Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế

Ngôi sao đc viết tiếp theo

  • Rio Ferdinand

    Votes: 1 11.1%
  • Nemanja Vidic

    Votes: 2 22.2%
  • Andrew Cole

    Votes: 1 11.1%
  • Dwight Yoke

    Votes: 1 11.1%
  • Ole

    Votes: 2 22.2%
  • Peter Schmeichel

    Votes: 3 33.3%
  • Van Der Sar

    Votes: 2 22.2%
  • Dimitar Berbatov

    Votes: 2 22.2%
  • Ruud Van Nistelrooy

    Votes: 3 33.3%
  • Mikael Silvestre

    Votes: 1 11.1%

  • Total voters
    9
  • Poll closed .

Jacky29

Họa sĩ Dạo - Trưởng bộ môn body painting HV Đạo lý
Hey mấy tml , hôm qua thế thân @Blau gà của chủ tịt có nói về vụ topic có ích cho nên t ăn gian 1 tý , toàn bộ những bài về Class of 1992 và các cầu thủ nổi bật dưới thời của Sir Alex Ferguson của Mu sẽ dc post hết vào 1 cái chứ k tách ra như mấy topic về Brazil 2002 nựa , hehe , mà mở đầu bằng DAVID BECKHAM - mỏ vàng của cánh báo chí trước năm 2013 nhé nhưng trước hết là phần giới thiệu của Class of 1992

Năm 1992, một lứa cầu thủ trẻ của Man United đã đoạt chức vô địch FA Youth Cup gồm David Beckham, Nicky Butt, Ryan Giggs và Gary Neville. Một năm sau đó người ta biết thêm về Paul Scholes, Phil Neville (em trai của Gary) khi họ vào chung kết FA Youth Cup. Và từ đó người ta lấy mốc thời gian năm 1992 để đánh dấu sự ra đời của một lứa cầu thủ tài năng, sau này không chỉ đóng góp to lớn cho Man United mà còn là trụ cột của tuyển Anh.

Với David Beckham, Nicky Butt, Ryan Giggs, Paul Scholes anh em nhà Neville, HLV của Man United lúc bấy giờ là Sir Alex đã có gần như một bộ khung hoàn chỉnh. Hai bên cánh chẳng có mấy ai hơn được trình độ của Ryan Giggs và David Beckham. Trong khi ấy Paul Scholes và Nicky Butt đều là những tiền vệ giỏi, đặc biệt là Scholes bởi cho đến bây giờ anh vẫn được xem là tiền vệ hàng đầu trong lịch sử Ngoại hạng Anh.
Phía sau họ Gary Neville và Phil Neville đảm bảo sự an tâm nơi tuyến phòng ngự của hai hành lang, đồng thời là hai mũi tấn công hiệu quả. Man United thời Sir Alex Ferguson nổi tiếng với lối đá tấn công biên đặc sắc, trong đó vai trò của hai tiền vệ cánh và hai hậu vệ biên là hết sức quan trọng. Đương nhiên bấy nhiêu con người như vậy chẳng thể mang lại thành công cho Man United nhưng họ đã hình thành nên bộ khung cơ bản, chỉ cần có những miếng ghép hoàn hảo khác như Roy Kane, Andy Cole…sẽ trở thành một đội bóng khó bị đánh bại.
Việc đào tạo nên một lứa cầu thủ như vậy mang đến cho Man United quá nhiều cái lợi. Về mặt chuyên môn như đã nói họ đều là những cầu thủ giỏi, ngoại trừ Nicky Butt và Phil Neville hơi khiêm tốn hơn các bạn đồng lứa còn những David Beckham, Ryan Giggs, Gary Neville và Paul Scholes đều là đều xuất chúng ở vị trí của mình.

Đến bây giờ Beckham vẫn là cầu thủ Anh có tầm ảnh hưởng lớn nhất còn Giggs là tượng đài sống tại Ngoại hạng Anh. Chính tài năng đó cùng thời gian chơi bên nhau rất dài đã giúp họ trở thành một khối gắn kết, hiểu ý rất cao. Trong hơn 10 năm họ cùng nhau chơi bóng đỉnh cao rõ ràng Man United chẳng cần tiêu tốn quá nhiều tiền để nâng cấp đội hình. Và đó là nguồn lợi kinh tế không hề nhỏ. Thay vì phải mua sắm ồ ạt, Man United thời ấy chỉ cần mang về vài vị trí thiếu hoặc chưa mạnh mà thôi.

Mu-27-b9a1d.jpg

P/s: Paul Scholes : Mu - class of 1992 - thế hệ vàng ở nhà hát của những giấc mơ - XAMVN
Nicky Butt : Mu - class of 1992 - thế hệ vàng ở nhà hát của những giấc mơ - XAMVN
Phil Neville : Mu - class of 1992 - thế hệ vàng ở nhà hát của những giấc mơ - XAMVN
Gary Neville : Mu - class of 1992 - thế hệ vàng ở nhà hát của những giấc mơ - XAMVN
Ryan Giggs : Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế - XAMVN
Sir Alex Ferguson : Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế - XAMVN
Roy Keane : Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế - XAMVN
Carrick : Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế - XAMVN
Cr7 : Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế - XAMVN
 
Sửa lần cuối:
Bài viết từ 2016 , kèm video nhé , hehe ,chỉ tổng hợp 1 tý thôi , hơ hơ





DAVID BECKHAM – ĐƯỜNG CONG HOÀN HẢO Ở NHÀ HÁT

Cầu thủ nào kiếm được nhiều tiền nhất trong giới túc cầu giáo? Chính là Lionel Messi với mức lương khủng ở Barcelona và hàng tá hợp đồng quảng cáo. Cầu thủ nào được dư luận quan tâm nhiều nhất với những câu chuyện ngoài bóng đá? Dĩ nhiên là Cristiano Ronaldo, người vốn được coi là “mỏ vàng” của cánh báo chí. Nhưng điều đó chỉ đúng sau năm 2013, khi David Beckham nhỏ những giọt lệ trên đất Pháp và nói lời từ giã sân cỏ. Dù là vô tình hay cố ý, rất nhiều người hâm mộ vẫn nhớ tới cái tên Beckham như một sản phẩm hoàn hảo của công cuộc “showbiz hóa” bóng đá như thế. Ngoài Ronaldo “béo”, có lẽ Beckham là cái tên hiếm hoi mà ngay cả những người không theo dõi trái bóng tròn cũng có thể nhớ mặt chỉ tên. Nhưng với những người hâm mộ đích thực, cái tên David Beckham còn mang đến cho họ nhiều cảm xúc hơn thế.

“Kể từ thời khắc đầu tiên chạm vào trái bóng, David Beckham đã luôn nỗ lực không ngừng để trở thành cầu thủ xuất sắc nhất có thể với tài năng của cậu ấy”. Đó là lời mở đầu của Sir Alex Ferguson trong chương V cuốn tự truyện của mình, một chương mà ông dành riêng cho cậu học trò nổi tiếng. Đúng vậy, Beckham không phải là một gã bảnh chọe chỉ biết làm đỏm và sống như một ông hoàng trong dinh cơ khổng lồ của mình. Với những người yêu mến tài năng của Becks, họ sẽ chỉ nhớ tới hình ảnh một cậu nhóc 10 tuổi đam mê đá bóng một cách cuồng nhiệt mà thôi.

Đó là những buổi tập miệt mài của David trước sự giám sát khắt khe của ông bố Ted, một CĐV chính cống của Manchester United. Đó là khi David òa khóc nức nở sau khi biết các tuyển trạch viên của Quỷ đỏ đã đến theo dõi cậu trong một trận cầu của Waltham Forest. Và đó là khi chàng David bé nhỏ quyết định rời xa vòng tay của cha mẹ và những lời mời từ Tottenham, Arsenal hay West Ham để đi theo tiếng gọi của con tim. Trong khi các khán giả tại Old Trafford còn đang hô vang những cái tên như Mark Hughes, Steve Bruce hay Gary Pallister, họ không biết rằng có một cậu nhóc 15 tuổi tới từ London đang chuẩn bị vẽ nên những đường cong tuyệt đẹp ở Nhà hát.

Ngày 17/8/1996 chứng kiến một trong những siêu phẩm nổi tiếng nhất của Premier League và cũng là dấu mốc để người hâm mộ biết đến cái tên David Beckham. Nhận bóng từ Brian McClair, Becks chỉ cần một tích tắc để nhận thấy thủ môn Neil Sullivan của Wimbledon đang lên quá cao. Ngay lập tức sau đó là một pha chặt bóng vừa vặn, một đường cong mềm mại được vẽ lên không trung trước khi trái bóng nằm gọn trong lưới. Các mặt báo ngày hôm sau tràn ngập hình ảnh của Becks, và kèm theo đó là những ý kiến trái chiều. Rất nhiều người cho rằng đó chỉ là một pha bóng may mắn, bởi nó đòi hỏi những kỹ năng phức tạp, điều gần như không thể có ở một cầu thủ mới chỉ 21 tuổi. Nhưng họ không biết rằng anh đã tập luyện gian khổ như thế nào để biến điều ngẫu nhiên ấy thành bản năng của mình.

Có một câu chuyện được kể lại rằng lứa cầu thủ 1992 đã phải nhận những lời chế giễu từ các cầu thủ đàn anh vì bị cho là hay nịnh bợ HLV. Nhưng những Ryan Giggs, Paul Scholes, Nicky Butt, anh em nhà Neville và cả Beckham vẫn miệt mài luyện tập, không phải để lấy lòng Sir Alex, mà là để vượt qua chính những kẻ đã đem họ ra làm trò đùa. Một câu chuyện khác kể rằng Becks luôn là người bị các các nhân viên nhà ăn kêu la nhiều nhất, đơn giản vì họ không thể đánh kẻng ăn trưa khi cầu thủ cuối cùng chưa rời sân tập. Beckham đã nỗ lực luyện tập, và những cú sút tầm xa luôn nằm trong danh sách ưu tiên của anh. Becks kể rằng anh đã có vài lần ghi bàn từ giữa sân trên sân tập của Man United, và thậm chí anh làm được “chuyện ấy” lần đầu tiên khi mới chỉ 13 tuổi. Bàn thắng vào lưới Wimbledon không phải do may mắn, nó đơn giản tượng trưng cho một ý chí luyện tập không ngừng. Nhưng thôi, cũng không nên chỉ trích các nhà báo làm gì, bởi lẽ ngay cả Sir Alex Ferguson cũng còn chẳng tin vào cậu học trò của mình nữa kia mà. Chỉ 10 phút trước khi ghi bàn vào lưới Wimbledon, Becks có một pha sút bóng tương tự nhưng không thành. Ngay lập tức Sir Alex quay sang nói với trợ lý Brian Kidd: “Thằng nhóc còn đá kiểu đó nữa thì tôi sẽ thay nó ra ngoài!”

Nhưng tài năng và sự khổ luyện là chưa đủ để nói về con người của Beckham. Trên hết, ẩn sau vẻ ngoài thư sinh ấy là một bản lĩnh rất lớn để vượt qua sức ép từ dư luận. Những người hâm mộ bóng đá Anh hẳn còn nhớ như in bi kịch của Beckham ở France 98. Chiếc thẻ đỏ oan nghiệt của Becks sau pha trả đũa Diego Simeone được cho là nguyên nhân dẫn tới thất bại của tuyển Anh trước Argentina. Dư luận chĩa mũi dùi công kích vào chàng trai 23 tuổi như một hệ quả tất yếu khi niềm hy vọng đang lên cao, và Becks bỗng chốc trở thành tội đồ của cả dân tộc. Tưởng chừng như sức ép khủng khiếp ấy sẽ làm anh gục ngã, nhưng rồi Becks trở lại sau mùa hè khủng khiếp đó khi viết nên một giai thoại mới cho chiếc áo số 7 ở Old Trafford, giai thoại về những đường cong.

Cú ăn ba huyền thoại của Man United mùa 1998/1999 được nhớ tới với pha đi bóng và ghi bàn theo kiểu zic-zac của Giggs trong trận bán kết FA Cup với Arsenal, hay những bàn thắng của Sheringham và Solskjaer trong trận chung kết Champions League với Bayern. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới những đường cong đẹp như tranh vẽ của Beckham trong màu áo đỏ. Một quả đá phạt trực tiếp phải không? Becks sẽ cứa lòng để bóng đi vừa vặn phía trên hàng rào và găm vào góc chết. Nếu thủ môn dự định bắt bài theo hướng đó, được thôi, Becks sẽ hơi mở lòng bàn chân để đưa bóng đi theo hướng ngược lại, cũng lại là góc hiểm nhất. Bóng được dồn ra biên phải ấy à? Có lẽ không cần phải xem nữa đâu, kiểu gì cũng là một đường vòng cung quả chuối cho tiền đạo băng cắt ấy mà. Dù là Andy Cole, Dwight Yorke, Teddy Sheringham, Ole Solskjaer hay Ruud Van Nistelrooy cũng thế thôi. Bóng sẽ đi không chệch một ly và cuối cùng nằm ngoan ngoãn trong lưới.

Ai đó hẳn vẫn còn nhớ pha dứt điểm ngoài vòng cấm của Becks trong trận gặp Tottenham, một bàn thắng quý như vàng để đem về chức vô địch Premier League cho Man United. Những người hâm mộ có lẽ vẫn chưa quên hai bàn thắng trong cú lội ngược dòng kinh điển trước Bayern đều xuất phát từ cú đá phạt góc của Becks. Chỉ một năm sau khi bị chỉ trích dữ dội, chàng cầu thủ số 7 ấy đã khiến tất cả phải thán phục khi cùng Quỷ đỏ thâu tóm mọi danh hiệu cao quý. Những cú cứa lòng của Beck khiến cho người ta liên tưởng tới những nét cong mềm mại cần có trong một nhà hát cổ điển. Đó có thể là những nét chạm trổ tinh tế ở cột trụ hay những đường nét uốn lượn trên mái vòm, một chất thơ cần thiết cho giải đấu vốn bị coi là khô khan và thiên về thể lực như Premier League.

Thế rồi những trục trặc bắt đầu xảy ra khi Becks bắt đầu chú ý nhiều hơn tới hình ảnh của mình mà quên mất nhiệm vụ trên sân bóng. Những căng thẳng giữa Becks với Sir Alex Ferguson được nhen nhóm khi anh bắt đầu cặp kè với Victoria, rồi cứ thế âm ỉ cháy cho tới khi bùng phát dữ dội sau trận thua 0-2 của Man United trước Arsenal ở FA Cup. Một chiếc giày oan nghiệt bay không đúng chỗ, và thế là báo chí tha hồ được dịp đăng tải những bức hình của Becks với chiếc lông mày sứt sẹo. Đó là giọt nước làm tràn ly khiến cho anh phải nói lời chia tay với Old Trafford. Những đường cong của Becks ngỡ tưởng như sẽ ở lại với Nhà hát cho tới khi anh nói lời giã từ sân cỏ, nhưng rồi nó cũng biến mất sau một ngày đẹp trời vào tháng 5/2003. Đó là khi anh ghi bàn vào lưới Everton từ một pha đá phạt chếch bên cánh phải. Vẫn là đường cong ấy, vẫn là pha đánh lừa thủ môn quen thuộc, và vẫn là một bàn thắng đẳng cấp. Cú sút xé lưới đối phương, và cũng xé luôn tâm can của những người trót yêu mến anh.

Beckham tới với một Madrid hoa lệ, với một Galacticos đang cực kỳ hùng mạnh và khao khát trở lại đỉnh cao. Becks vẫn tiếp tục siết quả bóng dể tạo nên những đường cong đã thành thương hiệu, nhưng anh không còn có thể đạt được thành công như đã từng có với Man United nữa. Bernabeu không phải là Nhà hát, và cả San Siro hay Stubhub Center ở nước Mỹ xa xôi cũng vậy. Dư luận bắt đầu bàn tán về việc Becks dần rời xa sân cỏ để hưởng ánh hào quang tại Hollywood, nhưng chỉ những người yêu mến Becks thật sự mới biết rằng anh vẫn nỗ lực để có thể trở lại trong màu áo của ĐT Anh. Sir Alex cũng đã từng nhận xét rằng việc Becks có thể tiếp tục chơi bóng đỉnh cao trong màu áo PSG sau một thời gian dài ở Mỹ chứng tỏ anh đã tập luyện rất nghiêm túc. Một người đã từng trải qua bao tủi nhục ở France 98, đã từng khóc nức nở trên đất Đức năm 2006 vẫn còn lưu luyến màu áo ĐTQG nhiều lắm, chỉ tiếc rằng anh đã không còn cơ hội để hoàn tất giấc mơ dang dở cùng Tam sư nữa rồi.

Cái ngày Beckham chấm dứt sự nghiệp cầu thủ, anh lại khóc. Những người Paris đã đứng dậy vỗ tay cho anh, những người Madrid hẳn cũng sẽ dành những lời tri ân cho con người ấy. Nhưng chỉ có ở Manchester, người ta mới khóc cùng anh thôi. Cho đến cuối cùng thì Old Trafford vẫn lưu giữ nhiều khoảnh khắc thiên tài của anh nhất, và hẳn nhiều người vẫn ước ao được nhìn thấy anh vung tay và tung ra một đường cong ngọt bén để những Cole, Yorke hay Nistelrooy băng xuống dứt điểm. Người hâm mộ đã có Ronaldo như một sự kế thừa xứng đáng cho chiếc áo số 7 của anh, nhưng những đường cong của anh vẫn chưa có ai nối nghiệp. Đó sẽ vẫn là một khoảng lặng trong những bản nhạc được viết nên ở Nhà hát, và người ta vẫn chờ có một ai khác sẽ làm được điều tương tự như anh đã từng làm ở sân khấu này.

Hay là không anh nhỉ? Làm gì còn có ai khác có thể vung tay, nghiêng trụ và vẽ ra một đường cong thiện nghệ như anh đã từng làm nữa…

11.jpg

 
Bài viết từ 2016 , kèm video nhé , hehe ,chỉ tổng hợp 1 tý thôi , hơ hơ





DAVID BECKHAM – ĐƯỜNG CONG HOÀN HẢO Ở NHÀ HÁT

Cầu thủ nào kiếm được nhiều tiền nhất trong giới túc cầu giáo? Chính là Lionel Messi với mức lương khủng ở Barcelona và hàng tá hợp đồng quảng cáo. Cầu thủ nào được dư luận quan tâm nhiều nhất với những câu chuyện ngoài bóng đá? Dĩ nhiên là Cristiano Ronaldo, người vốn được coi là “mỏ vàng” của cánh báo chí. Nhưng điều đó chỉ đúng sau năm 2013, khi David Beckham nhỏ những giọt lệ trên đất Pháp và nói lời từ giã sân cỏ. Dù là vô tình hay cố ý, rất nhiều người hâm mộ vẫn nhớ tới cái tên Beckham như một sản phẩm hoàn hảo của công cuộc “showbiz hóa” bóng đá như thế. Ngoài Ronaldo “béo”, có lẽ Beckham là cái tên hiếm hoi mà ngay cả những người không theo dõi trái bóng tròn cũng có thể nhớ mặt chỉ tên. Nhưng với những người hâm mộ đích thực, cái tên David Beckham còn mang đến cho họ nhiều cảm xúc hơn thế.

“Kể từ thời khắc đầu tiên chạm vào trái bóng, David Beckham đã luôn nỗ lực không ngừng để trở thành cầu thủ xuất sắc nhất có thể với tài năng của cậu ấy”. Đó là lời mở đầu của Sir Alex Ferguson trong chương V cuốn tự truyện của mình, một chương mà ông dành riêng cho cậu học trò nổi tiếng. Đúng vậy, Beckham không phải là một gã bảnh chọe chỉ biết làm đỏm và sống như một ông hoàng trong dinh cơ khổng lồ của mình. Với những người yêu mến tài năng của Becks, họ sẽ chỉ nhớ tới hình ảnh một cậu nhóc 10 tuổi đam mê đá bóng một cách cuồng nhiệt mà thôi.

Đó là những buổi tập miệt mài của David trước sự giám sát khắt khe của ông bố Ted, một CĐV chính cống của Manchester United. Đó là khi David òa khóc nức nở sau khi biết các tuyển trạch viên của Quỷ đỏ đã đến theo dõi cậu trong một trận cầu của Waltham Forest. Và đó là khi chàng David bé nhỏ quyết định rời xa vòng tay của cha mẹ và những lời mời từ Tottenham, Arsenal hay West Ham để đi theo tiếng gọi của con tim. Trong khi các khán giả tại Old Trafford còn đang hô vang những cái tên như Mark Hughes, Steve Bruce hay Gary Pallister, họ không biết rằng có một cậu nhóc 15 tuổi tới từ London đang chuẩn bị vẽ nên những đường cong tuyệt đẹp ở Nhà hát.

Ngày 17/8/1996 chứng kiến một trong những siêu phẩm nổi tiếng nhất của Premier League và cũng là dấu mốc để người hâm mộ biết đến cái tên David Beckham. Nhận bóng từ Brian McClair, Becks chỉ cần một tích tắc để nhận thấy thủ môn Neil Sullivan của Wimbledon đang lên quá cao. Ngay lập tức sau đó là một pha chặt bóng vừa vặn, một đường cong mềm mại được vẽ lên không trung trước khi trái bóng nằm gọn trong lưới. Các mặt báo ngày hôm sau tràn ngập hình ảnh của Becks, và kèm theo đó là những ý kiến trái chiều. Rất nhiều người cho rằng đó chỉ là một pha bóng may mắn, bởi nó đòi hỏi những kỹ năng phức tạp, điều gần như không thể có ở một cầu thủ mới chỉ 21 tuổi. Nhưng họ không biết rằng anh đã tập luyện gian khổ như thế nào để biến điều ngẫu nhiên ấy thành bản năng của mình.

Có một câu chuyện được kể lại rằng lứa cầu thủ 1992 đã phải nhận những lời chế giễu từ các cầu thủ đàn anh vì bị cho là hay nịnh bợ HLV. Nhưng những Ryan Giggs, Paul Scholes, Nicky Butt, anh em nhà Neville và cả Beckham vẫn miệt mài luyện tập, không phải để lấy lòng Sir Alex, mà là để vượt qua chính những kẻ đã đem họ ra làm trò đùa. Một câu chuyện khác kể rằng Becks luôn là người bị các các nhân viên nhà ăn kêu la nhiều nhất, đơn giản vì họ không thể đánh kẻng ăn trưa khi cầu thủ cuối cùng chưa rời sân tập. Beckham đã nỗ lực luyện tập, và những cú sút tầm xa luôn nằm trong danh sách ưu tiên của anh. Becks kể rằng anh đã có vài lần ghi bàn từ giữa sân trên sân tập của Man United, và thậm chí anh làm được “chuyện ấy” lần đầu tiên khi mới chỉ 13 tuổi. Bàn thắng vào lưới Wimbledon không phải do may mắn, nó đơn giản tượng trưng cho một ý chí luyện tập không ngừng. Nhưng thôi, cũng không nên chỉ trích các nhà báo làm gì, bởi lẽ ngay cả Sir Alex Ferguson cũng còn chẳng tin vào cậu học trò của mình nữa kia mà. Chỉ 10 phút trước khi ghi bàn vào lưới Wimbledon, Becks có một pha sút bóng tương tự nhưng không thành. Ngay lập tức Sir Alex quay sang nói với trợ lý Brian Kidd: “Thằng nhóc còn đá kiểu đó nữa thì tôi sẽ thay nó ra ngoài!”

Nhưng tài năng và sự khổ luyện là chưa đủ để nói về con người của Beckham. Trên hết, ẩn sau vẻ ngoài thư sinh ấy là một bản lĩnh rất lớn để vượt qua sức ép từ dư luận. Những người hâm mộ bóng đá Anh hẳn còn nhớ như in bi kịch của Beckham ở France 98. Chiếc thẻ đỏ oan nghiệt của Becks sau pha trả đũa Diego Simeone được cho là nguyên nhân dẫn tới thất bại của tuyển Anh trước Argentina. Dư luận chĩa mũi dùi công kích vào chàng trai 23 tuổi như một hệ quả tất yếu khi niềm hy vọng đang lên cao, và Becks bỗng chốc trở thành tội đồ của cả dân tộc. Tưởng chừng như sức ép khủng khiếp ấy sẽ làm anh gục ngã, nhưng rồi Becks trở lại sau mùa hè khủng khiếp đó khi viết nên một giai thoại mới cho chiếc áo số 7 ở Old Trafford, giai thoại về những đường cong.

Cú ăn ba huyền thoại của Man United mùa 1998/1999 được nhớ tới với pha đi bóng và ghi bàn theo kiểu zic-zac của Giggs trong trận bán kết FA Cup với Arsenal, hay những bàn thắng của Sheringham và Solskjaer trong trận chung kết Champions League với Bayern. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới những đường cong đẹp như tranh vẽ của Beckham trong màu áo đỏ. Một quả đá phạt trực tiếp phải không? Becks sẽ cứa lòng để bóng đi vừa vặn phía trên hàng rào và găm vào góc chết. Nếu thủ môn dự định bắt bài theo hướng đó, được thôi, Becks sẽ hơi mở lòng bàn chân để đưa bóng đi theo hướng ngược lại, cũng lại là góc hiểm nhất. Bóng được dồn ra biên phải ấy à? Có lẽ không cần phải xem nữa đâu, kiểu gì cũng là một đường vòng cung quả chuối cho tiền đạo băng cắt ấy mà. Dù là Andy Cole, Dwight Yorke, Teddy Sheringham, Ole Solskjaer hay Ruud Van Nistelrooy cũng thế thôi. Bóng sẽ đi không chệch một ly và cuối cùng nằm ngoan ngoãn trong lưới.

Ai đó hẳn vẫn còn nhớ pha dứt điểm ngoài vòng cấm của Becks trong trận gặp Tottenham, một bàn thắng quý như vàng để đem về chức vô địch Premier League cho Man United. Những người hâm mộ có lẽ vẫn chưa quên hai bàn thắng trong cú lội ngược dòng kinh điển trước Bayern đều xuất phát từ cú đá phạt góc của Becks. Chỉ một năm sau khi bị chỉ trích dữ dội, chàng cầu thủ số 7 ấy đã khiến tất cả phải thán phục khi cùng Quỷ đỏ thâu tóm mọi danh hiệu cao quý. Những cú cứa lòng của Beck khiến cho người ta liên tưởng tới những nét cong mềm mại cần có trong một nhà hát cổ điển. Đó có thể là những nét chạm trổ tinh tế ở cột trụ hay những đường nét uốn lượn trên mái vòm, một chất thơ cần thiết cho giải đấu vốn bị coi là khô khan và thiên về thể lực như Premier League.

Thế rồi những trục trặc bắt đầu xảy ra khi Becks bắt đầu chú ý nhiều hơn tới hình ảnh của mình mà quên mất nhiệm vụ trên sân bóng. Những căng thẳng giữa Becks với Sir Alex Ferguson được nhen nhóm khi anh bắt đầu cặp kè với Victoria, rồi cứ thế âm ỉ cháy cho tới khi bùng phát dữ dội sau trận thua 0-2 của Man United trước Arsenal ở FA Cup. Một chiếc giày oan nghiệt bay không đúng chỗ, và thế là báo chí tha hồ được dịp đăng tải những bức hình của Becks với chiếc lông mày sứt sẹo. Đó là giọt nước làm tràn ly khiến cho anh phải nói lời chia tay với Old Trafford. Những đường cong của Becks ngỡ tưởng như sẽ ở lại với Nhà hát cho tới khi anh nói lời giã từ sân cỏ, nhưng rồi nó cũng biến mất sau một ngày đẹp trời vào tháng 5/2003. Đó là khi anh ghi bàn vào lưới Everton từ một pha đá phạt chếch bên cánh phải. Vẫn là đường cong ấy, vẫn là pha đánh lừa thủ môn quen thuộc, và vẫn là một bàn thắng đẳng cấp. Cú sút xé lưới đối phương, và cũng xé luôn tâm can của những người trót yêu mến anh.

Beckham tới với một Madrid hoa lệ, với một Galacticos đang cực kỳ hùng mạnh và khao khát trở lại đỉnh cao. Becks vẫn tiếp tục siết quả bóng dể tạo nên những đường cong đã thành thương hiệu, nhưng anh không còn có thể đạt được thành công như đã từng có với Man United nữa. Bernabeu không phải là Nhà hát, và cả San Siro hay Stubhub Center ở nước Mỹ xa xôi cũng vậy. Dư luận bắt đầu bàn tán về việc Becks dần rời xa sân cỏ để hưởng ánh hào quang tại Hollywood, nhưng chỉ những người yêu mến Becks thật sự mới biết rằng anh vẫn nỗ lực để có thể trở lại trong màu áo của ĐT Anh. Sir Alex cũng đã từng nhận xét rằng việc Becks có thể tiếp tục chơi bóng đỉnh cao trong màu áo PSG sau một thời gian dài ở Mỹ chứng tỏ anh đã tập luyện rất nghiêm túc. Một người đã từng trải qua bao tủi nhục ở France 98, đã từng khóc nức nở trên đất Đức năm 2006 vẫn còn lưu luyến màu áo ĐTQG nhiều lắm, chỉ tiếc rằng anh đã không còn cơ hội để hoàn tất giấc mơ dang dở cùng Tam sư nữa rồi.

Cái ngày Beckham chấm dứt sự nghiệp cầu thủ, anh lại khóc. Những người Paris đã đứng dậy vỗ tay cho anh, những người Madrid hẳn cũng sẽ dành những lời tri ân cho con người ấy. Nhưng chỉ có ở Manchester, người ta mới khóc cùng anh thôi. Cho đến cuối cùng thì Old Trafford vẫn lưu giữ nhiều khoảnh khắc thiên tài của anh nhất, và hẳn nhiều người vẫn ước ao được nhìn thấy anh vung tay và tung ra một đường cong ngọt bén để những Cole, Yorke hay Nistelrooy băng xuống dứt điểm. Người hâm mộ đã có Ronaldo như một sự kế thừa xứng đáng cho chiếc áo số 7 của anh, nhưng những đường cong của anh vẫn chưa có ai nối nghiệp. Đó sẽ vẫn là một khoảng lặng trong những bản nhạc được viết nên ở Nhà hát, và người ta vẫn chờ có một ai khác sẽ làm được điều tương tự như anh đã từng làm ở sân khấu này.

Hay là không anh nhỉ? Làm gì còn có ai khác có thể vung tay, nghiêng trụ và vẽ ra một đường cong thiện nghệ như anh đã từng làm nữa…

View attachment 79076


T chỉ thích nhất trận Mu-Barca hoà 3-3 thôi m. Bên Barca có Rivaldo sút phạt,còn Mu là Beckham.
 
T chỉ thích nhất trận Mu-Barca hoà 3-3 thôi m. Bên Barca có Rivaldo sút phạt,còn Mu là Beckham.
tao thích trận gặp Bayern
 
Tao thích lứa trước hơn. Vì hồi đó tao bắt đầu xem bóng đá. Lứa Paul Ince, Steve Bruce, Andrey Kanchelskis, Hughes, McClair, Lee Sharpe...và nhất là Cantona. Đm ngày xưa dán ảnh Cantona đầy phòng
 
Tao thích lứa trước hơn. Vì hồi đó tao bắt đầu xem bóng đá. Lứa Paul Ince, Steve Bruce, Andrey Kanchelskis, Hughes, McClair, Lee Sharpe...và nhất là Cantona. Đm ngày xưa dán ảnh Cantona đầy phòng
Ờ. Kanchelskis chạy cánh, sau này có Blomqyst nữa. Xem phê
 
Tao thích lứa trước hơn. Vì hồi đó tao bắt đầu xem bóng đá. Lứa Paul Ince, Steve Bruce, Andrey Kanchelskis, Hughes, McClair, Lee Sharpe...và nhất là Cantona. Đm ngày xưa dán ảnh Cantona đầy phòng
Lứa đấy hơi sớm nên t chưa xem :D
 
Lứa ấy mới là MU vô đối. Đm trẻ con lại thấy mạnh, đá hay lại có ông cantona coi trời bằng vung, nhìn chả phê cần..
 
Blomqvist tao thấy bt. Xem 2 cánh có Kanchelskis và Sharpe phê lòi ra, mãi sau Giggs mới lấy ghế của Lee Sharpe
Ý t là những thằng chạy cánh đấy, nó tạo sự khoáng đạt trong lối chơi. Nhưng ko phủ nhận sức hút của Mu còn đến từ những cá tính như Cantona, Paul inch, keno...
 
Ý t là những thằng chạy cánh đấy, nó tạo sự khoáng đạt trong lối chơi. Nhưng ko phủ nhận sức hút của Mu còn đến từ những cá tính như Cantona, Paul inch, keno...
Thời đại của kick'n'run, lật cánh đánh đầu đúng k m
 
Tao nghĩ là MU lứa 99 vô địch nhờ lối chơi đậm chất Anh điển hình. Còn trận thua Redondo năm 2000 khiến máy sấy tóc nghĩ lại và làm MU thay đổi
 
Trận gặp Bayer chủ yếu là kịch tính. T cũng thích trận đó, nhưng ko thích nhiều vì Mu chơi dưới cơ. T thích trận ngang ngửa cơ.
mày xem năm đó MU mất cả kean vs scholes thì chả dưới cơ, h barca mất cả xavi và inesta xem, hay real mất cả kross và mordic thì chả đá cửa dưới hết, tao thấy trận ck bt, trận hay phải là trận đập JUVE, zidane lẫy lừng bị kean nó bẻ cổ :))
sau đó 2 năm bị redono nó đánh gót quả kinh điển đến h vẫn ko hiểu sao đánh gót được quả như thế
 
Tao nghĩ là MU lứa 99 vô địch nhờ lối chơi đậm chất Anh điển hình. Còn trận thua Redondo năm 2000 khiến máy sấy tóc nghĩ lại và làm MU thay đổi
Lại nói đến Redondo, t nghĩ đấy cũng là một lãng tử chơi bóng. Đặc biệt hắn thích chuyền cho ng khác ghi bàn hơn là tự ghi. Ko cho vào đội tuyển cũng đc, nhưng nhất định ko cắt tóc.
 
mày xem năm đó MU mất cả kean vs scholes thì chả dưới cơ, h barca mất cả xavi và inesta xem, hay real mất cả kross và mordic thì chả đá cửa dưới hết, tao thấy trận ck bt, trận hay phải là trận đập JUVE, zidane lẫy lừng bị kean nó bẻ cổ :))
sau đó 2 năm bị redono nó đánh gót quả kinh điển đến h vẫn ko hiểu sao đánh gót được quả như thế
T ko chê. Ý tao là trận đó dưới cơ nên ko thích thôi.
 
Tao nghĩ là MU lứa 99 vô địch nhờ lối chơi đậm chất Anh điển hình. Còn trận thua Redondo năm 2000 khiến máy sấy tóc nghĩ lại và làm MU thay đổi
ko trận làm ông cụ thay đổi là trận thua con AC của kaka cơ, chứ sau thua real thì vẫn cố đấm ăn xôi lắm vs cái sơ đồ 4-4-2, sau khi bị kaka cho ăn hành ms quay lại đá 4-3-3 để ra châu âu, chứ trong nước dùng 4-4-2 vẫn nhiều
 
ko trận làm ông cụ thay đổi là trận thua con AC của kaka cơ, chứ sau thua real thì vẫn cố đấm ăn xôi lắm vs cái sơ đồ 4-4-2, sau khi bị kaka cho ăn hành ms quay lại đá 4-3-3 để ra châu âu, chứ trong nước dùng 4-4-2 vẫn nhiều
T thấy 4-4-2 vẫn hay mà , hehe
 
Tao nghĩ là MU lứa 99 vô địch nhờ lối chơi đậm chất Anh điển hình. Còn trận thua Redondo năm 2000 khiến máy sấy tóc nghĩ lại và làm MU thay đổi

Máy sấy tóc muốn Latinh hóa lắm mà MU lúc quá đó quá ổn định lứa 92 , với lại Scholes , Giggs , Scholes đóng đinh đội hình với lối chơi tấn công biên đã vào tiềm thức nên Veron đá Seri A quá bá về ko bật lại được so với Scholes.Thích nhất trận gặp Barca mùa ăn C1 ở bán kết 2007-2008 , MU đá phòng ngự khu vực kiểu ý Barca chịu chết luôn .Nói gì nói ô Sơn mũi đỏ cũng quá tài , cầu thủ sử dụng khắp nơi cả châu Á , lẫn Bắc Mỹ đều có dấu ấn , giúp hai chú e Owen , Persie được một lần có cái cảm giác nâng cúp PL :))

mày xem năm đó MU mất cả kean vs scholes thì chả dưới cơ, h barca mất cả xavi và inesta xem, hay real mất cả kross và mordic thì chả đá cửa dưới hết, tao thấy trận ck bt, trận hay phải là trận đập JUVE, zidane lẫy lừng bị kean nó bẻ cổ :))
sau đó 2 năm bị redono nó đánh gót quả kinh điển đến h vẫn ko hiểu sao đánh gót được quả như thế
Bọn Nam Mỹ lúc ngẫu hứng , thăng hoa lên nhiều pha xuất thần lắm , nhất là dạng chơi lãng tử như Redondo
 
T thấy 4-4-2 vẫn hay mà , hehe
bắt nạt gà thôi ra C1 nó đập như con, có phải 4-4-2 kiểu ATM đéo đâu, 4-4-2 truyền thống mệt bỏ mẹ, như thời đỉnh cao 07-08 là 4-4-2 biến thể đó chứ, thằng ronaldo tự do có bám cánh đâu thuần chuyển về 4-3-3 thôi, h nó nặng tính chiến thuật lắm, bắt bài nhanh lắm, đá bay được 1-2 trận lập tức bị mổ băng ngay đéo đùa được :bye:
h toàn đá 4-2-3-1 dễ biến thể thành 4-4-2 hoặc 4-3-3 mà :))
con ATM đá 4-4-2 nhưng là 4-4-2 ảo thích nó xiết phát về 4-5-1 ngay hoặc 4-6-0 ngay :)) xem trận đá vs LIV thì biết, nó co mẹ về 4-6-0 các anh LIV chết cứng trung lộ chỉ ra cánh tạt tạt :))
 
Becks mấy con bạn cấp 2 tao phát cuồng vì thằng này, đéo phải diễn viên ca sĩ nhưng quá đẹp trai, phòng dán đầy ảnh thằng này
 
Becks mấy con bạn cấp 2 tao phát cuồng vì thằng này, đéo phải diễn viên ca sĩ nhưng quá đẹp trai, phòng dán đầy ảnh thằng này
Thời đó ai cũng dán m ơi
 

Có thể bạn quan tâm

Top