
Dù cuộc sống thuận tiện hơn, văn minh hơn và đồng lương cao gấp nhiều lần so với làm việc trong nước, nhiều lao động xa xứ vẫn chia sẻ mong muốn được trở về quê hương khi "cảm thấy đủ".
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Thái Bá Đức, 35 tuổi, ở Nghệ An làm nghề lái xe tải từ Bắc vào Nam. Thấy công việc vất vả, nguy hiểm, gia đình khuyên anh kiếm một đơn hàng nào đó để đi nước ngoài.
Một buổi tối giữa tháng 5, gia đình anh Thịnh đang chuẩn bị ăn tối thì nhận được cuộc gọi từ một người đồng nghiệp của chồng đang ở Singapore.
"Người ta báo anh Thịnh đi rồi. Lúc đang làm việc, một miếng kim loại văng vào người anh, mất máu nhiều quá nên không qua khỏi", vợ anh kể lại trong nước mắt.
Sau nhiều năm ở quê làm đủ nghề, từ thợ xây, thợ khai thác đá, làm ruộng, thợ đi rừng,... anh Thịnh được người quen giới thiệu về một đơn hàng hái cà chua ở Nga. Năm 2008, anh bắt đầu hành trình của một lao động xa xứ.
Ba năm sau khi làm việc ở Nga, anh tiếp tục tìm kiếm các đơn hàng đi làm việc ở nhiều nước khác nhau, từ Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, sang Nhật Bản, Angola, Hàn Quốc,... Thỉnh thoảng, hàng xóm sẽ thấy anh xuất hiện ở nhà một vài tháng, rồi lại nghe anh chào tạm biệt để "đi nước ngoài".
"Nếu không vì kinh tế thì chồng tôi cũng không cố sức mà đi nhiều như vậy. Ở nhà, mỗi ngày giỏi lắm cũng chỉ kiếm được vài trăm ngàn. Trong khi ba đứa con đang tuổi ăn tuổi học thì lấy đâu ra?", vợ anh than thở.
Những người dành cả cuộc đời để đi nước ngoài làm việc như anh Thịnh không hiếm.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Thái Bá Đức, 35 tuổi, ở Nghệ An làm nghề lái xe tải từ Bắc vào Nam. Thấy công việc vất vả, nguy hiểm, gia đình khuyên anh kiếm một đơn hàng nào đó để đi nước ngoài.
"Năm 2014, tôi bắt đầu đi Đài Loan. Ban đầu cứ nghĩ đi 3 năm là về. Nhưng khi có gia đình, con cái rồi, tôi lại muốn cố gắng thêm. Đến nay đã được hơn 10 năm bôn tẩu. Năm 2019 tôi lấy vợ, sau đó cả hai vợ chồng cùng sang Đài làm ăn, cuộc sống nhìn chung dư dả, thuận lợi hơn so với khi sống ở Việt Nam", anh Đức bộc bạch.
Năm 2023, vợ chồng anh Đức mua một mảnh đất rồi xây nhà ở thị trấn. Mọi công việc từ đi khảo sát, lên phương án xây nhà, theo dõi, giám sát quá trình thi công, đều do bố mẹ lo giúp. Đến khi ngôi nhà hoàn thành được một năm, anh mới lần đầu tiên đặt chân vào ngôi nhà 3 tầng khang trang đó.
"Xây nhà to vậy, tôi cũng không biết bao giờ mới có thể về đó ở hẳn. Bởi vì dù là công việc chân tay, làm ở nước ngoài vẫn gấp 3-4 lần khi làm ở Việt Nam. Trong khi đó, môi trường làm việc đề cao an toàn, không khí trong lành, đi lại thuận tiện, ra đường không có một tiếng còi xe.
Giờ Đài Loan còn cho phép lao động xin visa (thị thực) vĩnh viễn nữa, cơ hội được ở lại lâu dài rất cao", anh Đức nói.
Nhưng định mức về sự đủ của mỗi người lại khác nhau, khiến cho thời gian kết thúc hợp đồng lao động của mỗi người dường như khó dừng lại trong vài ba năm. Mỗi 3 năm, anh Đức lại gia hạn thêm hợp đồng một lần, như một cách để gom cho sự đủ đầy trong cuộc sống của mình trọn vẹn hơn.
dantri.com.vn
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Thái Bá Đức, 35 tuổi, ở Nghệ An làm nghề lái xe tải từ Bắc vào Nam. Thấy công việc vất vả, nguy hiểm, gia đình khuyên anh kiếm một đơn hàng nào đó để đi nước ngoài.
Một buổi tối giữa tháng 5, gia đình anh Thịnh đang chuẩn bị ăn tối thì nhận được cuộc gọi từ một người đồng nghiệp của chồng đang ở Singapore.
"Người ta báo anh Thịnh đi rồi. Lúc đang làm việc, một miếng kim loại văng vào người anh, mất máu nhiều quá nên không qua khỏi", vợ anh kể lại trong nước mắt.
Sau nhiều năm ở quê làm đủ nghề, từ thợ xây, thợ khai thác đá, làm ruộng, thợ đi rừng,... anh Thịnh được người quen giới thiệu về một đơn hàng hái cà chua ở Nga. Năm 2008, anh bắt đầu hành trình của một lao động xa xứ.
Ba năm sau khi làm việc ở Nga, anh tiếp tục tìm kiếm các đơn hàng đi làm việc ở nhiều nước khác nhau, từ Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, sang Nhật Bản, Angola, Hàn Quốc,... Thỉnh thoảng, hàng xóm sẽ thấy anh xuất hiện ở nhà một vài tháng, rồi lại nghe anh chào tạm biệt để "đi nước ngoài".
"Nếu không vì kinh tế thì chồng tôi cũng không cố sức mà đi nhiều như vậy. Ở nhà, mỗi ngày giỏi lắm cũng chỉ kiếm được vài trăm ngàn. Trong khi ba đứa con đang tuổi ăn tuổi học thì lấy đâu ra?", vợ anh than thở.
Những người dành cả cuộc đời để đi nước ngoài làm việc như anh Thịnh không hiếm.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh Thái Bá Đức, 35 tuổi, ở Nghệ An làm nghề lái xe tải từ Bắc vào Nam. Thấy công việc vất vả, nguy hiểm, gia đình khuyên anh kiếm một đơn hàng nào đó để đi nước ngoài.
"Năm 2014, tôi bắt đầu đi Đài Loan. Ban đầu cứ nghĩ đi 3 năm là về. Nhưng khi có gia đình, con cái rồi, tôi lại muốn cố gắng thêm. Đến nay đã được hơn 10 năm bôn tẩu. Năm 2019 tôi lấy vợ, sau đó cả hai vợ chồng cùng sang Đài làm ăn, cuộc sống nhìn chung dư dả, thuận lợi hơn so với khi sống ở Việt Nam", anh Đức bộc bạch.
Năm 2023, vợ chồng anh Đức mua một mảnh đất rồi xây nhà ở thị trấn. Mọi công việc từ đi khảo sát, lên phương án xây nhà, theo dõi, giám sát quá trình thi công, đều do bố mẹ lo giúp. Đến khi ngôi nhà hoàn thành được một năm, anh mới lần đầu tiên đặt chân vào ngôi nhà 3 tầng khang trang đó.
"Xây nhà to vậy, tôi cũng không biết bao giờ mới có thể về đó ở hẳn. Bởi vì dù là công việc chân tay, làm ở nước ngoài vẫn gấp 3-4 lần khi làm ở Việt Nam. Trong khi đó, môi trường làm việc đề cao an toàn, không khí trong lành, đi lại thuận tiện, ra đường không có một tiếng còi xe.
Giờ Đài Loan còn cho phép lao động xin visa (thị thực) vĩnh viễn nữa, cơ hội được ở lại lâu dài rất cao", anh Đức nói.

Nhưng định mức về sự đủ của mỗi người lại khác nhau, khiến cho thời gian kết thúc hợp đồng lao động của mỗi người dường như khó dừng lại trong vài ba năm. Mỗi 3 năm, anh Đức lại gia hạn thêm hợp đồng một lần, như một cách để gom cho sự đủ đầy trong cuộc sống của mình trọn vẹn hơn.

Xây nhà to rồi khóa cửa, nhiều lao động tính đi làm ở nước ngoài cả đời
(Dân trí) - Gần 20 năm qua, hàng xóm của anh Phan Huy Thịnh, 53 tuổi, trú tại Thanh Hóa, chỉ biết anh đang đi nước ngoài làm việc, không nhớ cụ thể anh đã qua những nước nào, giờ ở nước nào.