Hỏi về chức vụ trong nhà nước

VotongThuyHu

Trẩu tre
Chào các bác, các bác cho e hỏi chút là e thấy nước mình có nhiều chức vụ quá mà ko hiểu vai trò của họ lắm, ví dụ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng... Vậy ai quản lý ai, và ai là người có quyền lực cao nhất. E nghe người ta nói bí thư thành ủy Hà Nội còn to hơn cả phó thủ tướng, cái này có đúng ko các bác. Ai biết rõ mong giải đáp giúp e với.
 
Chào các bác, các bác cho e hỏi chút là e thấy nước mình có nhiều chức vụ quá mà ko hiểu vai trò của họ lắm, ví dụ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng... Vậy ai quản lý ai, và ai là người có quyền lực cao nhất. E nghe người ta nói bí thư thành ủy Hà Nội còn to hơn cả phó thủ tướng, cái này có đúng ko các bác. Ai biết rõ mong giải đáp giúp e với.
Lên ĐH học môn Pháp Luật Đại Cương là có phân tích bên nào lập pháp, hành pháp,... các thứ có đủ hết nhá =)))
 
Mày vào trình duyệt rồi search cái cần biết là ra 1 đống đáp án cho mày./.
 
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì chủ tạch nước to nhất vì đứng đầu nhà nước, nhưng ở vn thì đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện nên tbt to nhất
 
Tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng , chủ tịch quốc hội.
4.Chức đó gọi là tứ trụ chiều đình
Tổng bí thư là ng đứng đầu Đảng mà nước mình đảng là duy nhất nên mọi đường hướng của đất nước do nghị quyết của đảng quyết định
Thủ tướng là người đứng đầu các bộ ,trực tiếp đưa ra ý kiến chỉ đạo các bộ trưởng,
Chủ tịch quốc hội là ng đứng đầu quốc hội, trực tiếp điều hành các phiên họp quốc hội hằng năm, trong phiên họp đó các bộ trưởng phải trả lời chất vấn của các cử tri
Chủ tịch nước thì đứng đầu về nhà nước , chủ yếu thì ngoại giao, tiếp khách đối nội đối ngoại , rồi khen thưởng , hoặc ân xá cho tù nhân
 
Chào các bác, các bác cho e hỏi chút là e thấy nước mình có nhiều chức vụ quá mà ko hiểu vai trò của họ lắm, ví dụ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng... Vậy ai quản lý ai, và ai là người có quyền lực cao nhất. E nghe người ta nói bí thư thành ủy Hà Nội còn to hơn cả phó thủ tướng, cái này có đúng ko các bác. Ai biết rõ mong giải đáp giúp e với.
Nó chia ra nhiều lắm,mỗi một cơ quan quản lý 1 cái,vd tổng bí thư là người quản lý về đường lối chính sách của đảng,còn thủ tướng là về kinh tế,thủ tướng quản lý tất cả các bộ như là công thương,nông nghiệp,y tế...., còn chuyện bí thư Hà nội to hơn phó thủ tướng có cái đúng có cái sai,vì bí thư Hà nội và tphcm đều là ủy viên bộ chính trị,thì có thể nói to hơn phó thủ tướng vũ Đức đam,vì ông đam k phải là ủy viên bộ chính trị,còn k thể to hơn phó thủ tướng trương hoà bình được,ông bình là ủy viên bộ chính trị.
 
Theo e tìm hiểu với đọc bình luận của các bác thì Tổng Bí Thư là to nhất rồi nhỉ.
Thế còn bí thư thành uỷ Hà Nội to hơn cả phó thủ tướng thì có đúng ko các bác?
 
Chào các bác, các bác cho e hỏi chút là e thấy nước mình có nhiều chức vụ quá mà ko hiểu vai trò của họ lắm, ví dụ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng... Vậy ai quản lý ai, và ai là người có quyền lực cao nhất. E nghe người ta nói bí thư thành ủy Hà Nội còn to hơn cả phó thủ tướng, cái này có đúng ko các bác. Ai biết rõ mong giải đáp giúp e với.
Ở mình Đảng lãnh đạo toàn diện. Bí thư Hà Nội là UVBCT. Phó thủ tướng thường là UVTW. Bé hơn là đúng.
 
1. Tổng bí thư đứng đầu Đảng là lực lượng lãnh đạo chính trị. Không có đối thủ.
2. Thủ tướng điều hành các bộ ban ngành. Hoàn thành nghĩa vụ chính trị kinh tế quân sự mà nhà nước đảng nhân dân giao phó. Quốc hội sẽ giám sát thông qua các phiên họp thường niên xem thủ tướng điều hành ra sao.
3. Chủ tịch quốc hội là nơi đc coi đại diện cử tri cả nước, thông qua các luật và hiến pháp. Giám sát thường xuyên chính phủ qua các phiên họp, các ban tiểu ban chuyên trách.
4. Chủ tịch nước: mỗi xã hội vận hành cần có khái niệm đại diện nhà nước. Chủ tịch là ng đứng đầu nhà nước. Mày hay thấy phong tướng rồi bổ nhiệm vị trí quan trọng là chủ tịch nước bổ nhiệm.
5. Ngoài ra còn toà án, viện kiểm sát, ngân hàng nhà nước. Rồi chủ tịch thành phố trung ương như thủ đô hà nội, tp HCM là những chức danh quan trọng của hệ thống chính trị việt nam.
 
Theo e tìm hiểu với đọc bình luận của các bác thì Tổng Bí Thư là to nhất rồi nhỉ.
Thế còn bí thư thành uỷ Hà Nội to hơn cả phó thủ tướng thì có đúng ko các bác?
Tập cận bình là chủ tịch nước kiêm bí thư tàu đc gọi Tập hoàng đế đó. Anh to thứ 2 ai dám nhận số 1.
 
Tổng bí thư là Chủ tịch HĐQT, ra chủ trương.
Chủ tịch nước - là người đại diện, đứng tên Công ty.
Thủ tướng - là CEO, thực hiện chủ trương, điều hành công ty.

Từ Trung ương, đến Tỉnh,TP trực thuộc TW đến QUận/Huyện và Phường/Xã đều theo phân cấp như trên.

Chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của nhà nước
 
Muốn biết ai to hơn ai phải căn cứ vào quy định!

- Tại điều 4 Hiến pháp, quy định rõ "... Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Mà Nhà nước lại gồm Quốc hội, Chính phủ, Toà án NDTC, VKSND Tối cao và các cơ quan tương tự cấp dưới. Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CSVN là người giữ vai trò cao nhất, lãnh đạo Đảng (đọc Điều lệ Đảng) nên chắc chắn là cao nhất (chức vụ to nhất)!

- 3 vị trí còn lại:
+ Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước (cụ thể điều 86 Hiến pháp 2013), có quyền đề nghị bầu, miễn nhiệm Thủ tướng, các Phó thủ tướng v.v... do đó có vị trí thứ hai (chức vụ to thứ hai).
+ Chủ tịch QH là chủ toạ các kỳ họp QH, có vị trí thứ 3 (chức vụ thứ 3).
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, QH bầu ra dựa trên đề nghị của Chủ tịch nước! Có chức vụ thứ 4.

Tất cả 4 vị trí đều được bầu ra trong số các UV BCT, trong đó 3 vị trí thứ 3 đều bắt buộc là Đại biểu QH!

- Về vị trí Bí thư Thành uỷ HN, thường là 01 trong số các UV BCT! Để so sánh với Phó thủ tướng thì phải căn cứ vào chức vụ Đảng và hệ số lương theo chức vụ! Vì sao? Vì PTT là chức danh Nhà nước, Bí thư là chức danh Đảng!
Cụ thể: Bí thư HN là UV BCT hệ số lương 11,1 và 11,7. Nếu PTT là UV BCT thì tương đương (hệ số 11,1 và 11,7. Nếu PTT k là UV BCT thì hệ số lương chỉ 10,7 và 11,0 do đó về chức vụ rõ ràng thấp hơn (UV BCT to hơn UV TƯ).
Thân ái! Tôi viết bằng đt nên hơi lủng củng!
TBT là to nhất mà sao đi thăm thú các nước khác lại phải mời ô CTN đi nhỉ. K lẽ tbt có tiếng mà k có miếng nên h hợp nhất lại. Ô có thể nói khái quát giữa 2 vị trí này k.
 
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì chủ tạch nước to nhất vì đứng đầu nhà nước, nhưng ở vn thì đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện nên tbt to nhất
Anh đọc lại LLC về Nhà nc và PL nhé.
 
Theo thuyết Tam quyền phân lập cứ chia thành 3 nhánh quyền lực kiềm chế đối trọng lẫn nhau: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ba nhánh này hoạt động song song độc lập đối tròn kiềm chế quyền lực.. Đó là sơ qua về thuyết Tam Quyền Phân lực ( lập) của Mông Tét Uy Ơ =))))))))
Thực tiễn ở VN: Theo Hiến Pháp 2013 VN ko theo thuyết này vì chúng ta xây dựng chế độ NN Pháp quyền xhcn chứ k phải tư bản chủ nghĩa. Do đó vẫn tồn tại ba cột trụ này nhưng do là nước Đơn đảng ( Đảng CSVN) nên quyền lập pháp của QH được ưu ái hơn. ( TBT)
Xét thực tiễn ai là người quyền lực và gần dan nhất=> Theo quan điểm bản thân em thực quyền cao nhất là Thủ tướng CP. Các cơ quan hành chính nn là phía dưới của chính phủ hết a ạ.
Chủ tịch nc mang tính chất hoa khôi hoa hậu thôi. Nếu anh tìm hiểu kĩ sẽ hiểu ý em
Kính hội mong nhận được góp ý.
 
Theo thuyết Tam quyền phân lập cứ chia thành 3 nhánh quyền lực kiềm chế đối trọng lẫn nhau: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ba nhánh này hoạt động song song độc lập đối tròn kiềm chế quyền lực.. Đó là sơ qua về thuyết Tam Quyền Phân lực ( lập) của Mông Tét Uy Ơ =))))))))
Thực tiễn ở VN: Theo Hiến Pháp 2013 VN ko theo thuyết này vì chúng ta xây dựng chế độ NN Pháp quyền xhcn chứ k phải tư bản chủ nghĩa. Do đó vẫn tồn tại ba cột trụ này nhưng do là nước Đơn đảng ( Đảng CSVN) nên quyền lập pháp của QH được ưu ái hơn. ( TBT)
Xét thực tiễn ai là người quyền lực và gần dan nhất=> Theo quan điểm bản thân em thực quyền cao nhất là Thủ tướng CP. Các cơ quan hành chính nn là phía dưới của chính phủ hết a ạ.
Chủ tịch nc mang tính chất hoa khôi hoa hậu thôi. Nếu anh tìm hiểu kĩ sẽ hiểu ý em
Kính hội mong nhận được góp ý.
Học thêm nữa đi em gái, học tập theo cán bộ @nghean để biết cơ cấu tổ chức thế nào nhóe
 
Học thêm nữa đi em gái, học tập theo cán bộ @nghean để biết cơ cấu tổ chức thế nào nhóe
Xét từ Lí Luận và Thực tiễn là khác nhau mà anh. Chủ thớt e chưa rõ hỏi dưới góc độ nào :)))
Còn em có những tìm hiểu nhất định ( tuy nhiên do hạn chế nhận thức) nhưng em cũng có quan điểm và suy nghĩ riêng.
Em vẫn luôn cho rằng tre già măng mọc thế hệ trước giỏi và giúp đỡ định hướng chứ k vùi dập tụi trẻ chúng em là cơ hội cho chúng em phát triển.
Còn em ko phát biểu bừa. Nếu anh đã từng đọc Học thuyết này và các môn học về NN và PL như em thì có thể anh sẽ biết em ko hề chém bừa.
Cảm ơn đóng góp của anh và em cmt ở đay để được học hỏi ạ
 
Tư Pháp VN vẫn bị kìm kẹp khá nhiều. Hiến Pháp 46 chia phân cấp xét xử theo thẩm quyền xét xử ( phúc sơ ) nhưng sau đó các bản sau chia theo địa giới hành chính ( phụ thuộc vào chính phủ) tức là bị sự can thiệp mạnh mẽ từ cơ quan hành chính NN.
Tới tận HP 2013 mới thực sự trở về sự độc lập. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sự nhúng tay quá rộng của Chính phủ và cơ quan theo địa giới hành chính. Do đó em thấy thực tế Tòa và VKS chưa thực sự có được vị thế mình đang có nên cuộc đua mà anh tìm câu tl e xin loại 2 vị này.
 
Chào các bác, các bác cho e hỏi chút là e thấy nước mình có nhiều chức vụ quá mà ko hiểu vai trò của họ lắm, ví dụ như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng... Vậy ai quản lý ai, và ai là người có quyền lực cao nhất. E nghe người ta nói bí thư thành ủy Hà Nội còn to hơn cả phó thủ tướng, cái này có đúng ko các bác. Ai biết rõ mong giải đáp giúp e với.
Đúng rồi. Bí thư thành uỷ và ptt đều là uvbct thì sẽ như nhau. Mỗi người to ở mỗi mảng phụ trách khác nhau. Nhưng dân ngu cu đen to nhất
 
Xét từ Lí Luận và Thực tiễn là khác nhau mà anh. Chủ thớt e chưa rõ hỏi dưới góc độ nào :)))
Còn em có những tìm hiểu nhất định ( tuy nhiên do hạn chế nhận thức) nhưng em cũng có quan điểm và suy nghĩ riêng.
Em vẫn luôn cho rằng tre già măng mọc thế hệ trước giỏi và giúp đỡ định hướng chứ k vùi dập tụi trẻ chúng em là cơ hội cho chúng em phát triển.
Còn em ko phát biểu bừa. Nếu anh đã từng đọc Học thuyết này và các môn học về NN và PL như em thì có thể anh sẽ biết em ko hề chém bừa.
Cảm ơn đóng góp của anh và em cmt ở đay để được học hỏi ạ
Thế thì em phải phân biệt đc mấy cái nation, state, people rồi mới tiếp tục mổ sẻ cái state (nhà nước) nhóe. Cái tam quyền phân lập là ný thuyết của mấy trăm năm trước rồi và giờ nó khá là hạn chế ở thời hiện đại khi toàn cầu hóa, ranh giới các quốc gia đang dần bị xóa nhòa và luật chơi bây giờ mang tính luật pháp cuốc tế, công dân toàn cầu :)
 

Có thể bạn quan tâm

Top