Cái này t có thể giúp:
Có 1 khái niệm gọi là "forgeting curve", nôm na có thể hiểu là khi m nạp 1 lượng kiến thức gì đó vào 'cơ thể', thì khoảng tầm 3-7 ngày sau, số lượng kiến thức đó sẽ rơi rụng tầm 30 → 70% so với lượng ban đầu.
Vậy giải pháp là gì, có 2 cách trường phái mà m nghiên cứu học thuật sẽ thấy, t sẽ để đúng tên từ khoá ở đây trong trường hợp m muốn nghiên cứu thêm:
1. Passive learning
2. Active learning
Rồi giờ t sẽ ghi đơn giản từng cái
1. Passive learning: cái chính của nó là đồ lại (repeat), có thể hiểu như m đang học từ vựng vậy, m chỉ lặp lại tại các mốc thời gian trên 'forgeting curve' kia để m cứu vớt sự rơi rụng kiến thức. Các công cụ điển hình là flashcards...
- M sẽ tạm cứu vớt trí nhớ đủ dùng như thi học kì, thi chứng chỉ gì đó có deadline, nhưng nó sẽ ko tồn tại lâu vì 'forgeting curve' trên vẫn sẽ tác dụng
2. Active learning: nguyên lý chính của nó có liên quan đến 'Bloom Taxonomy' có nhiều tầng (layer) để ứng dụng
- nếu m muốn nghiên cứu chuyên sâu thì có cả masterclass về lĩnh vực tự học này do 1 anh bạn Justin Sung trên youtube
- M ko cần phải đào quá sâu nhưng hiểu nguyên lý là được: Các {mảnh kiến thức của m} phải được liên kết ngay (m phải link to ngay đến 1 cái gì đó của m)
Rồi giờ đến lúc ví dụ áp dụng đơn giản của vài layer trong Bloom taxonomy
- Layer 1: Understand → m hãy tự sắp xếp cái hiểu của m theo mục lục của riêng m. Như việc học từ vững của m đi chẳng hạn, họ sẽ có mục lục theo cách của họ.
Ex: Unit 1
- từ vựng 1
- từ vựng 2
- từ vựng 3
thay vì m học theo mục lục của họ, m tự hiểu và sắp xếp theo cách của m
Group A
- từ vựng 1
- từ vựng 2
Group B
- từ vựng 5
- từ vựng 3
- Layer 2: Explain → tương tự như trên thay vì việc m hiểu ở dạng viết hoặc sắp xếp bố cục, m hãy re-explain theo văn phong của riêng m ⇄ m chuyển sang diễn giải bằng lời nói ← đây cũng là lý do mà việc đi dạy học thực chất là 1 dạng ôn tập lại kiến thức, thậm chí củng cố lại kiến thức
- Layer 3: Applying. Hi vọng m đủ kiên nhẫn để đọc, M phải kết nối cái m học với 1 cái m hiện có (dự án, vấn đề, công việc, con người....
- cùng ví dụ việc học từ vựng của m → hãy dùng nó cho công việc của m (cá nhân hoá cho các dự án của m, như 1 số thằng ở trên khuyên), đơn giản nó cho từng usecase thôi. Ví dụ: t cần 1 đoạn giới thiệu khách hàng về sản phẩm của mình trong 1ph, thì t chỉ cần lượng từ vựng đủ dùng trong usecase đó rồi luyện tập. Hay 1 số cá nhân chỉ cần học đủ từ vựng của 1 cửa hàng tạp hoá chẳng hạn, đủ dùng để đi chợ. Cơ bản m phải ứng dụng cái m học, đính kèm nó vào cái m làm. thì nó mới ko quên
- Đây cũng là cơ sở giúp t sàng lọc, cái nào nên học, cái nào ko nên học. Vì t có thể học được tất cả, nhưng t ko đủ thời gian để học lần lượt tất cả
Sơ bộ 3 tầng trên t nghĩ m đủ dùng rồi, ko nhất thiết phải lên layer 4, 5, 6 đâu ha. Chúc vui