Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

thể phụ thuộc thế được"
(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra bất cập khi chỉ một quận của Hà Nội có nguồn thu cao gấp 2-3 lần một tỉnh, thậm chí có tỉnh nhiều tiềm năng nhưng không phát triển được, chỉ dựa vào xin ngân sách Trung ương.

Thực tế này được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, trong đó có Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, sáng 17/5.
Với những chuyển biến chưa từng có trên phạm vi toàn cầu, Tổng Bí thư cho rằng ai nắm được cơ hội, vượt qua thách thức sẽ thành công. Ngược lại, sẽ rơi vào hoàn cảnh "trâu chậm uống nước đục".
"Bộ tứ chiến lược" giúp đất nước cất cánh
Nhấn mạnh mệnh lệnh từ tương lai dân tộc, Tổng Bí thư cho biết lần này việc cải cách tập trung vào 4 đột phá.Nghị quyết 57 của Bộ chính trị thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng (đã được quán triệt học tập). Nghị quyết 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và Nghị quyết 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật.
Tổng Bí thư ví 4 nghị quyết này như "Bộ tứ chiến lược" giúp đất nước cất cánh.
Thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, Tổng Bí thư nhấn mạnh chỉ có cải cách quyết liệt, bền bỉ và hiệu quả mới giúp đất nước vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ và hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ mới.
"Muốn phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam không thể đi theo lối mòn cũ. Chúng ta phải dám nghĩ lớn, hành động lớn, thực hiện những cải cách lớn với quyết tâm chính trị cao nhất và nỗ lực bền bỉ nhất", theo lời Tổng Bí thư.
Trước hết, Tổng Bí thư khẳng định phải phát triển kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc gia, như tinh thần Nghị quyết 68.
Dù vậy, ông vẫn khẳng định vai trò chủ đạo, dẫn dắt của doanh nghiệp Nhà nước.
"Chúng ta nói nhiều về kinh tế tư nhân nhưng không phủ nhận vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước. Tôi cảm nhận có đồng chí băn khoăn nên phải chia sẻ điều này", Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt nhiều nội dung cốt lõi, đột phá trong 4 nghị quyết của Bộ Chính trị (Ảnh: Phạm Thắng).
Quan điểm trên, theo ông, đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược về vai trò của khu vực tư nhân: từ vị trí thứ yếu trở thành trụ cột phát triển, song hành cùng kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, tạo thành thế "kiềng ba chân" vững chắc cho nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập thành công.
Cùng với rất nhiều quan điểm đột phá, Nghị quyết 68 khẳng định doanh nhân Việt Nam là "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" trong thời kỳ mới. Họ không chỉ góp phần làm giàu cho bản thân mà còn thực hiện sứ mệnh cao cả, đó là dựng xây đất nước hùng cường và thịnh vượng.
"Ai cũng phải lao động sản xuất, tạo ra sản phẩm cho xã hội, như vậy xã hội mới phát triển, giàu có được", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tại sao một quận có thể thu nhiều gấp 2-3 lần một tỉnh?
Ông đồng thời chia sẻ một thực tế về vai trò của kinh tế tư nhân ở địa phương. "Ở Hà Nội, TPHCM, chỉ một quận thôi tại sao người ta có thu nhập cao hơn gấp 2-3 lần của một tỉnh, trong khi họ không có đất đai? Như quận Hoàn Kiếm, chủ yếu nhờ vào doanh nghiệp tư nhân, dựa vào kinh doanh và dịch vụ mà họ phát triển được như thế. Tỉnh mà không bằng một quận thì rất khó khăn", Tổng Bí thư nêu thực tế.Ông cho biết có tỉnh rất nhiều tiềm năng nhưng không sản xuất, không kinh doanh được, không phát triển được doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu dựa vào đầu tư công.
"Có đồng chí nói với tôi phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc như thế được. Tiền trong dân rất nhiều, tiền dân gửi ngân hàng rất nhiều nhưng tỉnh không tiêu được. Người dân không biết sản xuất, kinh doanh, không mở được doanh nghiệp thì tỉnh làm sao thu được thuế, còn người dân thì rất vất vả", theo Tổng Bí thư, đây là bài học đáng suy ngẫm.
Tổng Bí thư cho rằng những tỉnh nghèo đều do doanh nghiệp không phát triển được. Vì thực tế, chỉ cần một doanh nghiệp lớn có thể đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng cho nguồn thu của tỉnh. Đó là lý do Tổng Bí thư nhấn mạnh các địa phương cần chú trọng phát triển doanh nghiệp để tăng nguồn thu.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).
"Nhiều tỉnh khó khăn không phải do thiếu tiền mà do không có cách thức phát triển. Thậm chí khi có tiền, người ta mang sang tỉnh khác tiêu chứ không tiêu ở tỉnh mình, như thế rất thiệt thòi, là điều rất trăn trở, rất suy nghĩ", Tổng Bí thư chia sẻ.
Ông cho rằng Nghị quyết 68 lần này đã đặt nền móng cho sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển kinh tế tư nhân, từ việc "thừa nhận" sang "bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy", từ "bổ trợ" sang "dẫn dắt phát triển".
Đây là sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, cấp thiết, mang tầm nhìn dài hạn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường vào giữa thế kỷ XXI.
Không để tư duy cũ, lối làm việc thụ động cản trở sự phát triển
Về tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57, Tổng Bí thư nhấn mạnh khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là phương tiện hỗ trợ, mà là nền tảng phát triển và lực đẩy chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên mới.Tổng Bí thư quán triệt phải đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ và nhất quán, không để tư duy cũ, lối làm việc hình thức, thụ động cản trở tiến trình phát triển.
"Chúng ta muốn tiến nhanh, tiến vững chắc trong kỷ nguyên mới, không có con đường nào khác ngoài con đường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chúng ta phải quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn, sáng tạo bứt phá hơn, biến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự thành nền tảng và động lực then chốt đưa đất nước vươn tới những tầm cao mới", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Đề cập nội dung đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư cho biết Nghị quyết 66 coi đây là nền tảng cho tiến trình xây dựng Nhà nước trong kỷ nguyên mới.

Các đại biểu tham dự Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).