ai cũng mong muốn được tiếp tục ở lại cống hiến. Như xã tôi, phần lớn là cán bộ, công chức trẻ. Mỗi người đều được gia đình chăm lo ăn học, rồi qua nhiều nỗ lực, phấn đấu để thi đỗ vào công chức. Đến giờ, đối mặt với việc phải rời bỏ, dở dang công việc, ai cũng lo lắng.
Trong đợt tinh gọn lần này, nhiều người sẽ buộc phải nghỉ vì không còn phù hợp, hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc này rất khác biệt thông lệ trước giờ là chỉ trừ khi vi phạm kỷ luật, còn không cán bộ cứ vậy yên ổn làm việc đến tuổi nghỉ hưu", ông Thịnh so sánh.
Xã mới nơi ông Thịnh công tác hiện có 14 cán bộ, công chức, phần lớn đều là người trẻ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc, không ai vi phạm kỷ luật. Đứng trước đợt lựa chọn, sàng lọc lớn, tâm lý lo lắng khó tránh khỏi với mỗi cán bộ.
Là người đứng đầu địa phương, ông Thịnh mong muốn các cơ quan cấp trên có cơ chế quan tâm, hỗ trợ phù hợp để cán bộ, công chức không bị thiệt thòi trong quá trình sắp xếp.
"Từ khi có chủ trương sáp nhập, cán bộ, công chức tại xã đều phải suy nghĩ, lo toan vì việc sắp xếp có thể ảnh hưởng đến ví trí, công việc của mình. Trong các cuộc họp, trao đổi sau giờ làm, mọi người cũng hay thảo luận, chia sẻ về việc. Thú thực, vừa rồi chúng tôi cũng lo cán bộ có năng lực xin nghỉ", ông Thịnh khẳng định, dù có trăn trở, các cán bộ tại xã vẫn giữ tinh thần làm việc nghiêm túc, đảm bảo việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.
dantri.com.vn
"Theo quy định, sau hai nhiệm kỳ, tôi sẽ phải luân chuyển sang vị trí công tác khác. Tuy nhiên, đầu năm nay, xã tôi sáp nhập với một xã khác, tôi tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch UBND xã mới.
Sắp tới, địa phương lại chuẩn bị bước vào cuộc sáp nhập lần hai. Tương lai của tôi thế nào chưa rõ", ông Tuấn kể.
Ngồi kế bên, ông Đặng Đình Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, lần sáp nhập này có nhiều điểm khác biệt so với hồi đầu năm. Khi đó, hầu hết cán bộ đều được giữ nguyên sau sáp nhập. Một số cán bộ chuyên trách như Bí thư đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ... đủ điều kiện đã chuyển sang làm công chức hành chính.
"Lần sáp nhập 5 tháng trước phải nói là "được nhiều", cán bộ, nhân dân đồng thuận rất cao. Việc sắp xếp vị trí lãnh đạo các cơ quan cũng thuận lợi, bởi một số người chuyển được sang công chức hành chính nên chủ động rút lui.

Đợt sáp nhập chuẩn bị làm, kết quả lấy ý kiến đến giờ cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận tới 99,8%. Giờ chúng tôi chỉ còn suy nghĩ, tính toán về công tác cán bộ sao cho thuận", ông Thịnh bộc bạch.
Theo vị lãnh đạo xã, không phải ai viết đơn xin nghỉ theo chế độ của Nghị định 178 và Nghị định 67 cũng được chấp thuận. Đây thực sự là điều trăn trở với anh em cán bộ, công chức, và cả những lãnh đạo chủ chốt như ông.
"Ai cũng mong muốn được tiếp tục ở lại cống hiến. Như xã tôi, phần lớn là cán bộ, công chức trẻ. Mỗi người đều được gia đình chăm lo ăn học, rồi qua nhiều nỗ lực, phấn đấu để thi đỗ vào công chức. Đến giờ, đối mặt với việc phải rời bỏ, dở dang công việc, ai cũng lo lắng.
Trong đợt tinh gọn lần này, nhiều người sẽ buộc phải nghỉ vì không còn phù hợp, hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc này rất khác biệt thông lệ trước giờ là chỉ trừ khi vi phạm kỷ luật, còn không cán bộ cứ vậy yên ổn làm việc đến tuổi nghỉ hưu", ông Thịnh so sánh.
Xã mới nơi ông Thịnh công tác hiện có 14 cán bộ, công chức, phần lớn đều là người trẻ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc, không ai vi phạm kỷ luật. Đứng trước đợt lựa chọn, sàng lọc lớn, tâm lý lo lắng khó tránh khỏi với mỗi cán bộ.
Là người đứng đầu địa phương, ông Thịnh mong muốn các cơ quan cấp trên có cơ chế quan tâm, hỗ trợ phù hợp để cán bộ, công chức không bị thiệt thòi trong quá trình sắp xếp.
"Từ khi có chủ trương sáp nhập, cán bộ, công chức tại xã đều phải suy nghĩ, lo toan vì việc sắp xếp có thể ảnh hưởng đến ví trí, công việc của mình. Trong các cuộc họp, trao đổi sau giờ làm, mọi người cũng hay thảo luận, chia sẻ về việc. Thú thực, vừa rồi chúng tôi cũng lo cán bộ có năng lực xin nghỉ", ông Thịnh khẳng định, dù có trăn trở, các cán bộ tại xã vẫn giữ tinh thần làm việc nghiêm túc, đảm bảo việc phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trước lần sáp nhập lịch sử, Chủ tịch xã lo cán bộ có năng lực xin nghỉ
(Dân trí) - 10 năm làm Chủ tịch xã, ông Nguyễn Minh Tuấn hiểu rõ ý nghĩa lớn của lần sáp nhập thứ hai đang diễn ra. Sẵn sàng đón nhận mọi sự phân công của cấp trên, ông chỉ chưa yên tâm về nhóm anh em cấp dưới.