
Kỹ sư công nghệ dữ liệu lương 5 triệu trong khi kỹ sư Bách khoa ra trường lương đã 1.000 đô la. Rất cần kỹ sư giao thoa tư duy khoa học công nghệ và dữ liệu mà không tuyển được.
Nội dung trên được trao đổi tại buổi giám sát giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM với Viện nghiên cứu phát triển TP ngày 9-11. Nội dung giám sát về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc công khai, minh bạch, thực hiện thủ tục hành chính đất đai, thực hiện công tác chuyển đổi số và xây dựng đô thị văn minh.
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM được TP giao nhiệm vụ đề xuất và xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội. Đây là một trong bốn trụ cột của đề án “xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025". Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc viện, được thành lập vào tháng 8 năm 2019.
Theo ông Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP - việc tuyển dụng nhân lực lĩnh vực công nghệ dữ liệu cực kì khó khăn vì thu nhập viên chức của trung tâm khá thấp so với mặt bằng chung. Vừa rồi TP đã có đợt tuyển nhưng kết quả không mấy khả quan.
“Kỹ sư công nghệ số, khoa học dữ liệu lương 5 triệu trong khi kỹ sư Bách khoa ra trường lương đã 1.000 đô la. Rất cần kỹ sư giao thoa tư duy khoa học công nghệ và dữ liệu mà không tuyển được”, ông Vũ nói.
Ngoài vấn đề thu nhập thì nhu cầu cần có người hướng dẫn học việc bước đầu cũng rất cần thiết bởi đây là một lĩnh vực mới nhưng hiện cũng không đáp ứng được.
Về vấn đề chuyển đổi số của viện, đơn vị đã có sẵn nguồn nhân lực và chiến lược tuy nhiên vấn đề kết nối liên thông dữ liệu còn gặp nhiều bất cập. Ông Vũ ví dụ trong vấn đề quản lý cán bộ của đơn vị, ngoài cán bộ của viện thì viện cần quản lý luôn cả đội ngũ cộng tác viên. Hay ngoài tên tuổi, thông tin cá nhân thì còn quản lý cả các bài báo, đề tài khoa học của nhưng phần mềm quản lý liên thông hiện hữu không có chức năng đó.
Do vậy nếu đề xuất hệ thống dữ liệu riêng nhưng phải ghép vào hệ thống chung thì rất khó. Cần thiết để đơn vị có một hệ thống dữ liệu riêng từ nguồn xã hội hóa.
Cũng liên quan đến dữ liệu, lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển TP nhìn nhận khi TP.HCM đang làm quy hoạch chung và quy hoạch kinh tế xã hội thì đây là cơ hội rất tốt để tập hợp liên thông dữ liệu kinh tế xã hội. Bởi thời gian qua khi cần xử lý các vấn đề cần dữ liệu tích hợp phải gửi hồ sơ đi xin từng mảng, từng sở ngành.
“Ví như dự án cảng trung chuyển Cần Giờ, viện cần dữ liệu về rừng, đất đai, môi trường… để giúp các đơn vị khác phản biện thì viện phải tập hợp, làm sao liên thông dữ liệu tích hợp làm đầu mối chứ không phải đi xin từng mảng”, ông Vũ trăn trở.
Nội dung trên được trao đổi tại buổi giám sát giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM với Viện nghiên cứu phát triển TP ngày 9-11. Nội dung giám sát về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc công khai, minh bạch, thực hiện thủ tục hành chính đất đai, thực hiện công tác chuyển đổi số và xây dựng đô thị văn minh.
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM được TP giao nhiệm vụ đề xuất và xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội. Đây là một trong bốn trụ cột của đề án “xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025". Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc viện, được thành lập vào tháng 8 năm 2019.
Theo ông Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP - việc tuyển dụng nhân lực lĩnh vực công nghệ dữ liệu cực kì khó khăn vì thu nhập viên chức của trung tâm khá thấp so với mặt bằng chung. Vừa rồi TP đã có đợt tuyển nhưng kết quả không mấy khả quan.
“Kỹ sư công nghệ số, khoa học dữ liệu lương 5 triệu trong khi kỹ sư Bách khoa ra trường lương đã 1.000 đô la. Rất cần kỹ sư giao thoa tư duy khoa học công nghệ và dữ liệu mà không tuyển được”, ông Vũ nói.
Ngoài vấn đề thu nhập thì nhu cầu cần có người hướng dẫn học việc bước đầu cũng rất cần thiết bởi đây là một lĩnh vực mới nhưng hiện cũng không đáp ứng được.
Về vấn đề chuyển đổi số của viện, đơn vị đã có sẵn nguồn nhân lực và chiến lược tuy nhiên vấn đề kết nối liên thông dữ liệu còn gặp nhiều bất cập. Ông Vũ ví dụ trong vấn đề quản lý cán bộ của đơn vị, ngoài cán bộ của viện thì viện cần quản lý luôn cả đội ngũ cộng tác viên. Hay ngoài tên tuổi, thông tin cá nhân thì còn quản lý cả các bài báo, đề tài khoa học của nhưng phần mềm quản lý liên thông hiện hữu không có chức năng đó.
Do vậy nếu đề xuất hệ thống dữ liệu riêng nhưng phải ghép vào hệ thống chung thì rất khó. Cần thiết để đơn vị có một hệ thống dữ liệu riêng từ nguồn xã hội hóa.
Cũng liên quan đến dữ liệu, lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển TP nhìn nhận khi TP.HCM đang làm quy hoạch chung và quy hoạch kinh tế xã hội thì đây là cơ hội rất tốt để tập hợp liên thông dữ liệu kinh tế xã hội. Bởi thời gian qua khi cần xử lý các vấn đề cần dữ liệu tích hợp phải gửi hồ sơ đi xin từng mảng, từng sở ngành.
“Ví như dự án cảng trung chuyển Cần Giờ, viện cần dữ liệu về rừng, đất đai, môi trường… để giúp các đơn vị khác phản biện thì viện phải tập hợp, làm sao liên thông dữ liệu tích hợp làm đầu mối chứ không phải đi xin từng mảng”, ông Vũ trăn trở.