honda67
Gió lạnh đầu buồi

Giữa mùa bạo loạn L.A năm 1992, khi cảnh sát biến mất khỏi Koreatown, máy ông chú Hàn xẻng xách súng lên mái nhà. Không xin ai, không đợi chính quyền. Họ tự cứu lấy mình. Và tạo ra hình ảnh “Rooftop Koreans” – thiểu số không chịu làm nạn nhân.
Vậy nếu là người Việt ở đó, ta sẽ làm gì?
Cuộc bạo loạn L.A 1992 bùng nổ sau vụ Rodney King. Trong hỗn loạn, cộng đồng người Hàn – đa số là tiểu thương – bị đập phá dữ dội.
Cảnh sát thì chỉ lo Beverly Hills. Koreatown thành vùng trắng.

Người Mỹ gốc Hàn đã là cộng đồng người gốc châu Á lớn thứ 5 ở Mỹ, khoảng 63% người gốc Hàn tập trung ở quận Cam và Los Angeles trong những năm 1970. Cũng như hầu hết cộng đồng châu Á khác, người gốc Hàn đạt được nhiều thành công về mặt kinh tế. Tuy nhiên, người Mỹ gốc Hàn không có quyền lợi chính trị tương xứng với vị thế kinh tế của mình, và đặc biệt ở Los Angeles có những mâu thuẫn âm ỉ giữa cộng đồng người Mỹ gốc Phi (người da đen) và gốc Hàn. Người da đen thường cáo buộc các chủ cửa hàng gốc Hàn sỉ nhục họ là lũ trộm cắp và bạo lực.
Ngày 16 tháng 3 năm 1991, chủ cửa hàng tiện lợi 51 tuổi gốc Hàn Soon Ja Du đã bắn chết cô học sinh lớp 9 da đen Latasha Harlins sau một cuộc ẩu đả. Du bị kết tội cố ý ngộ sát (Voluntary manslaughter) và bồi thẩm đoàn đề nghị mức án tối đa là 16 năm, nhưng thẩm phán Joyce Karlin đã quyết định không chấp nhận án tù và kết án Du 5 năm quản chế, 400 giờ lao động công ích và khoản tiền phạt 500 đô la. Điều này lại thổi bùng lên sự phẫn nộ của cộng đồng da đen vào nền tư pháp Mỹ. Tuy nhiên mọi sự chỉ bùng nổ trong sự kiện Rodney King: Ngày 3 tháng 3 năm 1991, Rodney King người da đen đã bị khống chế và đánh đập dã man bởi 4 viên sĩ quan người da trắng thuộc đội tuần tra đường cao tốc Califonia, sự việc này được ghi lại trong 1 đoạn băng quay lén dài 12 phút. Vụ việc được đưa ra tòa với cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức cho 4 viên cảnh sát, đến ngày 29 tháng 4 năm 1992 tòa tuyên bố trắng án cho cả 4 người do họ chứng minh được Rodney King đã cố bỏ trốn và ẩu đả với cảnh sát. Sự việc này đã kích động cuộc bạo loạn Los Angeles năm 1992.
Cuộc bạo loạn nổ ra từ ngày 29 tháng 4 cho đến 4 tháng 5 năm 1992. Cũng như mọi cuộc bạo loạn đòi quyền lợi cho người da đen khác ở Mỹ, ban đầu là biểu tình đòi sự công bằng, sau đó là các vụ đốt phá, cướp bóc các khu thương mại và nhà dân bà hành động bạo lực với những người không phải da đen. Cộng đồng người châu Á, chủ yếu là người gốc Hàn là một mục tiêu của cuộc cướp phá. Ban đầu những người Hàn Quốc cố gắng gọi hỗ trợ 911 nhưng Cảnh sát Los Angeles (LAPD) dường như không quan tâm đến cộng đồng gốc Hàn, có lẽ bởi họ bận trấn áp ở các nơi khác. Do đó, cộng đồng người châu Á mà chủ yếu là người Mỹ gốc Hàn phải tụ tập về khu phố Hàn (Koreatown) - một khu phố giàu có rộng khoảng 2,7 dặm vuông (7 km vuông) nằm giữa Phố Hoover và Đại lộ Western, Phố 3 và Đại lộ Olympic - để tự bảo vệ mình. Người Hàn Quốc ở Los Angeles chủ yếu là dân nhập cư từ thập biên 1970 và 1980, ở Hàn Quốc, tất cả đàn ông đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự, do đó rất nhiều người có kinh nghiệm quân sự và biết sử dụng vũ khí. Các chủ cửa hàng tự thành lập các đội tự vệ để chống lại những kẻ cướp phá, họ tự lập chiến lũy, chiếm lĩnh các điểm cao và đấu súng với những kẻ bạo loạn. Các chủ cửa hàng người Hàn Quốc trang bị súng M1 carbine , Ruger Mini-14 , súng săn kiểu Shotgun và súng ngắn để đấu súng với nhóm cướp có vũ trang và buộc họ phải rút lui. Những hình ảnh này được phát trực tiếp trên truyền hình và thuật ngữ Rooftop Koreans (những người Hàn Quốc trên sân thượng) xuất hiện rộng rãi trên các mặt báo.
Khi truyền hình đưa tin về hai thương nhân Hàn Quốc đã bắn súng lục liên tục vào những kẻ cướp bóc đã được nhiều người xem và gây tranh cãi. Thời báo New York cho biết: "Hình ảnh đó dường như nói lên cuộc chiến tranh chủng tộc và về việc những người cảnh giác tự mình nắm lấy luật pháp." Một trong những thương nhân, David Joo, nói: "Tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi không nổ súng trước. Lúc đó, bốn xe cảnh sát đã ở đó. Ai đó bắt đầu bắn vào chúng tôi. LAPD đã bỏ chạy trong nửa phút. Tôi chưa bao giờ thấy một cuộc chạy trốn nhanh như vậy. Tôi khá thất vọng." Carl Rhyu, cũng là một người tham gia vào độn vũ trang của người Hàn Quốc, nói: "Nếu đó là công việc kinh doanh và tài sản của chính bạn, bạn có sẵn sàng giao nó cho người khác không? Chúng tôi rất vui khi có Vệ binh Quốc gia ở đây. Họ đang bảo vệ tốt. Nhưng khi cửa hàng của chúng tôi bị cháy, chúng tôi gọi cảnh sát cứ năm phút một lần; Tại một trung tâm mua sắm cách Koreatown vài dặm về phía bắc, Jay Rhee, người cho biết ông và những người khác đã bắn 500 phát súng vào mặt đất và không trung, nói: "Chúng tôi đã mất niềm tin vào cảnh sát. Anh ở đâu khi chúng tôi cần anh?"
Sau vụ việc ở khu phố Hàn, chính quyền mới mạnh tay trấn áp với lực lượng kết hợp giữa Quân đội Hoa Kỳ, Vệ binh quốc gia Califonia, Cảnh sát Quận Los Angeles phối hợp với cảnh sát các khu vực khác để dập tắt bạo loạn. Tổng cộng trong 6 ngày đã có 63 người chết: 2 người châu Á (có 1 thanh niên gốc Hàn), 28 người da đen, 19 người gốc Latinh và 15 người da trắng. Không có nhân viên thực thi pháp luật nào chết trong các cuộc bạo loạn. 2.383 người bị thương và 12.000 người bị bắt. Khoảng 3.600 đám cháy đã được đốt lên, phá hủy 1.100 tòa nhà, với các cuộc gọi cứu hỏa đến mỗi phút một lần tại một số điểm. Ước tính tổn thất vật chất dao động trong khoảng từ 800 triệu đến 1 tỷ đô la, khoảng 50% thiệt hại vật chất là ở khu phố Hàn. Việc những kẻ bạo loạn nhắm mục tiêu vào các cửa hàng do người Hàn Quốc và những người gốc Á khác làm chủ phản ánh những căng thẳng khó mà dung hòa được giữa họ và cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Ngày 16 tháng 3 năm 1991, chủ cửa hàng tiện lợi 51 tuổi gốc Hàn Soon Ja Du đã bắn chết cô học sinh lớp 9 da đen Latasha Harlins sau một cuộc ẩu đả. Du bị kết tội cố ý ngộ sát (Voluntary manslaughter) và bồi thẩm đoàn đề nghị mức án tối đa là 16 năm, nhưng thẩm phán Joyce Karlin đã quyết định không chấp nhận án tù và kết án Du 5 năm quản chế, 400 giờ lao động công ích và khoản tiền phạt 500 đô la. Điều này lại thổi bùng lên sự phẫn nộ của cộng đồng da đen vào nền tư pháp Mỹ. Tuy nhiên mọi sự chỉ bùng nổ trong sự kiện Rodney King: Ngày 3 tháng 3 năm 1991, Rodney King người da đen đã bị khống chế và đánh đập dã man bởi 4 viên sĩ quan người da trắng thuộc đội tuần tra đường cao tốc Califonia, sự việc này được ghi lại trong 1 đoạn băng quay lén dài 12 phút. Vụ việc được đưa ra tòa với cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức cho 4 viên cảnh sát, đến ngày 29 tháng 4 năm 1992 tòa tuyên bố trắng án cho cả 4 người do họ chứng minh được Rodney King đã cố bỏ trốn và ẩu đả với cảnh sát. Sự việc này đã kích động cuộc bạo loạn Los Angeles năm 1992.
Cuộc bạo loạn nổ ra từ ngày 29 tháng 4 cho đến 4 tháng 5 năm 1992. Cũng như mọi cuộc bạo loạn đòi quyền lợi cho người da đen khác ở Mỹ, ban đầu là biểu tình đòi sự công bằng, sau đó là các vụ đốt phá, cướp bóc các khu thương mại và nhà dân bà hành động bạo lực với những người không phải da đen. Cộng đồng người châu Á, chủ yếu là người gốc Hàn là một mục tiêu của cuộc cướp phá. Ban đầu những người Hàn Quốc cố gắng gọi hỗ trợ 911 nhưng Cảnh sát Los Angeles (LAPD) dường như không quan tâm đến cộng đồng gốc Hàn, có lẽ bởi họ bận trấn áp ở các nơi khác. Do đó, cộng đồng người châu Á mà chủ yếu là người Mỹ gốc Hàn phải tụ tập về khu phố Hàn (Koreatown) - một khu phố giàu có rộng khoảng 2,7 dặm vuông (7 km vuông) nằm giữa Phố Hoover và Đại lộ Western, Phố 3 và Đại lộ Olympic - để tự bảo vệ mình. Người Hàn Quốc ở Los Angeles chủ yếu là dân nhập cư từ thập biên 1970 và 1980, ở Hàn Quốc, tất cả đàn ông đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự, do đó rất nhiều người có kinh nghiệm quân sự và biết sử dụng vũ khí. Các chủ cửa hàng tự thành lập các đội tự vệ để chống lại những kẻ cướp phá, họ tự lập chiến lũy, chiếm lĩnh các điểm cao và đấu súng với những kẻ bạo loạn. Các chủ cửa hàng người Hàn Quốc trang bị súng M1 carbine , Ruger Mini-14 , súng săn kiểu Shotgun và súng ngắn để đấu súng với nhóm cướp có vũ trang và buộc họ phải rút lui. Những hình ảnh này được phát trực tiếp trên truyền hình và thuật ngữ Rooftop Koreans (những người Hàn Quốc trên sân thượng) xuất hiện rộng rãi trên các mặt báo.
Khi truyền hình đưa tin về hai thương nhân Hàn Quốc đã bắn súng lục liên tục vào những kẻ cướp bóc đã được nhiều người xem và gây tranh cãi. Thời báo New York cho biết: "Hình ảnh đó dường như nói lên cuộc chiến tranh chủng tộc và về việc những người cảnh giác tự mình nắm lấy luật pháp." Một trong những thương nhân, David Joo, nói: "Tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi không nổ súng trước. Lúc đó, bốn xe cảnh sát đã ở đó. Ai đó bắt đầu bắn vào chúng tôi. LAPD đã bỏ chạy trong nửa phút. Tôi chưa bao giờ thấy một cuộc chạy trốn nhanh như vậy. Tôi khá thất vọng." Carl Rhyu, cũng là một người tham gia vào độn vũ trang của người Hàn Quốc, nói: "Nếu đó là công việc kinh doanh và tài sản của chính bạn, bạn có sẵn sàng giao nó cho người khác không? Chúng tôi rất vui khi có Vệ binh Quốc gia ở đây. Họ đang bảo vệ tốt. Nhưng khi cửa hàng của chúng tôi bị cháy, chúng tôi gọi cảnh sát cứ năm phút một lần; Tại một trung tâm mua sắm cách Koreatown vài dặm về phía bắc, Jay Rhee, người cho biết ông và những người khác đã bắn 500 phát súng vào mặt đất và không trung, nói: "Chúng tôi đã mất niềm tin vào cảnh sát. Anh ở đâu khi chúng tôi cần anh?"
Sau vụ việc ở khu phố Hàn, chính quyền mới mạnh tay trấn áp với lực lượng kết hợp giữa Quân đội Hoa Kỳ, Vệ binh quốc gia Califonia, Cảnh sát Quận Los Angeles phối hợp với cảnh sát các khu vực khác để dập tắt bạo loạn. Tổng cộng trong 6 ngày đã có 63 người chết: 2 người châu Á (có 1 thanh niên gốc Hàn), 28 người da đen, 19 người gốc Latinh và 15 người da trắng. Không có nhân viên thực thi pháp luật nào chết trong các cuộc bạo loạn. 2.383 người bị thương và 12.000 người bị bắt. Khoảng 3.600 đám cháy đã được đốt lên, phá hủy 1.100 tòa nhà, với các cuộc gọi cứu hỏa đến mỗi phút một lần tại một số điểm. Ước tính tổn thất vật chất dao động trong khoảng từ 800 triệu đến 1 tỷ đô la, khoảng 50% thiệt hại vật chất là ở khu phố Hàn. Việc những kẻ bạo loạn nhắm mục tiêu vào các cửa hàng do người Hàn Quốc và những người gốc Á khác làm chủ phản ánh những căng thẳng khó mà dung hòa được giữa họ và cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Không cam chịu làm mồi, người Hàn tự tổ chức lực lượng, xách súng trường lên mái nhà bảo vệ cửa tiệm.
Kỹ năng quân sự, tổ chức cộng đồng và tinh thần “không bỏ chạy” – khiến họ khác biệt hoàn toàn.
Người Việt mình rất giỏi thích nghi, mềm dẻo. Nhưng cũng rất yếu trong tổ chức cộng đồng & tự vệ. Khi bị đe dọa, người Việt thường chọn “thoát thân”: bỏ chạy, giấu mình, hoặc im lặng chờ yên sóng. Lịch sử di tản 1975 là ví dụ: thay vì tổ chức phòng thủ cộng đồng, ta tháo chạy.
Vấn đề không phải vì hèn, mà vì tộc tính Việt được định hình bởi làng xã và tinh thần “dĩ hòa vi quý”.
Tốt để sống sót. Nhưng đôi khi, khiến ta mất chỗ đứng trong sân chơi tàn bạo.
Dân tộc | Gặp khủng hoảng | Tổ chức cộng đồng | Tự vệ |
---|---|---|---|
Hàn | Xách súng, tự phòng thủ | Chặt chẽ theo dòng máu | Rất cao |
Hoa | Dùng kinh tế để sống sót | Cao (bang hội, hội kín) | Vừa |
Việt | Tránh đối đầu, chờ sóng yên | Yếu – chia rẽ theo vùng | Thấp |
Chủ quan thì Người Hàn tổ chức tốt, có kỷ luật, có tinh thần “không lùi bước”. Người Hoa dùng tiền, dùng bang phái.Còn người Việt? Mỗi người một nơi, lo thân là chính.

