Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế

Ngôi sao đc viết tiếp theo

  • Rio Ferdinand

    Votes: 1 11.1%
  • Nemanja Vidic

    Votes: 2 22.2%
  • Andrew Cole

    Votes: 1 11.1%
  • Dwight Yoke

    Votes: 1 11.1%
  • Ole

    Votes: 2 22.2%
  • Peter Schmeichel

    Votes: 3 33.3%
  • Van Der Sar

    Votes: 2 22.2%
  • Dimitar Berbatov

    Votes: 2 22.2%
  • Ruud Van Nistelrooy

    Votes: 3 33.3%
  • Mikael Silvestre

    Votes: 1 11.1%

  • Total voters
    9
  • Poll closed .
đá liv ghi 3 bàn. đá vs đội nào ý ghi tận 5 bàn. có quả nó bật với evra từ sân nhà chạy thong dong lên ghi bàn nhìn nhẹ nhàng vl
Rất thích lối đá của berba nhẹ nhàng uyển chuyển như nghệ sĩ xem ông này đỡ bước một phải gọi là mê ly luôn xử lý bóng rất mượt
 
Thật ra nếu thằng nào không biết thì không thích NHA, tao thì lại thích chỗ cạnh tranh cực cao, thằng nào cũng được chia tiền đồng đều từ cao đến thấp. Do vì vậy nên mấy thằng mới lên hạng nó xung và lúc nào cũng bỏ cả trăm triệu để mua sắm cầu thủ và mời HLV có tài về.
Như thằng TBN Liga chia kiểu 50% cho 2 thằng, 50% còn lại cho 16 thằng còn lại mà nản. Ý thì có Juve có tiền, mấy thằng khác ngoi ngóp, dạo này ông Inter được China bơm tiền, nhưng không hút cầu thủ cho lắm. Đức thì tài chính lại phụ thuộc vào khán giả, cdv, mà theo số đông thì chả thằng nào chịu bỏ nhiều hơn thằng nào, thành tích khủng lắm chỉ có Bayer, Dormund là đủ chi phí mua cầu thủ...Pháp thì ôi thôi... nên NHA vẫn cạnh tranh và thu hút hơn cả.
Chỉ có mặt trái là do cạnh tranh và nhiều tiền quá nên đám này toàn ăn sổi, mua cầu thủ cho nhanh, NHA mà có cơ chế buộc đào tạo trẻ như thằng Đức với Hà Lan thì mới ngon cơm...
Ps thêm nữa là phải có thằng HLV thủ môn đàng hoàng, năm nào tao thấy cầu thủ tuyển Anh ngon ngon tí thì lại lủng thủ môn, xem WC với EU mà vừa buồn vừa hài không chịu nổi.
 
Thật ra nếu thằng nào không biết thì không thích NHA, tao thì lại thích chỗ cạnh tranh cực cao, thằng nào cũng được chia tiền đồng đều từ cao đến thấp. Do vì vậy nên mấy thằng mới lên hạng nó xung và lúc nào cũng bỏ cả trăm triệu để mua sắm cầu thủ và mời HLV có tài về.
Như thằng TBN Liga chia kiểu 50% cho 2 thằng, 50% còn lại cho 16 thằng còn lại mà nản. Ý thì có Juve có tiền, mấy thằng khác ngoi ngóp, dạo này ông Inter được China bơm tiền, nhưng không hút cầu thủ cho lắm. Đức thì tài chính lại phụ thuộc vào khán giả, cdv, mà theo số đông thì chả thằng nào chịu bỏ nhiều hơn thằng nào, thành tích khủng lắm chỉ có Bayer, Dormund là đủ chi phí mua cầu thủ...Pháp thì ôi thôi... nên NHA vẫn cạnh tranh và thu hút hơn cả.
Chỉ có mặt trái là do cạnh tranh và nhiều tiền quá nên đám này toàn ăn sổi, mua cầu thủ cho nhanh, NHA mà có cơ chế buộc đào tạo trẻ như thằng Đức với Hà Lan thì mới ngon cơm...
Ps thêm nữa là phải có thằng HLV thủ môn đàng hoàng, năm nào tao thấy cầu thủ tuyển Anh ngon ngon tí thì lại lủng thủ môn, xem WC với EU mà vừa buồn vừa hài không chịu nổi.
ở đức thằng nào ngon bayer nó hút máu mẹ nó rồi
 
ở đức thằng nào ngon bayer nó hút máu mẹ nó rồi
Nói hút máu cũng hơi quá, nhưng ở đất đó nó như thỏi nam châm, thằng nào muốn phát triển, cạnh tranh, lương cao thì nhào đến thôi.
Như Liga thì Real, Ý thì Juve, Pháp thì PSG, Anh hiện tại thì Liv và MC....
Như thằng cầu thủ nào đó đã phát biểu : C1 thì là vinh quang đính trên bảng thành tích của cầu thủ mà, cứ ở clb nhàng nhàng thì chả bao giờ có cơ hội.
 
hôm nay tao viết về Ruud Van Nistelrooy chứ không phải Berbatov vì bỗng nhiên tao nhận ra rằng , về hiệu suất , về đóng góp hay về hậu trường Berbatov đều thua Van Nistelrooy rất nhiều cho nên hôm nay đổi sang Ruud Van Nistelrooy

Ruud van Nistelrooy: Kẻ có niềm đam mê điên cuồng với những… bàn thắng
"Nếu một ngày nào đó Ruud Van Nistelrooy ốm nặng, hãy đẩy giường bệnh của anh ấy vào vòng cấm địa và đặt bên cạnh đó một quả bóng, Van Gol sẽ tự đứng dậy để ghi bàn".
Lời bình đầy dí dỏm của tờ The Guardian có lẽ đã lột tả tất cả những tinh hoa của cái tên Ruud van Nistelrooy – một số 9 huyền thoại của bóng đá nói chung và Man United nói riêng, một sát thủ vòng cấm gần như đã tuyệt chủng trong bóng đá hiện đại, một kẻ có đam mê cuồng dại với những bàn thắng


Khi Wayne Rooney thực hiện cú sút phạt mỹ miều tung lưới Stoke và chính thức đẩy Sir Bobby Charlton xuống vị trí thứ 2, trèo lên ngôi độc tôn trong danh sách những cây săn bàn vĩ đại nhất lịch sử Man United, có một dòng Twitter đã nhắc tới Van Nistelrooy.

1.webp

Rooney đã ghi 250 bàn thắng cho Man United, hơn Val Gol tròn 100 bàn thắng. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu suất ghi bàn, Van Nistelrooy mới thật sự là cây săn bàn vĩ đại bậc nhất lịch sử Man đỏ. Hiệu suất trung bình của Rooney chỉ là 0,46 bàn/trận (của Sir Bobby Charlton chỉ là 0,33 bàn), trong khi đó Van Nistelrooy ghi trung bình 0,68 bàn/trận cho Quỷ đỏ.

Có lẽ không nhiều người biết, Van Gol và một chân sút vĩ đại khác: Patrick Kluivert sinh cùng ngày, cùng năm (1/7/1976). Nhờ cái mác trưởng thành từ lò đào tạo trứ danh của Ajax, tên tuổi của Kluivert đã lên tới đỉnh thế giới khi Van Nistelrooy mới chỉ luẩn quẩn thi đấu ở giải Hà Lan và câu lạc bô đó không phải xa lạ gì vs Việt Nam mà chỉ làng nhàng trong chính giải vô địch Hà Lan đó chính là Heerenveen hay còn đc gọi đùa là Hậurenveen.

Nhưng bản hợp đồng đưa Van Gol về Old Trafford đã thay đổi cuộc đời anh, thay đổi luôn cả lịch sử bóng đá Hà Lan và giúp thế giới có một định nghĩa chính xác nhất thế nào là một tiền đạo cắm điển hình. Van Nistelrooy không phải một mẫu tiền đạo mềm mại, sở hữu quá nhiều chiêu trò tinh quái. Anh đơn giản chỉ biết xuất hiện ở vị trí thuận lợi nhất trong vòng cấm địa và… ghi bàn mà thôi. Và theo như lời miêu tả của Sir Alex thì Van Nistelrooy bị ám ảnh bởi những bàn thắng.2.webp

Sát thủ người Hà Lan sẽ tự nhốt mình vào một góc phòng, chất vấn bản thân rất lâu nếu anh vừa trải qua một trận đấu tịt ngòi, kể cả khi Man United chiến thắng. Trong cuốn sách Leading được viết bởi Sir Alex, ông có kể lại một chi tiết lột tả rõ rất niềm đam mê điên cuồng với những bàn thắng của Ruud: Năm 2003, sau khi Quỷ đỏ chiến thắng trận cuối cùng và chính thức trở thành nhà vô địch Premier League, Van Nistelrooy bỗng chạy cắm đầu cắm cổ vào phòng thay đồ, thay vì nán lại trên sân ăn mừng chức vô địch như bao cầu thủ khác.

Hóa ra Ruud muốn ngay lập tức biết anh hay Thierry Henry là Vua phá lưới mùa bóng năm đó. Với Van Nistelrooy, trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải còn quan trọng hơn trở thành nhà vô địch.

Tuy nhiên, niềm đam mê thái quá với những bàn thắng biến Van Nistelrooy thành một cầu thủ tương đối ích kỷ. Tất cả những gì anh quan tâm chỉ là bàn thắng và đó lý do Van Nistelrooy luôn là cầu thủ… việt vị nhiều nhất trong đội hình Man United mỗi trận đấu. Đơn giản là vì anh luôn hấp tấp lao về phía khung thành đối phương để ghi bàn và dễ dàng bị đối phương cho dính bẫy việt vị.


3.webp

Kẻ gây rối chuyên nghiệp

Van Nistelrooy cống hiến cho Quỷ đỏ rất nhiều. Tuy nhiên, anh chỉ gắn bó với M.U đúng 5 năm, trước khi bị đội chủ sân Old Trafford bán vào mùa Hè 2006. Trong mùa giải cuối cùng chơi cho Quỷ đỏ, Van Nistelrooy vẫn ghi 24 bàn/47 trận. Đó là hiệu suất làm bàn không hề tồi. Nhưng anh vẫn phải ra đi. Câu hỏi đặt ra là vì sao?

13 năm sau ngày chia tay M.U và chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 43, Van Nistelrooy vừa tiết lộ lý do thực sự khiến mình phải rời Quỷ đỏ năm xưa. Tất cả là do sự cố ở trận chung kết cúp Liên đoàn 2006. Hôm đó, M.U gặp Wigan ở sân Wembley. Quỷ đỏ giành chiến thắng 4-0 và lên ngôi vô địch. Tuy nhiên, Van Nistelrooy lại phải ngồi dự bị cả trận. Sir Alex Ferguson đã chọn cặp tiền đạo đá chính là Wayne Rooney – Louis Saha, chứ không phải Van Nistelrooy.

Quá tức giận với việc phải vắng mặt trong trận chung kết dù phong độ đang cao, Van Nistelrooy đã buông ra những câu chửi nhắm vào huyền thoại người Scotland.



Trong buổi trả lời phỏng vấn với Eleven Sports, khi được phóng viên hỏi có phải là đã chửi Sir Alex là “con lợn Scotland” hay không, Van Nistelrooy cho biết: “Tôi đã hét lên với ông ấy. Trong cơn điên loạn mù quáng, tôi đã hét vào mặt ông ấy và gọi ông ấy là thứ gì đó. Mọi thứ sau đó thật khó khăn. Trước trận chung kết đó, trong suốt 5 năm, tôi và Sir Alex có sự gắn kết rất tốt. Tôi đã học hỏi được nhiều điều từ ông ấy. Nhưng rồi mọi thứ phải kết thúc theo cách thật tàn nhẫn”.

“Tôi từng là người rất tự mãn và bướng bỉnh. Những gì tôi đã làm thực sự là rất thiếu tôn trọng. Có rất nhiều người ở đó. Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn hối hận”, Van Nistelrooy nói thêm.

Sau này, trong quyển tự truyện thứ 2 của Sir Alex, ông cũng dành một chương để nói về Van Nistelrooy. Sir Alex cho biết việc ông đưa 2 cầu thủ mới đến M.U là Patrice Evra và Nemanja Vidic vào sân thay người trong trận chung kết đã dẫn tới cơn thịnh nộ của Van Nistelrooy. “Chúng tôi hoàn toàn kiểm soát Wigan. Tôi thấy đây là cơ hội để những người mới như Evra và Vidic được vào sân để thử cảm giác chơi trận chung kết. Bởi vậy, tôi đã đưa họ vào sân. Và đó là 2 quyết định thay người cuối cùng của tôi. Điều này có nghĩa Van Nistelrooy sẽ không được đá. Tôi quay sang thông báo với Van Nistelrooy. Tôi giải thích cho cậu ta là những người đồng đội mới cũng cần được thưởng thức hương vị chiến thắng trong trận chung kết. Cậu ấy quay sang hét vào mặt tôi. Tôi luôn nhớ ngày hôm đó. Thật không thể tin được. Carlos Queiroz cảnh báo Van Nistelrooy. Những cầu thủ khác cũng bảo rằng cậu ta hãy cẩn thận với thái độ của mình”, Sir Alex viết.

Suýt đánh nhau với Ronaldo
Không chỉ mâu thuẫn với Sir Alex, Van Nistelrooy còn hục hặc với cả Cristiano Ronaldo. Theo Sir Alex, rắc rối của Van Nistelrooy bắt đầu từ 1 năm trước khi tiền đạo người Hà Lan rời Old Trafford.

Số là Van Nistelrooy thường xuyên yêu cầu Ronaldo phải tạt bóng vào trong vòng cấm để anh ghi bàn. Van Nistelrooy muốn CR7 làm điều mà David Beckham thường làm, nghĩa là chơi đơn giản rồi tạt bóng cho mình. Tuy nhiên, Ronaldo khi đó vẫn là cầu thủ trẻ, muốn thể hiện và chơi theo cách riêng của mình. CR7 thường muốn tự mình đánh bại đối phương rồi dứt điểm, chứ không muốn tạt bóng.



Điều này khiến mâu thuẫn giữa Van Nistelrooy và Ronaldo cứ tích tụ dần. Cuối mùa giải 2005/06, Van Nistelrooy và CR7 suýt lao vào tẩn nhau nếu các đồng đội không kịp can ngăn. Tuy nhiên, Van Nistelrooy vẫn không chịu dừng lại. Anh vẫn cố chửi với: “Đi mà khóc với bố mày ấy”, ám chỉ Ronaldo mách Sir Alex, người lúc ấy cưng CR7 như cục vàng.

Thái độ đó cùng với vụ chửi Sir Alex trong trận chung kết cúp Liên đoàn đã khiến Van Nistelrooy phải khép lại cuộc tình 5 năm ngắn ngủi với M.U.


4.webp

Video nhé

 
hôm nay tao viết về Ruud Van Nistelrooy chứ không phải Berbatov vì bỗng nhiên tao nhận ra rằng , về hiệu suất , về đóng góp hay về hậu trường Berbatov đều thua Van Nistelrooy rất nhiều cho nên hôm nay đổi sang Ruud Van Nistelrooy

Ruud van Nistelrooy: Kẻ có niềm đam mê điên cuồng với những… bàn thắng
"Nếu một ngày nào đó Ruud Van Nistelrooy ốm nặng, hãy đẩy giường bệnh của anh ấy vào vòng cấm địa và đặt bên cạnh đó một quả bóng, Van Gol sẽ tự đứng dậy để ghi bàn".
Lời bình đầy dí dỏm của tờ The Guardian có lẽ đã lột tả tất cả những tinh hoa của cái tên Ruud van Nistelrooy – một số 9 huyền thoại của bóng đá nói chung và Man United nói riêng, một sát thủ vòng cấm gần như đã tuyệt chủng trong bóng đá hiện đại, một kẻ có đam mê cuồng dại với những bàn thắng


Khi Wayne Rooney thực hiện cú sút phạt mỹ miều tung lưới Stoke và chính thức đẩy Sir Bobby Charlton xuống vị trí thứ 2, trèo lên ngôi độc tôn trong danh sách những cây săn bàn vĩ đại nhất lịch sử Man United, có một dòng Twitter đã nhắc tới Van Nistelrooy.

View attachment 92965

Rooney đã ghi 250 bàn thắng cho Man United, hơn Val Gol tròn 100 bàn thắng. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu suất ghi bàn, Van Nistelrooy mới thật sự là cây săn bàn vĩ đại bậc nhất lịch sử Man đỏ. Hiệu suất trung bình của Rooney chỉ là 0,46 bàn/trận (của Sir Bobby Charlton chỉ là 0,33 bàn), trong khi đó Van Nistelrooy ghi trung bình 0,68 bàn/trận cho Quỷ đỏ.

Có lẽ không nhiều người biết, Van Gol và một chân sút vĩ đại khác: Patrick Kluivert sinh cùng ngày, cùng năm (1/7/1976). Nhờ cái mác trưởng thành từ lò đào tạo trứ danh của Ajax, tên tuổi của Kluivert đã lên tới đỉnh thế giới khi Van Nistelrooy mới chỉ luẩn quẩn thi đấu ở giải Hà Lan và câu lạc bô đó không phải xa lạ gì vs Việt Nam mà chỉ làng nhàng trong chính giải vô địch Hà Lan đó chính là Heerenveen hay còn đc gọi đùa là Hậurenveen.

Nhưng bản hợp đồng đưa Van Gol về Old Trafford đã thay đổi cuộc đời anh, thay đổi luôn cả lịch sử bóng đá Hà Lan và giúp thế giới có một định nghĩa chính xác nhất thế nào là một tiền đạo cắm điển hình. Van Nistelrooy không phải một mẫu tiền đạo mềm mại, sở hữu quá nhiều chiêu trò tinh quái. Anh đơn giản chỉ biết xuất hiện ở vị trí thuận lợi nhất trong vòng cấm địa và… ghi bàn mà thôi. Và theo như lời miêu tả của Sir Alex thì Van Nistelrooy bị ám ảnh bởi những bàn thắng.View attachment 92971

Sát thủ người Hà Lan sẽ tự nhốt mình vào một góc phòng, chất vấn bản thân rất lâu nếu anh vừa trải qua một trận đấu tịt ngòi, kể cả khi Man United chiến thắng. Trong cuốn sách Leading được viết bởi Sir Alex, ông có kể lại một chi tiết lột tả rõ rất niềm đam mê điên cuồng với những bàn thắng của Ruud: Năm 2003, sau khi Quỷ đỏ chiến thắng trận cuối cùng và chính thức trở thành nhà vô địch Premier League, Van Nistelrooy bỗng chạy cắm đầu cắm cổ vào phòng thay đồ, thay vì nán lại trên sân ăn mừng chức vô địch như bao cầu thủ khác.

Hóa ra Ruud muốn ngay lập tức biết anh hay Thierry Henry là Vua phá lưới mùa bóng năm đó. Với Van Nistelrooy, trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất giải còn quan trọng hơn trở thành nhà vô địch.

Tuy nhiên, niềm đam mê thái quá với những bàn thắng biến Van Nistelrooy thành một cầu thủ tương đối ích kỷ. Tất cả những gì anh quan tâm chỉ là bàn thắng và đó lý do Van Nistelrooy luôn là cầu thủ… việt vị nhiều nhất trong đội hình Man United mỗi trận đấu. Đơn giản là vì anh luôn hấp tấp lao về phía khung thành đối phương để ghi bàn và dễ dàng bị đối phương cho dính bẫy việt vị.


View attachment 92972

Kẻ gây rối chuyên nghiệp

Van Nistelrooy cống hiến cho Quỷ đỏ rất nhiều. Tuy nhiên, anh chỉ gắn bó với M.U đúng 5 năm, trước khi bị đội chủ sân Old Trafford bán vào mùa Hè 2006. Trong mùa giải cuối cùng chơi cho Quỷ đỏ, Van Nistelrooy vẫn ghi 24 bàn/47 trận. Đó là hiệu suất làm bàn không hề tồi. Nhưng anh vẫn phải ra đi. Câu hỏi đặt ra là vì sao?

13 năm sau ngày chia tay M.U và chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 43, Van Nistelrooy vừa tiết lộ lý do thực sự khiến mình phải rời Quỷ đỏ năm xưa. Tất cả là do sự cố ở trận chung kết cúp Liên đoàn 2006. Hôm đó, M.U gặp Wigan ở sân Wembley. Quỷ đỏ giành chiến thắng 4-0 và lên ngôi vô địch. Tuy nhiên, Van Nistelrooy lại phải ngồi dự bị cả trận. Sir Alex Ferguson đã chọn cặp tiền đạo đá chính là Wayne Rooney – Louis Saha, chứ không phải Van Nistelrooy.

Quá tức giận với việc phải vắng mặt trong trận chung kết dù phong độ đang cao, Van Nistelrooy đã buông ra những câu chửi nhắm vào huyền thoại người Scotland.



Trong buổi trả lời phỏng vấn với Eleven Sports, khi được phóng viên hỏi có phải là đã chửi Sir Alex là “con lợn Scotland” hay không, Van Nistelrooy cho biết: “Tôi đã hét lên với ông ấy. Trong cơn điên loạn mù quáng, tôi đã hét vào mặt ông ấy và gọi ông ấy là thứ gì đó. Mọi thứ sau đó thật khó khăn. Trước trận chung kết đó, trong suốt 5 năm, tôi và Sir Alex có sự gắn kết rất tốt. Tôi đã học hỏi được nhiều điều từ ông ấy. Nhưng rồi mọi thứ phải kết thúc theo cách thật tàn nhẫn”.

“Tôi từng là người rất tự mãn và bướng bỉnh. Những gì tôi đã làm thực sự là rất thiếu tôn trọng. Có rất nhiều người ở đó. Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn hối hận”, Van Nistelrooy nói thêm.

Sau này, trong quyển tự truyện thứ 2 của Sir Alex, ông cũng dành một chương để nói về Van Nistelrooy. Sir Alex cho biết việc ông đưa 2 cầu thủ mới đến M.U là Patrice Evra và Nemanja Vidic vào sân thay người trong trận chung kết đã dẫn tới cơn thịnh nộ của Van Nistelrooy. “Chúng tôi hoàn toàn kiểm soát Wigan. Tôi thấy đây là cơ hội để những người mới như Evra và Vidic được vào sân để thử cảm giác chơi trận chung kết. Bởi vậy, tôi đã đưa họ vào sân. Và đó là 2 quyết định thay người cuối cùng của tôi. Điều này có nghĩa Van Nistelrooy sẽ không được đá. Tôi quay sang thông báo với Van Nistelrooy. Tôi giải thích cho cậu ta là những người đồng đội mới cũng cần được thưởng thức hương vị chiến thắng trong trận chung kết. Cậu ấy quay sang hét vào mặt tôi. Tôi luôn nhớ ngày hôm đó. Thật không thể tin được. Carlos Queiroz cảnh báo Van Nistelrooy. Những cầu thủ khác cũng bảo rằng cậu ta hãy cẩn thận với thái độ của mình”, Sir Alex viết.

Suýt đánh nhau với Ronaldo
Không chỉ mâu thuẫn với Sir Alex, Van Nistelrooy còn hục hặc với cả Cristiano Ronaldo. Theo Sir Alex, rắc rối của Van Nistelrooy bắt đầu từ 1 năm trước khi tiền đạo người Hà Lan rời Old Trafford.

Số là Van Nistelrooy thường xuyên yêu cầu Ronaldo phải tạt bóng vào trong vòng cấm để anh ghi bàn. Van Nistelrooy muốn CR7 làm điều mà David Beckham thường làm, nghĩa là chơi đơn giản rồi tạt bóng cho mình. Tuy nhiên, Ronaldo khi đó vẫn là cầu thủ trẻ, muốn thể hiện và chơi theo cách riêng của mình. CR7 thường muốn tự mình đánh bại đối phương rồi dứt điểm, chứ không muốn tạt bóng.



Điều này khiến mâu thuẫn giữa Van Nistelrooy và Ronaldo cứ tích tụ dần. Cuối mùa giải 2005/06, Van Nistelrooy và CR7 suýt lao vào tẩn nhau nếu các đồng đội không kịp can ngăn. Tuy nhiên, Van Nistelrooy vẫn không chịu dừng lại. Anh vẫn cố chửi với: “Đi mà khóc với bố mày ấy”, ám chỉ Ronaldo mách Sir Alex, người lúc ấy cưng CR7 như cục vàng.

Thái độ đó cùng với vụ chửi Sir Alex trong trận chung kết cúp Liên đoàn đã khiến Van Nistelrooy phải khép lại cuộc tình 5 năm ngắn ngủi với M.U.


View attachment 92977

Video nhé


Có thể nói, trong vòng cấm thì không ai hơn được anh này, ngoài vòng thì anh này hơi yếu tý....kkkk
 
Có thể nói, trong vòng cấm thì không ai hơn được anh này, ngoài vòng thì anh này hơi yếu tý....kkkk
Chỉ vì cãi nhau , tiếc nhỉ , haizaa
 
Nói chung có hồi tưởng mãi rồi cũng phải chấm dứt , có đau lòng cũng phải đứng lên , triều đại huy hoàng của Sir đã chấm dứt , và các Manucian giờ phải hướng tới thời kì mới , thời kì hậu Sir Alex , và cùng hy vọng Ole sẽ làm nên chuyện , cho nên hôm nay tao cũng chấm dứt series của tao ở đây , và tao lại 1 lần nữa băn khoăn khi chấm dứt như thế nào , chấm dứt vs ai , liệu có nên là Wes Brown , dự bị chuyên lấp chỗ trống , hay là John O’Shea - đa năng nhưng kết thúc sự nghiệp bi thảm ở Sunderland khi rơi xuống tận hạng 3 , Edwin Van Der Sar - huyền thoại khung gỗ , và rồi cuối cùng tao nhớ lại tao có viết thế này MU đã từng có thời sống dưới hơi thở của cặp tiền vệ "hạng trung" Carrick -Fletcher , đúng vậy Carrick và đặc biệt là Fletcher đã từng đc đánh giá là xoàng xoàng bậc trung , thế nhưng câu lạc bộ đc đánh giá là đáng sợ nhất châu âu thời ấy đã từng sống dưới hơi thở của kẻ bậc trung ấy

Darren Fletcher, tạm biệt chiến binh vĩ đại Quỷ đỏ!
Sự nghiệp của Darren Fletcher tại Manchester United kéo dài 342 trận đấu trong vòng 12 năm. Từ một cầu thủ dự bị vào thay David Beckham tại Champions League với Basel hồi tháng 3 năm 2003, để rồi trở thành đội trưởng của Quỷ đỏ trong chiến thắng 2-0 trước Yeovil ở Cup FA vào đấu năm 2015 .

Chính thức “tốt nghiệp” học viện bóng đá của United vào năm 2000, Darren Fletcher trở thành đại diện tiêu biểu cho lứa cầu thủ thứ hai trưởng thành ở Manchester United trong kỷ nguyên Alex Ferguson, sau thế hệ 1992. Bị so sánh với “con nhà người ta”, bạn còn có “bố mẹ nhà người ta” để biện hộ. Hãy thử tưởng tượng trong nhà có một ông anh giỏi giang đủ bề bạn sẽ hiểu thế nào là một thảm họa. Thành công chói sáng của thế hệ 1992 với những Ryan Giggs, Paul Scholes, Nicky Butt, David Beckham, anh em Gary và Phillip Neville đã tạo nên những kỳ vọng lớn lao và sức ép nặng nề lên những lứa cầu thủ tiếp theo.

1.jpg

Fletcher hay John O’Shea đều không phải là những người sở hữu những phẩm chất xuất chúng, nhưng dưới sức ép ngàn cân ấy, hai anh mỗi người đều có cách để thay đổi vận mệnh của mình để có được sự tin yêu từ người hâm mộ. “Họ nói Chúa toàn năng, còn tôi đã thấy Jonh O’Shea“. Với Flet, anh mài chiếc búa của Thor thành một cây kim. Chăm chỉ miệt mài trên sân tập và trong trận đấu, anh bù lại việc hạn chế kỹ năng bằng sự cần mẫn hiếm gặp. In dấu giày lên khắp mặt sân, xới tung từng centimetre đất ở tuyến giữa, bóng dáng anh không làm người ta thôi nhớ Roy Keane. Phần việc mà Keane để lại anh đảm trách một cách hoàn hảo với hơn 100% khả năng của mình trong mỗi trận đấu. Bạn có thể thiếu đi một chút sáng tạo, thiếu đi cái chất nghệ sỹ để tạo đà cho những thăng hoa, nhưng sẽ chẳng có ai than phiền nếu bạn chăm chỉ và nổ lực không ngừng nghỉ. Flet từ từ đi vào lòng người yêu United. Có cô gái nào không xiêu lòng khi một chàng trai cứ mỗi đêm lại đứng dưới ban công gảy đàn và cất tiếng hát “anh yêu em như rừng hoang yêu thú dữ”!?

2.jpg

Sau mùa giải bất bại của Arsenal, kỷ nguyên của Chelsea bắt đầu, với nguồn tiền dường như vô hạn, một huấn luyện viên tài năng và đội hình chất lượng, họ kinh doanh Neptune khắp các sân vận động ở Anh. Nhưng United không bao giờ muốn niềm kiêu hãnh của họ sụp đổ trên Old Trafford và Fletcher hiểu điều đó. Ấy là trận lượt đi mùa giải 2005-2006, phút thứ 30, Cristiano Ronaldo nhận bóng trong tư thế thuận lợi, hai nhịp ngoặt bóng anh có cú tạt sâu loại bỏ hàng thủ của Chelsea, Darren di chuyển theo bóng và có một cú đánh đầu đổi hướng bóng vào góc cao không thể tuyệt vời hơn. Đó là bàn thắng duy nhất của trận đấu. Có lẽ là bàn thắng đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Flet. Nhưng tôi nhớ về cách ăn mừng của anh và đồng đội hơn, bạo liệt, mạnh mẽ như chú sư tử gầm vàng trên đỉnh núi. Anh là một Quỷ Đỏ thực thụ, không chỉ cần mẫn mà còn dám thăng hoa. Cũng sau trận đấu đó, bàn thắng đó, cái tên Darren Fletcher ngày càng được tín nhiệm ở giữa sân, anh được Fergie lựa chọn nhiều hơn và trở thành cầu thủ chủ chốt trong các mùa giải tiếp theo. Rồi chẳng biết từ khi nào, người ta bắt đầu lo sốt vó vì “Flet bị chấn thương”, rồi đổ lỗi cho thất bại khi thiếu vắng Darren “chúng ta mất đi chất thép ở tuyến giữa”.

3.jpg

Khi mà Flet tưởng như đã tự mình chứng minh được định luật đúng đắn của sự chăm chỉ, cần mẫn và quyết tâm nỗ lực, thì căn bệnh đường ruột quái ác tìm đến để chứng minh một định luật khác, định luật của sự oan trái. Tại sao chúng ta luôn bị ngứa mũi ngay khi hai tay vừa dính bùn đất? Làm bạn với bệnh viện trong một thời gian dài, anh trở lại với những thất vọng khi mà thể lực đã không cho phép anh chơi với phong cách vốn dĩ của mình, mà khả năng lại không cho phép anh chơi theo phong cách khác. Đâu đó tiếng rì rầm đòi tống cổ anh đi… tôi thấy thương anh nao lòng. Dẫu biết rằng những gì bạn cống hiến hôm nay sẽ bị lãng quên vào ngày mai. Và ngày kia khi bạn không làm được những điều tuyệt vời người ta sẽ la ó bạn. Người đời đôi khi chẳng biết điều gì làm nên thứ họ yêu thích… Nhưng dẫu sao hãy cống hiến. Fletcher đã cống hiến. Tôi muốn hét thật to rằng: “Để có được United mà các tất cả yêu thích, đó là sự cống hiến của cả tập thể, của nhiều thế hệ, dù nhiều dù ít. Ai dù chỉ một giây làm nên điều bạn yêu, bạn cần trân trọng người đó. Để chạy nhanh đôi khi cần để lại chiếc ba-lô nặng trĩu, nhưng đừng bao giờ kêu ‘Đan Mạch, cái balo này, vì mày mà tao chạy chậm’. Nhẹ nhàng đặt nó xuống và chớ quên nó từng hữu ích rất nhiều với bạn.”

4.jpg

Người ta luôn gọi anh là người hùng thầm lặng nhưng với tôi anh là người hùng thật sự, một cỗ máy chiến đấu. Fletcher đã chứng minh rằng ở Nhà hát không bao giờ tồn tại hai chữ đầu hàng, dù số phận có nghiệt ngã đến như thế nào đi nữa. Anh luôn luôn cố gắng để thoát ra khỏi cái mác tài năng không bao giờ lớn.

Anh là đại diện cho cả một thế hệ những người được coi là “sản phẩm lỗi của lò đào tạo”, không phải là kiệt xuất nhưng mỗi khi khoác lên mình tấm áo có logo của Qủy lại cháy lên bằng tất cả năng lượng và nhiệt huyết bản thân. Một con người gầy gò, khẳng khiu nhưng nghị lực và bản lĩnh không hề nhỏ chút nào.

Fletcher xứng đáng nhận được một sự tôn vinh, cho dù sự tôn vinh ấy chỉ là cái cách mà người hâm mộ hô vang tên anh trên khắp các khán đài Old Trafford.
 
Người ta luôn gọi anh là người hùng thầm lặng nhưng với tôi anh là người hùng thật sự, một cỗ máy chiến đấu. Fletcher đã chứng minh rằng ở Nhà hát không bao giờ tồn tại hai chữ đầu hàng, dù số phận có nghiệt ngã đến như thế nào đi nữa.
-> đây là cái lý do đưa tao đến tình yêu quỷ đỏ....thời ấy nay còn đâu?
 
Nói chung có hồi tưởng mãi rồi cũng phải chấm dứt , có đau lòng cũng phải đứng lên , triều đại huy hoàng của Sir đã chấm dứt , và các Manucian giờ phải hướng tới thời kì mới , thời kì hậu Sir Alex , và cùng hy vọng Ole sẽ làm nên chuyện , cho nên hôm nay tao cũng chấm dứt series của tao ở đây , và tao lại 1 lần nữa băn khoăn khi chấm dứt như thế nào , chấm dứt vs ai , liệu có nên là Wes Brown , dự bị chuyên lấp chỗ trống , hay là John O’Shea - đa năng nhưng kết thúc sự nghiệp bi thảm ở Sunderland khi rơi xuống tận hạng 3 , Edwin Van Der Sar - huyền thoại khung gỗ , và rồi cuối cùng tao nhớ lại tao có viết thế này MU đã từng có thời sống dưới hơi thở của cặp tiền vệ "hạng trung" Carrick -Fletcher , đúng vậy Carrick và đặc biệt là Fletcher đã từng đc đánh giá là xoàng xoàng bậc trung , thế nhưng câu lạc bộ đc đánh giá là đáng sợ nhất châu âu thời ấy đã từng sống dưới hơi thở của kẻ bậc trung ấy

Darren Fletcher, tạm biệt chiến binh vĩ đại Quỷ đỏ!
Sự nghiệp của Darren Fletcher tại Manchester United kéo dài 342 trận đấu trong vòng 12 năm. Từ một cầu thủ dự bị vào thay David Beckham tại Champions League với Basel hồi tháng 3 năm 2003, để rồi trở thành đội trưởng của Quỷ đỏ trong chiến thắng 2-0 trước Yeovil ở Cup FA vào đấu năm 2015 .

Chính thức “tốt nghiệp” học viện bóng đá của United vào năm 2000, Darren Fletcher trở thành đại diện tiêu biểu cho lứa cầu thủ thứ hai trưởng thành ở Manchester United trong kỷ nguyên Alex Ferguson, sau thế hệ 1992. Bị so sánh với “con nhà người ta”, bạn còn có “bố mẹ nhà người ta” để biện hộ. Hãy thử tưởng tượng trong nhà có một ông anh giỏi giang đủ bề bạn sẽ hiểu thế nào là một thảm họa. Thành công chói sáng của thế hệ 1992 với những Ryan Giggs, Paul Scholes, Nicky Butt, David Beckham, anh em Gary và Phillip Neville đã tạo nên những kỳ vọng lớn lao và sức ép nặng nề lên những lứa cầu thủ tiếp theo.

View attachment 94224

Fletcher hay John O’Shea đều không phải là những người sở hữu những phẩm chất xuất chúng, nhưng dưới sức ép ngàn cân ấy, hai anh mỗi người đều có cách để thay đổi vận mệnh của mình để có được sự tin yêu từ người hâm mộ. “Họ nói Chúa toàn năng, còn tôi đã thấy Jonh O’Shea“. Với Flet, anh mài chiếc búa của Thor thành một cây kim. Chăm chỉ miệt mài trên sân tập và trong trận đấu, anh bù lại việc hạn chế kỹ năng bằng sự cần mẫn hiếm gặp. In dấu giày lên khắp mặt sân, xới tung từng centimetre đất ở tuyến giữa, bóng dáng anh không làm người ta thôi nhớ Roy Keane. Phần việc mà Keane để lại anh đảm trách một cách hoàn hảo với hơn 100% khả năng của mình trong mỗi trận đấu. Bạn có thể thiếu đi một chút sáng tạo, thiếu đi cái chất nghệ sỹ để tạo đà cho những thăng hoa, nhưng sẽ chẳng có ai than phiền nếu bạn chăm chỉ và nổ lực không ngừng nghỉ. Flet từ từ đi vào lòng người yêu United. Có cô gái nào không xiêu lòng khi một chàng trai cứ mỗi đêm lại đứng dưới ban công gảy đàn và cất tiếng hát “anh yêu em như rừng hoang yêu thú dữ”!?

View attachment 94234

Sau mùa giải bất bại của Arsenal, kỷ nguyên của Chelsea bắt đầu, với nguồn tiền dường như vô hạn, một huấn luyện viên tài năng và đội hình chất lượng, họ kinh doanh Neptune khắp các sân vận động ở Anh. Nhưng United không bao giờ muốn niềm kiêu hãnh của họ sụp đổ trên Old Trafford và Fletcher hiểu điều đó. Ấy là trận lượt đi mùa giải 2005-2006, phút thứ 30, Cristiano Ronaldo nhận bóng trong tư thế thuận lợi, hai nhịp ngoặt bóng anh có cú tạt sâu loại bỏ hàng thủ của Chelsea, Darren di chuyển theo bóng và có một cú đánh đầu đổi hướng bóng vào góc cao không thể tuyệt vời hơn. Đó là bàn thắng duy nhất của trận đấu. Có lẽ là bàn thắng đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Flet. Nhưng tôi nhớ về cách ăn mừng của anh và đồng đội hơn, bạo liệt, mạnh mẽ như chú sư tử gầm vàng trên đỉnh núi. Anh là một Quỷ Đỏ thực thụ, không chỉ cần mẫn mà còn dám thăng hoa. Cũng sau trận đấu đó, bàn thắng đó, cái tên Darren Fletcher ngày càng được tín nhiệm ở giữa sân, anh được Fergie lựa chọn nhiều hơn và trở thành cầu thủ chủ chốt trong các mùa giải tiếp theo. Rồi chẳng biết từ khi nào, người ta bắt đầu lo sốt vó vì “Flet bị chấn thương”, rồi đổ lỗi cho thất bại khi thiếu vắng Darren “chúng ta mất đi chất thép ở tuyến giữa”.

View attachment 94235

Khi mà Flet tưởng như đã tự mình chứng minh được định luật đúng đắn của sự chăm chỉ, cần mẫn và quyết tâm nỗ lực, thì căn bệnh đường ruột quái ác tìm đến để chứng minh một định luật khác, định luật của sự oan trái. Tại sao chúng ta luôn bị ngứa mũi ngay khi hai tay vừa dính bùn đất? Làm bạn với bệnh viện trong một thời gian dài, anh trở lại với những thất vọng khi mà thể lực đã không cho phép anh chơi với phong cách vốn dĩ của mình, mà khả năng lại không cho phép anh chơi theo phong cách khác. Đâu đó tiếng rì rầm đòi tống cổ anh đi… tôi thấy thương anh nao lòng. Dẫu biết rằng những gì bạn cống hiến hôm nay sẽ bị lãng quên vào ngày mai. Và ngày kia khi bạn không làm được những điều tuyệt vời người ta sẽ la ó bạn. Người đời đôi khi chẳng biết điều gì làm nên thứ họ yêu thích… Nhưng dẫu sao hãy cống hiến. Fletcher đã cống hiến. Tôi muốn hét thật to rằng: “Để có được United mà các tất cả yêu thích, đó là sự cống hiến của cả tập thể, của nhiều thế hệ, dù nhiều dù ít. Ai dù chỉ một giây làm nên điều bạn yêu, bạn cần trân trọng người đó. Để chạy nhanh đôi khi cần để lại chiếc ba-lô nặng trĩu, nhưng đừng bao giờ kêu ‘Đan Mạch, cái balo này, vì mày mà tao chạy chậm’. Nhẹ nhàng đặt nó xuống và chớ quên nó từng hữu ích rất nhiều với bạn.”

View attachment 94236

Người ta luôn gọi anh là người hùng thầm lặng nhưng với tôi anh là người hùng thật sự, một cỗ máy chiến đấu. Fletcher đã chứng minh rằng ở Nhà hát không bao giờ tồn tại hai chữ đầu hàng, dù số phận có nghiệt ngã đến như thế nào đi nữa. Anh luôn luôn cố gắng để thoát ra khỏi cái mác tài năng không bao giờ lớn.

Anh là đại diện cho cả một thế hệ những người được coi là “sản phẩm lỗi của lò đào tạo”, không phải là kiệt xuất nhưng mỗi khi khoác lên mình tấm áo có logo của Qủy lại cháy lên bằng tất cả năng lượng và nhiệt huyết bản thân. Một con người gầy gò, khẳng khiu nhưng nghị lực và bản lĩnh không hề nhỏ chút nào.

Fletcher xứng đáng nhận được một sự tôn vinh, cho dù sự tôn vinh ấy chỉ là cái cách mà người hâm mộ hô vang tên anh trên khắp các khán đài Old Trafford.
Cảm ơn đệ đã rất tâm huyết với các huyền thoại thời của Sir.

Người ta luôn gọi anh là người hùng thầm lặng nhưng với tôi anh là người hùng thật sự, một cỗ máy chiến đấu. Fletcher đã chứng minh rằng ở Nhà hát không bao giờ tồn tại hai chữ đầu hàng, dù số phận có nghiệt ngã đến như thế nào đi nữa.
-> đây là cái lý do đưa tao đến tình yêu quỷ đỏ....thời ấy nay còn đâu?
Nếu ko phải là Sir thì sẽ ko có nhiều huyền thoại, ko có những giá trị tinh thần ý nghĩa như vậy với MU. Có lẽ Sir là duy nhất, ko chỉ đơn giản là một Hlv mà Sir còn là một người thầy, người bạn, người cha của các cầu thủ MU.
Lãnh đạo chứ ko quản lý - thời đó đâu cần giám đốc thể thao chia việc cùng, Sir vẫn dẫn dắt MU thành công trong một thời gian dài hơn phần tư thế kỷ. Ngài là duy nhất trong TG bóng đá.
 
Cảm ơn đệ đã rất tâm huyết với các huyền thoại thời của Sir.


Nếu ko phải là Sir thì sẽ ko có nhiều huyền thoại, ko có những giá trị tinh thần ý nghĩa như vậy với MU. Có lẽ Sir là duy nhất, ko chỉ đơn giản là một Hlv mà Sir còn là một người thầy, người bạn, người cha của các cầu thủ MU.
Lãnh đạo chứ ko quản lý - thời đó đâu cần giám đốc thể thao chia việc cùng, Sir vẫn dẫn dắt MU thành công trong một thời gian dài hơn phần tư thế kỷ. Ngài là duy nhất trong TG bóng đá.
Để cũng là Fan Sir mà , cảm ơn huỳnh đã đọc và góp ý
 
...Đến cầu thủ vĩ đại bậc nhất
Mùa hè 2006 đã thay đổi về căn bản sự nghiệp của Cristiano Ronaldo ở MU. World Cup 2006, Ronaldo biến mình trở thành kẻ thù của nước Anh với cái nháy mắt tinh ranh về phía Wayne Rooney sau chiếc thẻ đỏ mà người bạn chí thân tại MU phải nhận. Chính Ronaldo là tác nhân, buộc ĐT Anh phải chơi với 10 người trong trận tứ kết, trước khi thất bại ở loạt luân lưu.
Sự kiện ấy ồn ào và ảnh hưởng tiêu cực đến nỗi, đích thân Sir Alex Ferguson phải bay đến Algarve để lôi cổ cậu học trò cưng trở lại Manchester. Thực ra, ban đầu Fergie chỉ nhắn tin, nhưng đợi mãi không có hồi âm mới tá hỏa rằng Ronaldo thậm chí còn thay cả số điện thoại mà không thông báo với bất cứ ai. Chi tiết này cũng cho thấy, bản thân Cristiano đã có kế hoạch rời MU từ mùa hè 2006, chứ không phải đến khi chạm tay đến đỉnh cao danh vọng mới gia nhập Real mùa hè 2009 - và cuộc chia ly này là điều không thể tránh khỏi.
View attachment 87853

Mãi đến đầu tháng 8/2006, Ronaldo mới trở lại Carrington. Đàn anh Gary Neville đã phải kinh ngạc thốt lên: "Trời ạ, điều gì đã xảy ra với cậu ta trong suốt mùa hè vậy?". Ronaldo - thằng bé ốm nhắt trong tâm tưởng của tất cả, đã tăng đến cả chục ký, các cơ bắp trở nên cuồn cuộn. Chàng trai Bồ Đào Nha nhỏ thó và điệu đà ngày nào nay đã trở thành người đàn ông thực thụ, với tham vọng hoài bão lớn lao. Vậy là, trong khi cả nước Anh dùng những ngôn từ cay độc và bẩn thỉu nhất để ném về phía Ronaldo, thì ở Algarve cực nam Bồ Đào Nha, Ronaldo lao mình vào phòng tập với chế độ tập luyện hà khắc và hoài bão về những Quả bóng vàng.

View attachment 87854

Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. May mắn cho Ronaldo, bởi khi ấy Sir Alex có một đội ngũ trợ lý tuyệt vời. Rene Meulensteen - HLV người Hà Lan, kỳ thực mới là người biến đổi Ronaldo từ một anh chàng màu mè ham rê dắt thành cỗ máy săn bàn thượng thặng. Đó là những ngày Ronaldo bị treo giò 3 trận, sau chiếc thẻ đỏ ở trận hòa Portsmouth 1-1 năm 2007.

Meulensteen hỏi Ronaldo có gì, cầu thủ người Bồ Đào Nha nhún vai rằng tất cả. Nhưng vị trợ lý người Hà Lan mau chóng vạch ra điểm yếu của Ronaldo: Cậu có sở thích ghi những bàn thắng đẹp, và rằng muốn được người ta nhắc đến nhờ những pha lập công khiến tất cả phải trầm trồ. Với Meulensteen, Ronaldo đã sai từ trong tâm tưởng, bởi những cá nhân quan trọng nhất là người nâng tầm cho cả đội bóng, không phải cho chính họ, và sau đó chính đội bóng sẽ mang đến điều ngược lại.

Vậy là một cuộc dịch chuyển âm thầm diễn ra trong tâm trí, trong nhận thức chơi bóng, trong thái độ và hành động trên sân của Cristiano Ronaldo. Không cần biết ghi bàn bằng cách nào, đánh đầu hay sút phạt, sút xa hay đá bồi, thậm chí trở thành "Penaldo" cũng không sao cả. Nhiệm vụ tối thượng của Ronaldo là ghi bàn, và mang về chiến thắng cho đội bóng. Vậy nên, chính Ronaldo là người bật cao đánh đầu trong trận chung kết Champions League 2007/08, còn MU thì giúp Ronaldo ẵm Quả bóng vàng đầu tiên trong sự nghiệp.

View attachment 87855

Nói thêm về mùa giải 2007-2008 , Cr7 ghi tới 42 bàn thắng trên mọi đấu trường cho Quỷ đỏ sau 49 trận ra sân , bằng cả 3 tiền đạo của MU là Roney, Saha và Tevez cộng lại dù anh không chơi ở vị trí tiền đạo.
View attachment 87856

Và rồi ngay sau mùa giải ấy , những manh nha từ năm 2006 đã bắt đầu xảy ra khi Cr7 cảm thấy chiếc áo số 7 ở MU trở nên quá nhỏ với anh nên ngay sau khi giúp MU ẵm cú đúp Ngoại hạng Anh và Champions League, bỗng nhiên Cristiano Ronaldo “dở chứng”. Siêu sao người Bồ yêu sách đòi đến Real Madrid. Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, khi đó được đạo diễn bởi cựu Chủ tịch Ramon Calderon, cố gắng đưa CR7 đến Bernabeu với mức phí được cho là vào khoảng 60 đến 65 triệu bảng.


Nhưng ước nguyện của Ronaldo bị Sir Alex và phía MU phản đối kịch liệt. Thương vụ này càng rùm beng hơn nữa sau tuyên bố của cựu Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter - một fan ruột của Real Madrid, rằng Ronaldo đang bị đối xử như “nô lệ”. Tuyên bố ấy khiến giới truyền thông Anh nổi giận, thực hiện một cuộc tổng công kích cả vào Blatter, Real lẫn cá nhân Ronaldo.

Để tháo gỡ ngòi nổ cho quả bom Ronaldo, đích thân Sir Alex bay đến Bồ Đào Nha. Tại đây, sau khi nỗ lực thuyết phục cậu học trò cưng ở lại với MU bất thành, “Ông già gân” buộc lòng phải đưa ra một lời hứa: Sẽ để cho Ronaldo ra đi vào mùa hè 2009, nếu anh ở lại và cống hiến hết mình cho “Quỷ đỏ” thêm 1 năm.

Năm 2009, Real Madrid có biến cố thượng tầng. Sau cuộc bình bán chức Chủ tịch, nhà tài phiệt Florentino Perez trở lại với cương vị người đứng đầu Bernabeu. “Cha đẻ” của chiến lược Galacticos 1.0 lập tức xây dựng kế hoạch Galacticos 2.0 cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên Cristiano Ronaldo - Quả bóng vàng thế giới khi đó, đóng vai trò trọng tâm.

Florentino Perez tìm đến MU, đặt lên bàn đàm phán một đề nghị trị giá 80 triệu bảng khiến người Manchester không thể chối từ. Sau này, Sir Alex nói rằng sau Ronaldo sẽ không bán thêm cho Real dù chỉ là con virus. Quả thực, “Ông già gân” hiểu MU vừa trao cho đối thủ cạnh tranh tầm ảnh hưởng trên phương diện toàn cầu một cầu thủ có thể thay đổi lịch sử CLB. Cho đến ngày nghỉ hưu, Sir Alex không bán cầu thủ nào cho Real nữa, nhưng chừng đó đã là quá đủ.

View attachment 87857

Cái kết của cuộc tình MU-Cr7 thì có lẽ ai cũng đã biết , anh đã tới Real và trở nên vĩ đại gần như bậc nhất trong thế giới bóng đá , người duy nhất có thể xếp ngang mâm với anh là M10 và hiện nay các em , các cháu vẫn còn mãi trong công cuộc cãi vã xem Cr7 hay M10 vĩ đại hơn.

Kẻ phản bội ư? Không, đừng bao giờ nói về Cristiano Ronaldo như vậy. Sau tất cả những gì anh đã cống hiến trong màu áo đỏ, chàng trai người Bồ Đào Nha, cũng giống như Beckham trước kia, xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ mọi Manucians. Anh vẫn mai là một trong những số 7 vĩ đại nhất trong lịch sử MU và trong triều đại của Sir Alex Ferguson .
View attachment 87860




Video : Quá khứ huy hoàng của Cr7


Cái đm nhìn ảnh cuối CR7 như cứt ấy. Giống cái poster Cantona :D
Với tao CR7 như con gió đi qua. Mà qua rồi thì thôi
 
Cái đm nhìn ảnh cuối CR7 như cứt ấy. Giống cái poster Cantona :d
Với tao CR7 như con gió đi qua. Mà qua rồi thì thôi
Dù sao cũng thống trị cả chục năm chung vs M10 , k thể phủ nhận sự chăm chỉ và tài năng của CR7, dù vụ chuyển sang Real cay vãi , nhưng nó đá hay thì phải công nhận , và đơn giản càng công nhận ánh mắt nhìn người tuyệt đỉnh của Sir
 
Dù sao cũng thống trị cả chục năm chung vs M10 , k thể phủ nhận sự chăm chỉ và tài năng của CR7, dù vụ chuyển sang Real cay vãi , nhưng nó đá hay thì phải công nhận , và đơn giản càng công nhận ánh mắt nhìn người tuyệt đỉnh của Sir
Đang nc ở Old Trafford chứ có nói Bernabeu đâu :vozvn (13):
 
Tao nghĩ sai lầm lớn nhất của CR7 là rời MU quá sớm. Rời MU trong lúc MU đang đỉnh, đến Real trong khi đang xây đội hình, lại phải cạnh tranh với Barca thời hoàng kim. Coi như mất mie 2-3 năm để Messi solo ôm bóng vàng rồi.

Sau khi Cr7 đi thì Mu năm 1 đá C1 thua thằng Bayern (vô ck) trong thế áp đảo, thậm chí Sir Alex còn muốn hốt lun Bayern lựơt đi trên sân khách - trước khi Rooney bị chấn thương mới bị lật kèo!! Mùa 2 thì vào hẳn ck chứ đéo đùa.

Nó chịu khó ở lại MU thêm 2-3 mu`a thì nhiều khi ăn thêm cái C1 hay ít nhất vào ck thêm 1-2 cai' rồi. Cạnh tranh QBV là đầy khả năng nhé, dek có chuyện để Messi vuot wa bong vàng như bây h. Sau đó hẳn wa Real lúc hoàn thiện rồi thì tha hồ mà cạnh tranh với Messi-Barca.

Với 1 tính cách háo thằng như Cr7 k biết nó có tiếc k nhỉ.
 
Dù sao cũng thống trị cả chục năm chung vs M10 , k thể phủ nhận sự chăm chỉ và tài năng của CR7, dù vụ chuyển sang Real cay vãi , nhưng nó đá hay thì phải công nhận , và đơn giản càng công nhận ánh mắt nhìn người tuyệt đỉnh của Sir
Tao cũng cay nên h tự an ủi là thằng này chơi ngu nên cho Messi mấy năm solo ôm bóng vàng. H có tiếc cũng đéo gỡ lại đc, cho đáng :))

MU thì năm lần bảy lưọt năn nỉ nó ở lai roi rồi, cũng hết cách
 
Đang nc ở Old Trafford chứ có nói Bernabeu đâu :vozvn (13):
Cái hình thì t cố tình chọn đấy , vì nó lúc mới về vẫn muốn nta công nhận mà k muốn bị so sánh vs cantona , nhưng rồi vẫn so sánh thôi , còn lại thì nguyên nhân ra đi của nó t đã nói r , xuất phát từ trận Anh-Bồ , nó như v là nó đã xác định ra đi rồi , cho nên Sir tới gặp nó chỉ kéo nó lại 1 năm để có thời gian ổn định lại MU khi nó ra đi thôi , và đc giá nhất có thể thôi
 
Cái hình thì t cố tình chọn đấy , vì nó lúc mới về vẫn muốn nta công nhận mà k muốn bị so sánh vs cantona , nhưng rồi vẫn so sánh thôi , còn lại thì nguyên nhân ra đi của nó t đã nói r , xuất phát từ trận Anh-Bồ , nó như v là nó đã xác định ra đi rồi , cho nên Sir tới gặp nó chỉ kéo nó lại 1 năm để có thời gian ổn định lại MU khi nó ra đi thôi , và đc giá nhất có thể thôi
Theo tao k so sánh được là đúng thôi. Cantona là cánh én mang mùa xuân về Old Trafford sau hai mấy năm đêm đông Trung cổ. Còn Ronaldo chỉ là người nổi bật nhất trong 1 thế hệ quá xuất sắc của MU
P/s Tao nhớ trận bán kết MU thua Dortmund. Đm phát khóc luôn...
 
Theo tao k so sánh được là đúng thôi. Cantona là cánh én mang mùa xuân về Old Trafford sau hai mấy năm đêm đông Trung cổ. Còn Ronaldo chỉ là người nổi bật nhất trong 1 thế hệ quá xuất sắc của MU
P/s Tao nhớ trận bán kết MU thua Dortmund. Đm phát khóc luôn...
Chỉ có 1 nhà vua ở Nhà hát của những giấc mơ và đó là King Eric
 
Thực ra với tao, Eric Cantona không phải thuộc dạng xuất chúng. Khi đặt Cantona cạnh những ngôi sao khác thì không thể so được, tiêu biểu là Zidane. Nhưng tình đầu luôn là tình đẹp nhất. Man Utd của thế hệ 93-97 với tao cũng là thế hệ đẹp nhất
 
Thực ra với tao, Eric Cantona không phải thuộc dạng xuất chúng. Khi đặt Cantona cạnh những ngôi sao khác thì không thể so được, tiêu biểu là Zidane. Nhưng tình đầu luôn là tình đẹp nhất. Man Utd của thế hệ 93-97 với tao cũng là thế hệ đẹp nhất
Chỉ cần xem dc 2 trận , cái cổ áo đó , đã in đậm dấu ấn r
 
Đang buồn như cho cắn , không có việc gì làm nên tổng hợp 1 tý ở cái topic đã quăng xó ngày , và hôm nay t quyết định nói về người kéo mâu thuẫn giữa MU và Ars lên tới đỉnh điểm đó chính là Robin Van Persie , mặc dù nếu viết về Persie sẽ không công bằng với nhiều người khác vì Robin dừng lại ở MU không lâu và dường như là món quà cuối cùng của Wenger dành cho Sir Alex trước khi Sir nghỉ hưu , và đối với tao , thì Ars mới là kình địch của MU chứ k phải LIV hay MC hay Chel , vì t chỉ xem MU trong đoạn thời gian đó , là Fan phong trào , không hơn , chứ giờ MU đã gây thất vọng quá nhiều , haizza

Robin Van Persie - Judas hay là đứa con lầm lạc
Ngày 12/5/2019, Robin van Persie tuyên bố giã từ bóng đá, khép lại sự nghiệp với không ít đỉnh cao nhưng cũng có thừa sự cay đắng.
Van Persie kết thúc sự nghiệp kéo dài gần 2 thập kỷ bằng trận thua. Feyenoord với đội trưởng Van Persie thất bại 0-2 trước ADO Den Haag ngay trên sân nhà ở vòng áp chót giải vô địch quốc gia Hà Lan.
Kết quả dĩ nhiên không đẹp cho ngày chia tay tiền đạo kiệt xuất này nhưng ở góc độ nào đó, lại tương xứng với sự nghiệp luôn sở hữu các khoảnh khắc lóe sáng vút lên trong bức tranh chung nhuốm màu ảm đạm.

1.jpg

Sau 18 năm tính từ lúc bắt đầu sự nghiệp trong màu áo Feyenoord, kinh qua Arsenal, Man United, Fernebahce để rồi kết thúc trong chính màu áo nơi mình đã bắt đầu, Van Persie trải qua khoảng 20 chấn thương. Giai đoạn tưởng như đỉnh cao nhất trong sự nghiệp cầu thủ, Van Persie dành chủ yếu thời gian ở trong bệnh viện.

Mùa 2006/07, Van Persie nghỉ gần như giai đoạn lượt về trong màu áo Arsenal vì chấn thương háng. Mùa 2009/10, anh bỏ lỡ 33 trận cho Arsenal vì chấn thương mắt cá, mùa 2013/14 trong màu áo MU anh lỡ 11 trận vì chấn thương dây chằng (và MU sụp đổ). Đó chỉ là vài “thành tích” buồn trong bức tranh lớn của sự nghiệp chằng chịt bởi những ca mổ.

2.jpg


Hè 2012, cũng vào ngày 17/8, Robin van Persie rời Arsenal tới MU với tư cách là chân sút số một Premier League lúc đó. MU và Arsenal là kình địch, và việc Arsenal để cầu thủ hay nhất của mình tới MU lại là chuyện xưa nay hiếm xảy ra, và nó để lại trong lòng CĐV "Pháo thủ" nỗi đau không dễ nguôi.

Arsenal đã không giữ chân được chàng Robin của họ. Mùa hè 2012, Persie còn một năm hợp đồng với "Pháo thủ" và HLV Arsenal khi ấy là Wenger. Với người có đầu óc kinh tế, không đời nào ông chấp nhận để mất trắng cầu thủ hay nhất của mình.

Kẻ phản bội Arsenal
MU gõ cửa, và Wenger gật đầu với giá 27 triệu bảng. Mức phí được cho là hợp lý thời điểm ấy khi làm hài lòng các bên. MU của Sir Alex có chân sút đẳng cấp, Van Persie tìm được nơi đảm bảo cho anh danh hiệu, còn Arsenal thu về số tiền chấp nhận được cho cầu thủ khi ấy đã 29 tuổi.

Ban lãnh đạo Arsenal hài lòng, nhưng CĐV đội bóng không nghĩ vậy. Ngày Persie cầm trên tay chiếc áo đấu ra mắt MU cũng là lúc những chiếc áo Arsenal có tên Persie bị CĐV "Pháo thủ" đốt trụi. Đối với "Gooners", Van Persie chính là kẻ đáng ghét nhất, tên phản bội mà một số người còn gọi là "khốn nạn nhất lịch sử".

Tại sao lại là Persie khi Arsenal vốn là đội bóng có truyền thống bán đi các ngôi sao? Ashley Cole bị ghét, nhưng vẫn sau Persie. Nasri là nỗi xấu hổ với CĐV Arsenal, nhưng không bị ghét như Van Persie. Đơn giản là Cole, Nasri đều không có tình cảm và sự kiên nhẫn từ CĐV như Persie.

3.jpg

Van Persie bắt đầu thời kỳ hay nhất sự nghiệp vào mùa 2010/2011 khi ghi 18 bàn tại Premier League. Trước đó, việc cầu thủ người Hà Lan ra sân đều đặn đã khó, chưa nói tới ghi nhiều bàn. Persie vốn là cầu thủ mẫn cảm với chấn thương. Chuyển tới Arsenal năm 2004, tiền đạo người Hà Lan dính gần 20 chấn thương trong quãng thời gian chơi cho "Pháo thủ".

Thậm chí, có những thời điểm Persie dính chấn thương mắt cá khiến anh phải nghỉ thi đấu tới 70 ngày và sau đó tiền đạo người Hà Lan nghỉ tới 150 ngày và bỏ lỡ tới 33 trận mùa giải 2009/10.

Arsenal đã làm gì với Persie khi ấy? Thời điểm Persie chấn thương nặng, CLB vẫn ở bên chân sút người Hà Lan. CĐV cũng luôn đứng về phía Persie với hy vọng anh nhanh chóng hồi phục và tìm lại bản thân. Arsenal thậm chí trao bản hợp đồng dài hạn cho Persie vì lúc ấy anh chỉ còn một năm. Ngày được Arsenal gia hạn, Persie cười tươi và nói anh "chẳng thể tưởng tượng tới viễn cảnh sẽ khoác lên mình màu áo khác".

4.jpeg

Khi tình yêu biến thành thù hận
Những gì sau đó đã là lịch sử. Van Persie giữ đúng lời nói, không khoác lên mình màu áo khác ngoài màu đỏ, nhưng nó là chất đỏ của Manchester United - đại kình địch của Arsenal. Chứng kiến Persie ra đi lúc ấy có lẽ là nỗi đau lớn nhất với CĐV Arsenal.

Đơn giản là họ dành quá nhiều tình cảm cho Van Persie, từ khi anh là cầu thủ trẻ tới Arsenal, tới lúc anh tung cú volley, cho đến những giai đoạn chấn thương triền miên và rồi tới lúc Persie trở thành chân sút số một Premier League.

Hơn nữa, khi Persie dính hàng loạt chấn thương và rơi vào giai đoạn tồi tệ nhất sự nghiệp, không phải ai khác chính CĐV Arsenal đã ở bên anh, đặt niềm tin vào ngày anh sẽ trở lại, không còn bị chấn thương hành hạ và làm bàn như cái máy. Persie khi ấy chẳng có gì cho người hâm mộ (NHM) Arsenal, còn họ yêu anh vô điều kiện.

Sau đó, Persie trở lại và ghi bàn, đến nỗi CĐV Arsenal vui tới mức chăng băng rôn ghi: "Cần gì Batman khi bạn đã có Robin". Tuy nhiên, vụ chuyển nhượng tới MU biến tất cả niềm vui thành nỗi căm hờn, cú sốc của việc bị phản bội. Chính HLV Arsenal cũng không thể buồn hơn: "Với tôi có 2 sự phản bội lớn nhất trong bóng đá, đó là người Tây Ban Nha từ bỏ lối chơi quen thuộc và Van Persie rời Arsenal".

Người Arsenal buồn khi nghĩ gã Hà Lan kia chỉ cần tới họ lúc khó khăn, chấn thương, còn thành công thì phủi hết tình cảm và tìm nơi khác cho gã niềm vui. Đau đớn thay, nơi ấy chính là MU - đối thủ không đội trời chung.

Khi quá yêu ai đó, sự phản bội sẽ biến thành thù hận. Nhất là khi bên "tình yêu" mới, gã nói: "Phải đưa ra quyết định, tôi luôn lắng nghe chú nhóc trong mình. Khi ấy, chú nhóc hét tên Manchester United". Để đến bây giờ, Van Persie trở thành kẻ phản bội đáng ghét nhất trong lòng CĐV "Pháo thủ".


"Xin lỗi vì tới MU quá muộn"
Có tình yêu từ CĐV Arsenal, lại được thi đấu trong đội bóng lớn và mới mùa trước còn là Vua phá lưới Premier League? Tại sao Van Persie lại dứt áo ra đi để rồi chịu vô vàn tiếng xấu? Đây là câu hỏi mà ngoài CĐV Arsenal quá căm thù Persie, ai cũng trả lời được.

Persie đến Arsenal năm 2004 và không được sống trong quãng thời gian hoàng kim khi đội bóng liên tục giành danh hiệu và thậm chí có mùa giải bất bại. Cầu thủ người Hà Lan không may có mặt đúng vào kỷ nguyên thoái trào mà nó gắn liền với sân bóng Emirates. Ngày Persie ở Arsenal cũng là thời kỳ "Pháo thủ" è cổ trả nợ những khoản vay xây sân bóng mới.

5.jpg

Danh hiệu lớn nhất của Persie chỉ vọn vẹn chiếc cúp FA và tấm huy chương bạc Champions League 2006. Thứ Persie cần là những danh hiệu lớn, có thể là chức vô địch Premier League anh vẫn hằng mơ. Và thực tế, Persie đã rất cố gắng cùng Arsenal.

Mùa giải cuối cùng với "Pháo thủ", Persie ghi 30 bàn cho Arsenal tại Premier League, nhưng đội bóng chỉ xếp thứ 3, kém đội đầu bảng 19 điểm. Đó cũng là mùa giải chứng kiến Arsenal trải qua trận thua thảm 2-8 trước MU. Kết thúc mùa giải ấy, Persie hiểu Arsenal không còn tham vọng lớn như chính bản thân anh. Khi chỉ còn một năm hợp đồng, Persie biết đây là cơ hội tốt nhất để anh ra đi, tới với nơi có thể cho anh sự sung sướng mà Arsenal không thể.

MU là lựa chọn của tiền đạo người Hà Lan. Anh tới với đội đương kim á quân mùa trước. Kết quả là cuối mùa ấy, MU đăng quang đầy thuyết phục, còn Persie tiếp tục là Vua phá lưới Premier League với 26 bàn. Persie vui mừng khi liên tục ghi bàn, vô địch nước Anh. CĐV MU sung sướng khi Persie nổ súng, ăn mừng và lấy lại ngôi vương từ kẻ hàng xóm Man City.

Đến đây, người ta lại càng thán phục khả năng chọn đội bóng của Persie như cách anh thính nhạy chọn cho mình những vị trí để ghi bàn. Trước đó, Man City đã đưa ra lời mời cho Persie. Để so sánh, Man City cũng sẽ cho Persie cơ hội vô địch lớn và hơn nữa anh còn không bị CĐV căm ghét như khi tới MU.

6.jpg

Sẽ có nhiều quan điểm trái chiều về việc Van Persie đúng hay sai khi rời bỏ Arsenal để gia nhập MU, song rõ ràng là trong 3 năm ở MU, Van Persie đã làm được điều mà anh chưa từng thực hiện được trong 8 năm chơi cho Arsenal là vô địch Premier League.

Sau này, khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, điều mà Van Persie thừa nhận mình “không hề biết”, để rồi “Quỷ đỏ” rơi vào khủng hoảng, thì Van Persie vẫn tìm ra những khoảnh khắc lóe sáng ở sân khấu cao nhất trong màu áo ĐT Hà Lan.


7.jpg

Cú đánh đầu tung lưới Tây Ban Nha tại World Cup 2014 là khoảnh khắc như thế. 31 tuổi, đội trưởng ĐT Hà Lan, Van Persie, đã làm “Cơn lốc màu da cam” rực sáng lần cuối cùng ở ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới bằng một pha làm bàn chưa từng có trong lịch sử World Cup.

Daley Blind có bóng ở khu vực sân nhà. Bóng được rót vào khu vực cấm địa Tây Ban Nha, Van Persie thoát xuống, với tốc độ lúc ấy việc anh tung cú volley một chạm quả thực không tưởng, “Percy” buộc phải chơi đầu. Anh bay người đánh đầu, bóng vút qua Iker Casillas làm tung lưới Tây Ban Nha.

Cú đánh đầu ấy không mạnh như bất kỳ siêu phẩm một chạm nào trước đây của Van Persie, nhưng tính sáng tạo là không tưởng. Bằng cách nào Van Persie có thể tính toán tốc độ, điểm rơi, lẫn khoảng cách với Casillas để dứt điểm bóng vút qua đầu thủ thành đối phương?

Casillas đã chủ động băng ra đón lõng, nhưng tất cả trở nên vô nghĩa với siêu phẩm mà Louis Van Gaal sau này gọi đó là “khoảnh khắc của người Hà Lan bay”. Hà Lan thắng 5-1 Tây Ban Nha trận đó, và sau cùng kết thúc World Cup 2014 với vị trí thứ 3, điều rất ít CĐV Hà Lan dám mơ tới trước khi giải đấu trên đất Brazil bắt đầu.

Sau những giây phút huy hoàng ở World Cup 2014, Van Persie bước vào nửa sau sự nghiệp với Fernebahce và Feyenoord. Những ánh đèn không còn coi Van Persie là trung tâm. Thế nhưng đỉnh cao là lời tuyên bố rằng MU là nhà hay ở trận gặp Stoke City mùa giải 2012/13, Persie sau khi giải cơn khát ghi bàn, đã chạy một mạch ra băng ghế huấn luyện của MU ôm chầm lấy Sir Alex và bế ông lên như người cha. Lúc này, người ta thực sự hiểu rằng Persie đã về nhà.

CĐV Arsenal trước đây, và sau này có lẽ sẽ luôn nhớ tới Van Persie như kẻ phản bội. Còn Persie đã đến Man United để bản thân anh được về nhà. Bây giờ và về sau, Van Persie sẽ mãi là "Quỷ đỏ".



CĐV Arsenal trước đây, và sau này có lẽ sẽ luôn nhớ tới Van Persie như kẻ phản bội. Còn Persie đã đến Man United để bản thân anh được về nhà. Bây giờ và về sau, Van Persie sẽ mãi là "Quỷ đỏ".
 
Sửa lần cuối:
Tôn Gea , liệu anh có mất slot bắt chính 157043
 

Có thể bạn quan tâm

Top